Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 29: Văn bản: Quan âm thị kính

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức giúp HS:

- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống.

- Tóm tắt được nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính, nắm được nội dung,ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật ( mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động, nhân vật, )của trích đoạn nỗi oan hai chồng.

2. Kĩ năng

- Tóm tắt, phân tích được kịch tính của nhân vật chính trong mâu thuẫn kịch của đoạn trích Nỗi oan hại chồng

- Nhận biết được đâu là những hành động độc ác vô nhân đạo của nhân vật Sùng bà

 

docx 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 29: Văn bản: Quan âm thị kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Duyệt của BGH
 Tuần:33
Ngày soạn:20/04/2015	
Ngày dạy:23/04/2015
CHỦ ĐỀ: KỊCH
TIẾT 42/ BÀI 29/VĂN BẢN: QUAN ÂM THỊ KÍNH
 (Trích: Nỗi oan hại chồng)
A.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức giúp HS:
- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống.
- Tóm tắt được nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính, nắm được nội dung,ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật ( mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động, nhân vật,)của trích đoạn nỗi oan hai chồng.
2. Kĩ năng
- Tóm tắt, phân tích được kịch tính của nhân vật chính trong mâu thuẫn kịch của đoạn trích Nỗi oan hại chồng
- Nhận biết được đâu là những hành động độc ác vô nhân đạo của nhân vật Sùng bà
3. Thái độ
- Yêu thích tìm hiểu chèo, trích đoạn chèo dân gian
- Yêu thích loại hình nghệ thuật dân gian
- Biết cảm thương, chia sẻ với những người có hoàn cảnh bất hạnh trong xã hội.
4. Phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo tự quản lý, giao tiếp hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ.
5. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
B. Chuẩn bị
- GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ
- Hs: SGK, vở ghi, soạn bài
C.Tiến trình bài dạy
HĐ 1.1. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là chèo? Trong vở chèo Quan Âm thị Kính có mấy cảnh?
HĐ 2. 2. Bài mới
 Nhà thơ Nguyễn Du đã từng viết “ Đau đớn thay phận đàn bà
 Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Thúy Kiều đã phải gánh chịu cuộc đời nhiều sóng gió, lận đận, bất hạnh, còn nhân vật Thị Kính trong vở chèo daan gian Quan Âm Thị Kính cũng phải gánh chịu một nỗi oan ức rất lớn không thể giải thích được cùng ai. Vậy nỗi oan ấy là gì và bắt nguồn từ đâu, thì hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ 3
GV: Ở đầu đoạn trích khung cảnh gia đình yên ấm, êm đềm hiện lên cảnh chồng ngồi đọc sách dùi mài kinh sử chờ hội vân long vân, nàng thì khâu áo, quạt cho chồng. Khung cảnh đó cũng là ước mơ của người dân xưa về một gia đình hạnh phúc.
? Qua cử chỉ và lời nói của Thị Kính, em có nhận xét như thế nào về nhân vật này?
? Việc nàng cầm dao xén đi chiếc râu của Thiện Sĩ có mục đích như thế nào?
- Xuất phát từ tình yêu thương
GV: Tưởng chừng việc làm đầy tình yêu thương lo lắng cho chồng như vậy nhưng chính việc làm ngẫu nhiên ấy lại mở đầu và bắt nguồn cho mâu thuẫn xảy ra của vở chèo, với nỗi oan mà nàng không bày tỏ được cùng ai?
? Đó là một nỗi oan gì?
- Nàng bị chồng, mẹ chồng nghi ngờ có ý hại chồng.
? Trong đoạn trích đã mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với những ai? Kể rõ lại?
- Lần 1: Kêu với mẹ chồng “ Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi !”
- Lần 2: Kêu với mẹ chồng “ Oan cho con lắm mẹ ơi!” 
- Lần 3: Kêu với chồng “ Oan cho thiếp lắm chàng ơi” 
- Lần 4: Kêu với cha đẻ “ Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!” được sự cảm thông nhưng cha bất lực đau khổ
? Qua 3 lần kêu oan với mẹ chồng thái độ của mẹ chồng ra sao?
