Giáo án Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 9

A – CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ

I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Biết các loại lỗi về quan hệ từ và cách sửa lỗi.

 - Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Biết các loại lỗi thường gặp về quan hệ từ và cách sửa lỗi

- Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp

2. Kỹ năng:

- Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh

- Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ

- Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng quan hệ từ. phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân

- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ.(GDKNS)

 

doc 19 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1543Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.
(7) Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.
(8) Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.
Gợi ý: Các câu sai: (3), (5), (6), (8), có thể sửa như sau:
- Chúng ta phải sống thế nào để chan hoà với mọi người. (bỏ từ cho)
- Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình. (sửa lại cụm bản thân của mình)
- Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo. (bỏ từ của)
- Trời mà mưa thì con đường này sẽ rất trơn. (quan hệ từ giá chỉ dùng để biểu thị điều kiện thuận lợi).
Cho HS lên bảng thực hiện bảng kiến thức : Các lỗi thường gặp trong Quan hệ từ
 C¸c lçi th­êng gÆp trong quan hÖ tõ.
B- Hướng dẫn đọc thêm: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả Lí Bạch trong bài thơ.
 - Bước đầu biết nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Lí Bạch .
 - Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài 
 Lí Bạch. Qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ.
 - Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu bài thơ Đường qua bản dịch Tiếng Việt.
 - Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích luỹ vốn từ Hán Việt.
3. Thái độ: 
 - Trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường.
III – HÌNH THÀNH NĂNG LỰC
Đọc - hiểu văn bản
Cảm thụ cái hay cái đẹp của thơ Đường
IV – CHUẨN BỊ
1- Chuẩn bị của GV: - SGK, bài soạn, Soạn giáo án. 
- Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. 
- Có thể chép phần phiên âm và dịch thơ ra bảng phụ
2- Chuẩn bị của HS: - Đọc bài,soạn bài, tìm hiểu kiến thức về tác giả, so sánh đối chiếu với các bản thơ Đường đã học 
V – CÁC BƯỚC LÊN LỚP
Bước I – Ổn định tổ chức(1’)
Bước II – Kiểm tra bài cũ(5’)
Hướng dẫn đọc thêm văn bản: Xa ngắm thác núi Lư của Lý Bạch.
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề....
- Thời gian: 10’
- Kỹ thuật: động não, cá nhân
Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Chuẩn bị bài ở nhà, hãy nêu hiểu biết của em về tác giả?
- Nêu cách đọc bài thơ
- Đọc bài thơ?
- Tìm hiểu đặc điểm thể loại thơ? Số câu, số chữ, gieo vần?
- Đã học văn bản nào cùng thể loại? 
I.Đọc và chú thích
1- Tác giả
- Lý Bạch(701 – 762) nhà thơ nổi tiếng nhà Đường. Mệnh danh là Thi Tiên( Tiên thơ)
2 – Tác phẩm
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Bước 2: GV hướng dẫn HS cảm thụ những nét chính của văn bản
- Bài thơ miêu tả cảnh sắc núi Lư. Em phân tích bài thơ làm toát lên vẻ đẹp của nó?
- GV phân tích cho HS thấy một số từ ngữ trong quá trình phiên âm dịch nghĩa, dịch thơ đã mất đi cái hay, cái đẹp của câu thơ. (Phần phụ lục cuối bài soan)
- Những nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
- Cảm nghĩ của em về bài thơ?
Có người nói: Lí bạch là thơ rấy yêu thiên nhiên. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
II Tìm hiểu văn bản
1- Cảnh đẹp thác núi Lư nhìn từ xa 
-> Câu kể, miêu tả.
