Giáo án môn Ngữ văn 6 - Ếch ngồi đáy giếng

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

Truyện ngụ ngôn

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Hiểu được nội dung định nghĩa truyện ngụ ngôn.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện.

- Biết liên hệ vào những tình huống, hòa cảnh thực tế phù hợp.

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn

- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

- Kể lại được truyện

3. Thái độ

- Nhận thức được tác hại của việc chủ quan, kiêu ngạo.

- Có thái độ học tập nghiêm túc và yêu thích bài học.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, đồ dùng dạy học.

2. Học sinh: SGK, vỡ học, vỡ soạn

III. Tiến trình dạy học

 

docx 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Ếch ngồi đáy giếng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Tiết
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Truyện ngụ ngôn
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức:
Hiểu được nội dung định nghĩa truyện ngụ ngôn.
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện.
 Biết liên hệ vào những tình huống, hòa cảnh thực tế phù hợp.
Kỹ năng
Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn
Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
Kể lại được truyện
Thái độ
Nhận thức được tác hại của việc chủ quan, kiêu ngạo.
Có thái độ học tập nghiêm túc và yêu thích bài học.
Chuẩn bị
Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, đồ dùng dạy học.
Học sinh: SGK, vỡ học, vỡ soạn
Tiến trình dạy học
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” ?
Gợi ý: 
Ca ngợi lòng biết ơn đối với người nhân hậu
Nêu bài học đích đáng cho kẻ tham lam, bội bạc.
Giới hiệu bài mới
Nhân dân ta có câu thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng” đây là câu thành ngữ có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống con người. Vậy cụ thể nguồn gốc câu thành ngữ này xuất phát từ đâu, ý nghĩa sâu xa của nó như thế nào qua đó tác giả dân gian muốn gửi gắm điều gì với người đọc. Và hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu truyện ngụ ngôn “Éch ngồi đáy giếng".
Bài mới
Hoạt đông giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung lưu bảng
Hoạt đông 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện Ngụ ngôn.
? Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc phần chú thích ?
? Em hiểu thế nào là ngụ ngôn ?
Giảng: 
 + Ngụ : hàm chứa kín đáo
 + Ngôn : lời nói
? Như vậy em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn?
? Theo em, mục đích của các câu truyện ngu ngôn là gì?
? Em hãy kể một số câu truyện ngụ ngôn mà em được biết?
? Gọi một em hs đọc văn bản sgk?
GV Nhận xét các đọc của hs.
? Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy
? Nhân vật chính được kể là ai?
? Gọi hs kể lại truyện.
? Theo em văn bản này được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
Hoạt đông 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
Gọi học sinh đọc đọc phần 1 sgk?
? Câu văn nào giới thiệu nhân vật, vừa giới thiệu không gian sống? Em nhận xét không gian đó như thế nào?
? Trong cuộc sống ấy ếch đã có những suy nghĩ gì?
? Theo em vì sao ếch lại có những suy nghĩ đó?
? Vậy em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống của ếch?
? Chính bởi sống trong không gian chật hẹp nhỏ bé nên không nhận thức được cuộc sống bên ngoài đã làm cho ếch có những ngộ nhận về bản thân về thế giới bên ngoài cũng như tạo thái độ không tốt. Vậy em có nhận xét gì về nhận thức và thái độ của ếch?
? Từ những nội dung được học em có nhận xét môi trường sống có có ảnh hưởng đến nhận thức của con người?
? Câu truyện được tiếp diễn với sự kiện gì?