- Mẹ chồng càng vu thêm tội, càng xỉ vả, đẩy ngã Thị Kính
GV: Trong 3 lần kêu oan với mẹ chồng, Thị Kính chẳng được mẹ thông cảm và thấu hiểu cho mà nàng càng bị mẹ xỉ vả, lăng mạ nhiều hơn, còn người chồng đầu ấp tay gối với Thị Kính tưởng sẽ cảm thông và thấu hiểu cho tấm chân tình của nàng nhưng khi nàng kêu oan cùng chồng thì nàng nhận lại được sự thờ ơ lạnh lùng vô cảm. 
? Trong năm lần kêu oan này thì lần nào nàng mới nhận được sự cảm thông đây? 
- Đấy là khi nàng kêu oan cùng với người cha của mình.
? Tại sao người cha Thị Kính thấu hiểu nỗi oan của con mà cha lại không lên tiếng giúp con?
- “ Oan cho con lắm àkêu ai”
- Vì cha là người nông dân nghèo, sống lương thiện tiếng nói của người cha không được xem trọng có đi kiện thì cũng chỉ là “ con kiến kiện củ khoai” mà thôi
- Qua đây ta thấy rõ được xã hội phong kiến đầy bất công oan trái với sự phân biệt đẳng cấp xã hội rất lớn. Công lí thuộc về tay những kẻ giàu có và có quyền lực đó chính là gia đình Sùng bà
GV: Sùng ông, Sùng bà đã lập mưa để lừa Mãng ông sang nhận con gái về và đây là những xung đột cao nhất của vở kịch
? Các em sẽ hình dung tâm trạng Thị Kính như thế nào khi Sùng ông Sùng bà lừa Mãng ông sang nhận con về?
- Thị Kính chắc đau đớn, xót xa lắm khi thấy người cha bị coi thường, thân phận nàng bất hạnh, oan trái, bẽ bàng lẻ loi đau khổ vì bị gia đình chồng khinh bỉ, hành hạ.
? Từ đó em nhận xét ra sao về than phận Thị Kính?
GV: Có lẽ khi lấy chồng thì chẳng ai mong muốn mình sẽ có ngày quay về nhà cha mẹ làm cho cha mẹ phải đau khổ chịu những lời ong tiếng ve. Phải chăng nỗi oan mà Thị Kính đang phải chịu ấy đau đớn một thì nỗi đau để cho cha mẹ tủi nhục ê chề còn đau đớn hơn gấp nhiều lần
GV: Trước khi rời khỏi nhà chồng Thị Kính đã dừng lại than thở nhìn mọi thứ từ cái kỉ đến sách thúng khâu và cầm chiếc áo đang khâu dở bóp chặt trong tay chúng là bằng chứng tình yêu long thủy chung, niềm tin của người vợ, giờ bị coi là dấu hiệu về sự thống tiết và hát sử rầu giúp ta hiểu gì về tâm trạng của Thị Kính?
? Trước tâm trạng bơ vơ ấy nàng đã có quyết định gì và ý nghĩa của việc làm đó?
? Việc đi tu có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi nỗi đau trong xã hội cũ không?( Thảo luận nhóm, nhóm như hôm trước cô đã chia) 2 phút
GV: Thu kết quả các nhóm thảo luận chọn đáp án đúng
- Không giúp nàng thoát khỏi nỗi đau vì đây là cách mà nàng trốn tránh hiện tại đang đầy đau khổ mà là con đường của những cuộc đời bất hạnh không tìm được lối thoát và tìm đến nương nhờ cửa Phật.
- Có thoát khỏi đau khổ vì nàng tìm thấy sự bình an trong tâm hồn và không bị lời mỉa mai chì chiết của người đời
? Qua phân tích trên em có nhận xét gì về phẩm chất thân phận của Thị Kính?
GV: Thị Kính không dứng lên để đấu tranh trực diện với cái xấu, nàng thiếu cái bản lĩnh của một cô Tấm, Thị Kính không có đủ nghị lực để tự chống chọi với những oan trái bất công  và có lẽ cũng do xã hội phong kiến ngặt nghèo khiến nàng đầu hàng số phận bằng sự cam chịu nhẫn nhịn nương nhờ cửa Phật. Việc nương nhờ cửa Phật ấy càng thể hiện sự bế tắc của nàng: khúât phục cam chịu hoàn cảnh bằng sự chịu đựng nhẫn nhục.
GV: Xã hội phong kiến đầy rẫy bất công oan trái với những người dân nghèo không có địa vị quyền chức Thị Kính chỉ là một trong rất nhiều người phụ nữ trong xã hội phong kiến ấy phải chịu oan khuất.Họ mang đầy đủ phẩm chất tốt đẹp họ một lòng thủy chung son sắt yêu thương gia đình nhưng họ lại không có quyền hành gì trong gia đình, đó là than phận chung mà ca dao thường nói
 “ Thân em như trái bần trôi
Gió dập song dồi biết tấp vào đâu”
“ Thân em như hạt mưa xa
Hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày”
GV: Nhân vật Sùng bà thuộc nhân vật nữ lệch mụ ác đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến chúng ta cùng tìm hiểu để biết rõ về nhân vật này.