=> Cảnh tượng rực rỡ, lộng lẫy hùng vĩ, huyền ảo như thần thoại.
-> So sánh.=> Vẻ đẹp tráng lệ.
-> Miêu tả bằng động từ gợi cảm.
=> Tốc độ mạnh mẽ ghê gớm của dòng thác. -> Cảnh tượng mãnh liệt, kỳ ảo của thiên nhiên.
-> So sánh bằng cách phóng đại. Trí tưởng tượng phong phú.
=> Vẻ đẹp huyền ảo của thác nước.
2-Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư.
- Vọng( ngắm); Dao khan(xa,nhìn,trông.); Nghi(ngờ, tưởng)
-> Ý nghĩa thưởng ngoạn.
=>Tâm hồn nhạy cảm, thiết tha với những vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ của thiên nhiên. Tính cách mãnh liệt, hào phóng.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật: 
- Kết hợp tài tình giữa cái thực và cái ảo, Thể hiện cảm giác kì ảo. Sử dụng biện pháp so sánh phóng đại, liên tưởng, tưởng tượng phóng đại, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh.
2. Nội dung:
- Bài thơ khắc hoạ vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiênvà tâm hồn phóng khoáng bay bổng của nhà thơ.
Bước IV – Hướng dẫn về nhà(3’)
 1. Bài cũ
-Về nhà học thuộc lòng ghi nhớ , nắm cho được các lỗi thường gặp về quan hệ từ , nêu cách sữa lỗi đó . 
-Làm bài tập còn lại theo hướng dẫn của GV 
 2. Bài mới 
 b. Xem trước bài theo phân môn : “ Từ đồng nghĩa” 
	- Đọc trước văn bản 
	- Xác định từ đồng nghĩa và các loại từ đồng nghĩa 
	+ “Cách lập ý của bài văn biểu cảm”
	 - Đọc bài trước ở nhà
- Nắm cho được những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm 
- Trả lời các câu hỏi đề mục SGK trang 117 -120 
Phụ lục bổ sung phần: I - Đọc, chú thích
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(Vọng Lư sơn bộc bố)
Lí Bạch
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Lí Bạch (701 - 762), nhà thơ nổi tếng của Trung Quốc đời Đường, quê ở Cam Túc nhưng ngay từ khi mới năm tuổi ông đã theo gia đình về sống ở Tứ Xuyên. Vì thế, nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình. Lí Bạch từ nhỏ đã thích ngao du, mong lập nên công danh sự nghiệp, song đường quan nghiệp của ông có nhiều trắc trở.
Lí Bạch được mệnh danh là “tiên thơ”. Thơ ông thể hiện một tâm hồn tự do phóng khoáng. Hình ảnh tong thơ của ông tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. Thơ ông hay nhất ở những bài vết về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn. 
2. Tác phẩm
Vọng Lư sơn bộc bố được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Đây là một trong những bài thơ hay tiêu biểu cho đề tài chiến tranh của Lí Bạch. 
Cách đọc
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nhịp 4/3, lời hàm súc, ý sâu xa. Cần đọc chậm, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ để cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ, hình ảnh và tâm hồn phóng khoáng của nhà thơ.
Ngoài ra GV gợi ý trả lời một số câu hỏi trong SGK
1. Như nhan đề của bài thơ (Xa ngắm thác núi lư) và căn cứ vào nghĩa của hai từ: vọng (trông từ xa), dao khan (nhìn từ xa), có thể thấy cảnh núi Lư được nhà thơ quan sát và miêu tả từ xa. Vị trí đứng này tuy không thể giúp nhà thơ miêu tả được những chi tiết của thiên nhiên, cảnh vật nhưng lại có thể quan sát được vẻ đẹp của toàn cảnh, miêu tả được cái hùng vĩ tự nhiên của thác nước. 
2. Ngay ở câu thơ đầu tiên (Nắng rọi Hương Lô khói tía bay), tác giả đã hoạ nên hình ảnh núi Hương Lô thật mĩ lệ. Trong ánh nắng mặt trời chiếu rọi, mây khói chuyển thành màu tía, khói hương huyền ảo, khác thường (có người dịch là mây tím). Câu thứ nhất, với hình ảnh núi Lư, như đã làm nên một cái nền cho bức tranh phong cảnh. Trên cái nền ấy, ở câu thơ tiếp theo, hình ảnh thác nước mới thật nổi bật, sống động: Xa trông dòng thác trước sông này. Xa trông chứ không phải nhìn ngắm ở khoảng cách gần. Phải là từ xa thì, trong cái nhìn, mới thu nhỏ được hình ảnh thác nước để hình dung nó trong toàn cảnh. 