? Vậy ếch ra khỏi giếng là yếu tố khách quan hay chủ quan của ếch?
? Không gian bên ngoài có gì thay đổi so với cuộc sống trong giếng?
? Khi ra khỏi giếng ếch có thái độ như thế nào? Vì sao ếch lại có thái độ đó?
? Thái độ nghênh ngang và nhân nháo của ếch đã dẫn đến hậu quả gì? 
? Từ hậu quả mà ếch nhận lấy do nghênh ngang và nhân nháo em rút ra bài học gì cho mình?
? Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm nêu lên bài học gì?
Hoạt động 3 hướng dẫn học sinh khái quát nội dung bài học
? Em có nhận xét cách xây dựng nhân vật của tác gải dân gian? Gần gũi hay xa lạ? 
? Tác giả đã mượn truyện ai để khuyên răn con người?
? Em có nhận xét gì về tình huống truyện? 
? Qua truyện “ếch ngồi đáy giếng” với những nghệ thuật đặc sắc đã góp phần làm nổi bật ý nghĩa của truyện. Vậy truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” có ý nghĩa gì?
? Gọi 1 hs đọc phần ghi nhớ.
Một học sinh đọc phần chú thích.
Học sinh trả lời
Hs trả lời : Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần
Hs: Trả lời
Hs: Thầy bói xem voi, thỏ và rùa, con cáo và chùm nho
Hs: Học sinh đọc
Hs: Ngôi thứ 3.
Hs: Nhân vật chính là “Ếch”.
Hs: kể
Hs: Chia làm 2 phần
+ từ đầu -> chúa tể (sự chủ quan kêu ngạo của ếch.
+ còn lại( kết quả của ếch).
Hs đọc đoạn đầu
Hs trả lời
HS: Bầu trời nhỏ bé bằng vung, nó thì như vị chúa tể.
HS: sống lâu trong giếng chỉ thấy bầu trời qua miệng giếng.
Trong giếng chỉ có các loài nhỏ bé, khi kêu tiếng vang vọng khiến các loài đó sợ.
HS: chật hẹp.
HS trả lời.
HS: môi trường hạn hẹp ảnh hưởng đến nhận thức.
Hs: sự kiện trời mưa đưa ếch ra ngoài.
Hs: Yếu tố khách quan. Do trời mưa
Hs rộng lớn hớn.
Hs: thái độ ngông nghênh không coi ai ra gì?
Hs: Bị trâu giẫm bẹp.
Hs: không được kiêu ngạo không xem ai ra gì.
Hs trả lời
Hs: gần gũi với cuộc sống quanh ta.
Hs: Mượn truyện Ếch để nói.
Hs: hài hước, bất ngờ.
Hs: trả lời
Hs đọc phần ghi nhớ
Tìm hiểu chung
Khái niệm truyện ngụ ngôn
Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần
Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
Thầy bói xem voi; Chuyện bó đũa; Đeo nhạc cho mèo; Chân, tay, tai, mắt, miệng; Thỏ và rùa; Con cáo và chùm nho; Chó sói và cừu non.
Đọc - Kể
Bố cục: Hai phần
+ P1: Từ đầu đến chúa tể: Kể về sự chủ quan, kiêu ngạo của ếch.
+ P2: Còn lại: Kể về kết quả của sự chủ quan, kiêu ngạo của ếch.
Tìm hiểu văn bản
Ếch khi ở trong giếng
Hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp.
Thiếu hiểu biết, nhận thức nông cạn, hạn hẹp nhưng huênh hoang, chủ quan, kêu ngạo.
Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh.
Ếch khi ra khỏi giếng
Nguyên nhân khách quan: trời mưa nước dâng à đưa Ếch ra khỏi giếng.
Môi trường thay đổi: rộng lớn, mới, lạ.
Thái độ: nhân nháo, nghênh ngang
Bị trâu giẫm bẹp.
èKhông được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác bởi những kẻ đó sẽ phải trả giá đắt, có khi bằng cả mạng sống.
Bài học
 Phải biết được hạn chế của mình và phải mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tổng kết
Nghệ thuật
Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
Mượn truyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.
Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.
Ý nghĩa
Phê phán những hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang.
Khuyên nhủ người ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan kiêu ngạo.
Ghi nhớ: SGK
Củng cố 
Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Lấy ví dụ một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.
Yêu câu các em kể lại truyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
Hướng dẫn tự học
Về nhà học bài vở ghi + SGK.
Soạn bài : Thầy bói xem voi.

Tài liệu đính kèm:

  • docxEch ngoi day gieng Ngu van 6 Bai 10_12188526.docx