? Hãy liệt kê hành động và ngôn ngữ của Sùng bà? Qua đó em có nhận xét gì?
- Hành động: Dúi đầu Thị Kính, bắt ngửa mặt lên, dúi tay đẩy ngã Thị Kính
- Lời nói “Giống nhà bà đây giống phượng giống công
 Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ”
- Là người cậy giàu có coi thường, khinh bỉ kẻ nghèo cò không phân biệt đúng sai
- Một kẻ cậy thế giàu sang
- Đây không còn là mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu nữa
? Qua đây em thấy Sùng bà là người như thế nào?
GV: Sùng bà chưa tìm hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện mà đã lấn át đi một mực không cho Thị Kính kêu oan lấy quyền chức của một người giàu có để kết án để mà vu oan để mà đay nghiến con dâu người nghèo hèn
? Qua đoạn trích em có nhận xét gì về nhân vật Thiện Sĩ, Sùng ông, Mãng ông?
GV: Thật đáng thương cho những người nghèo khó trong xã hội phong kiến, nghèo ở đây cũng là một cái tội. Nhưng có ai mong muốn mình nghèo hèn để rồi bị thông gia coi thường như Mãng ông đâu,biết con chịu oan thương con nhưng rồi cha cũng bất lực nhìn con trong nước mắt tủi hờn.
HĐ 4
? Đoạn trích trên có những nghệ thuật gì đặc sắc?
? Tình huống gây kịch tính trong vở chèo này là gì?
- Việc Thị Kính cầm dao xén cái râu mọc ngược trên cằm chồng, nàng kêu oan nhưng không được mẹ chồng thấu hiểu cho.
? Nghệ thuật ấy đã làm nổi bật nên nội dung ý nghĩa gì của vở chèo nói chung và trích đoạn nói riêng ?
HS: Trả lời
GV: Nội dung của bài học được khái quát bằng ghi nhớ SGK
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ
HĐ 5
GV: Gọi hs đọc nộ dung yêu cầu bài tập 2
? Bài tập 2 này có mấy yêu cầu đó là những yêu cầu gì?
- Có 2 yêu cầu là nêu chủ đề của đoạn trích và giải thích về thành ngữ Oan Thị Kính
HS: Trả lời- GV :Nhận xét
I.Giới thiệu văn bản
II.Đọc- hiểu văn bản 
1.Nhân vật Thị Kính
- Cử chỉ ân cần, dịu dàng thể hiện sự quan tâm, lo lắng, yêu thương 
chồng
- Năm lần Thị Kính kêu oan trong đó 3 lần kêu oan với mẹ chồng, 1 lần kêu oan với chồng và 1 lần kêu oan với bố đẻ
- Thân phận nàng bất hạnh, oan trái, bẽ bàng lẻ loi đau khổ vì bị gia đình chồng khinh bỉ, hành hạ.
- Tâm trạng bơ vơ, đau khổ tột cùng vì hạnh phúc tan vỡ đang dứng trước sự giằng xé không biết đi đâu về đâu
- Nàng đã đi tu mong ước ở đời tỏ rõ con người đoan chính
- Phẩm chất luôn yêu thương, thủy chung son sắ, chịu nỗi oan bi thảm, thân phận bất hạnh bế tắc.
2. Nhân vật Sùng bà
- Hành động độc ác, tàn bạo 
- Lời lẽ khoe khoang về gia đình mình phân biệt, khinh bỉ đay nghiến người nghèo
3. Các nhân vật khác
- Thiện Sĩ: Nhu nhược, đớn hèn không biết đứng ra để bảo vệ hạnh phúc
- Sùng ông: Là người a dua, bị vợ sai khiến đối xử tàn bạo với thông gia
- Mãng ông: Hiền lành, chân thật, thương con nhưng bất lực
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Tạo tình huống gây kịch tính bất ngờ, xung đột kịch tăng lên dồn dập
- Xây dựng tính cách nhân vật độc đáo
2. Nội dung
* Ghi nhớ: SGK/121
VI. Luyện tập
1.Bài tập 2/SGK/121
- Chủ đề của đoạn trích là: Thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và sự đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.
- Thành ngữ “Oan Thị Kính” là nỗi oan qua mức cùng cực không thể nào sáng tỏ được.
HĐ 6: 4. Củng cố và dặn dò
- GV: Qua bài học này thì các em có cảm nhận ra sao về số phận người phụ nữ xưa? số phận người phụ nữ trong xã hội cũ thật đáng thương, họ không chỉ đẹp về hình dáng mà còn đẹp cả về tâm hồn nhưng họ lại không được hưởng cuộc sống yên ấm, hạnh phúc.Chúng ta cần lên án phê phán bài trừ chế độ lạc hậu trong xã hội cũ đầy bất công này, mỗi người chúng ta phải biết trân trọng đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ, biết lắng nghe cảm thông chia sẻ những cuộc đời bất hạnh nhiều hơn nữa
- Về nhà các em tóm tắt vở chèo và học phần ghi nhớ
D. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_29_Quan_Am_Thi_Kinh.docx