Giáo án Ngữ văn 7 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

A - KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Nắm được khái niệm câu chủ động, bị động.

- Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành bị động.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu chủ động và câu bị động linh hoạt trong nói và viết.

3. Thái độ học sinh:

- Giúp học sinh hoàn thiện kĩ năng sử dụng hiểu câu chủ động, bị động.

- Học sinh ý thức được và cách sử dụng, ứng dụng câu chủ động, bị động trong câu văn bản và giao tiếp.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3372Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người dạy: Ca Huỳnh Thanh Hiếu
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Bài 23 - Tiết 102
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
A - KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm câu chủ động, bị động.
- Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành bị động.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu chủ động và câu bị động linh hoạt trong nói và viết.
3. Thái độ học sinh:
- Giúp học sinh hoàn thiện kĩ năng sử dụng hiểu câu chủ động, bị động.
- Học sinh ý thức được và cách sử dụng, ứng dụng câu chủ động, bị động trong câu văn bản và giao tiếp.
B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: SGK + giáo án + sách tham khảo + bảng phụ.
2. Học sinh: SGK + bài soạn
C - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Vào bài mới:
Trong Tiếng Việt có rất nhiều kiểu câu, loại câu và cách chuyển đổi chúng. Trong đó có câu chủ động, bị động. Vậy thế nào là câu chủ động, bị động. Mục đích chuyển đổi câu chủ động sang bị động là gì. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài " chuyển đổi câu chủ động thành bị động".
Hoạt động của Thầy và Trò
Hoạt động 1: Bài học.
Ví dụ:
Mọi người yêu mến em.
Em được mọi người yêu mến.
Ví dụ a: Mọi người yêu mến em.
? Hãy xác định chủ ngữ có trong câu ?
? Ở câu a, chủ ngữ chỉ người thực hiện hoạt động gì ? Và hướng đến ai ? 
 Mọi người / yêu mến em.
	 CN	VN
Chủ ngữ chỉ người ( Mọi người) thực hiện hoạt động “yêu mên”, hướng đến đối tượng là “ em “.
Xét ví dụ a: 
Mọi người yêu mến em.
Thực hiện hoạt động
Mọi người	 em
CN ( người/ vật)	Người/ vật khác
Chủ thể (hoạt động) Câu a là câu chủ động. 
? Vậy từ đó hãy cho biết thế nào là câu chủ động ?
Giáo viên chốt câu trả lời.
 Ví dụ b. Em được mọi người yêu mến.
? Hãy xác định chủ ngữ có trong câu ?
? Ở câu b, chủ ngữ chỉ người ( Em ) có thực hiện hoạt động nào không ?
Không .
? Vậy ở câu b, chủ ngữ chỉ người ( Em ) được hoạt động của ai hướng đến ? 
Em/ được mọi người yêu mến.
	CN	VN
Chủ ngữ chỉ người ( Em ) được hoạt động 
“ yêu mến” của người khác ( mọi người ) hướng đến
Xét ví dụ b: 
Em được mọi người yêu mến.
Được hoặc bị
 Em 	mọi người.
hoạt động khác hướng vào
CN ( Người/vật) người, vật khác
Đối tượng (hoạt động) 	câu b là câu bi động.
Gọi học sinh nêu lên một số ví dụ về câu chủ động, bị động.
? Vậy cho biết thế nào là câu bị động ?
Giáo viên chốt câu trả lời.
? Hãy chọn một trong hai câu sau đề điền vào khoảng trống .... trong đoạn văn và giải thích vì sao em chọn câu đó ?
Mọi người yêu mến em.
Em được mọi người yêu mến.
“- Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
 Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay , tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.”
Gọi học sinh trả lời, giáo viên chốt đáp án.
Nên chọn đáp án b, có như vậy các câu trong đoạn văn sẽ liên kết tốt hơn.
Ta thấy câu trước đã nói về Thủy ( qua chủ ngữ là “Em tôi”). Vì vậy, câu sau cũng nên tiếp tục nói về thủy (qua chủ ngữ “ Em “). Như thế sẽ hợp logic và dễ hiểu hơn
 ? Nhận xét hai cách viết sau đây:
CÁCH 1	 CÁCH 2
Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Các sản phẩm này được khách hàng Châu Âu rất ưa chuộng.
Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Khách hàng ở Châu Âu rất ưa chuộng các sản phẩm này.
Nhận xét: Cách viết thứ 2 hay hơn vì việc sử dụng câu bị động đã góp phần tạo liên kết chủ đề theo kiểu ý nọ nối tiếp ý kia.
? Vậy mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động để làm gì ?
Hoạt động 2: Luyện tập.
Nội dung cần đạt
I/ Bài học.
Chuyển câu chủ động thành câu bị động.
Ví dụ: 
Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người/ vật thực hiện một hành động hướng vào người/ vật khác.
.
Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người/ vật được hoặc bị một hoạt động của người/vật khác hướng đến.
Ghi nhớ (sgk trang 57).
Lưu ý: Khi nhận diện cấu tạo câu bị động trong tiếng Việt thường có các từ bị, được . Tuy nhiên, có một sô câu bình thường vẫn chứa các từ bị, được( vì không đủ điều kiện “chủ thể” và “đối tượng” nên chúng chỉ là câu bình thường.
Ví dụ :
Cơm bị thiu.
 Nó được đi bơi.
Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Ví dụ:
Ghi nhớ:
- Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
 - Tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó.
Luyện tập. ( SGK trang 58)
Hoạt động III: Củng cố kiến thức:
- Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì?
- Lấy ví dụ về câu chủ động - bị động?
Hoạt động IV. Dặn dò:
- HS về học bài và làm bài tập: "Viết một đoạn văn 5 câu có sử dụng câu chủ động, bị động".
- Soạn bài "chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động" (tiếp theo).

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_23_Chuyen_doi_cau_chu_dong_thanh_cau_bi_dong.doc