3. Bản dịch thơ dịch không sát câu thứ hai. Nguyên tác là: Dao khan bộc bố quải tiền xuyên (nghĩa là: Nhìn xa thấy dòng thác như treo trên dòng sông phía trước). Chữ quải thật thần tình, bản dịch thơ làm mất chữ này. Thác nước cao trông xa như treo trước dòng sông, tựa như một dải lụa khổng lồ (bộc bố: thác nước trên núi chảy xuống, nhìn xa như một tấm vải treo dọc buông rủ xuống). Trước mắt ta hiện ra một cảnh tượng thiên nhiên kì vĩ, phi thường. Hình ảnh dòng thác trên nền cảnh (đã được tạo ra ở câu 1) như một bức ảnh mà ở đó nhà nghệ sĩ đã làm cảnh vật tĩnh lại trong chớp nhoáng, lấy tĩnh mà tả động.
Đến câu thơ thứ ba, hình ảnh dòng thác thoắt chuyển sang trạng thái động: Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước. Từ phi (bay) trong câu này khiến khung cảnh hùng vĩ, ấn tượng mạnh mà không thiếu sự bay bổng. Để ở câu thơ cuối hồn thơ chợt cất cánh một ẩn dụ lãng mạn: Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. Lối nói khoa trương lại diễn tả được một cách chân thực trạng thái cảm nhận về cái kì vĩ, phi thường. Chẳng có hình ảnh nào diễn đạt hơn được nữa cái sức mạnh nên thơ, như thực mà quá đỗi lạ thường của thác nước trong cái nhìn của thi sĩ như dải Ngân Hà rơi xuống từ chín tầng mây này.
4. Lí Bạch từng được mệnh danh là Thi tiên (tiên thơ). Thơ ông thể hiện một tâm hồn luôn vươn tới tự do, phóng khoáng. Hình ảnh trong thơ ông thường tươi sáng, bay bổng diệu kì bộc lộ một tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư ta phần nào thấy được điều đó. 
5.* Về câu thơ thứ hai, em thích cách hiểu nào hơn? (cách hiểu trong bản dịch hay cách hiểu trong chú thích).
Gợi ý: Không nhất thiết buộc phải hiểu theo một cách nào. Như thế có thể có ba lựa chọn: chọn cách hiểu trong bản dịch, chọn cách hiểu trong phần chú thích hoặc chủ trương phối hợp cả hai cách hiểu đã nêu. Quan trọng là đưa ra được lời giải thích hợp lí (căn cứ vào điểm nhìn của tác giả và nội dung của cả bà thơ). 
Ngµy so¹n: 12/10/2014
Ngµy gi¶ng: 23/10/2014 Lớp 7B, 7C
TiÕt 35 
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được khái niệm từ đồng nghĩa.
 - Nắm được các loại từ đồng nghiã
 - Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa khi nói và viết. ( Lưu ý : HS đã học từ đồng nghĩa ở bậc Tiểu học )
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1 - Kiến thức:
	Giúp HS :
-Hiểu được thế nào là đồng nghĩa. Hiểu được sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn 
- Nâng cao kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa .
-Nắm được các loại từ đồng nghĩa .
-Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa khi nói và viết .
Lưu ý : học sinh đã học về từ đồng nghĩa ở Tiểu học .
2- Kỹ năng:
- Phân biệt được những nét khác biệt tinh tế giữa các từ đồng nghĩa để sử dụng từ đồng nghĩa trong nói, viết có hiệu quả. 
- Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng từ đồng nghĩa. phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ đồng nghĩa..(GDKNS)
3 – Thái độ: GD vốn từ phong phú đa dạng.
III – HÌNH THÀNH NĂNG LỰC
Sử dụng ngôn ngữ 
Cảm thụ cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt
IV – CHUẨN BỊ
1- Chuẩn bị của GV: - SGK, bài soạn, Soạn giáo án. 
- Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. 
- Có thể chép phần: ví dụ 1,2 mục I ra bảng phụ
2- Chuẩn bị của HS: - Đọc bài,soạn bài, tìm hiểu các kiến thức trong bài. 
- Sưu tầm một số ví dụ về từ đồng nghĩa trong sinh hoạt, cuộc sống quanh bản thân
V– CÁC BƯỚC LÊN LỚP
Bước I – Ổn định tổ chức(1’)
Bước II – Kiểm tra bài cũ(5’)
- Môc tiªu: ®¸nh gi¸ viÖc häc bµi cò vµ chuÈn bÞ bµi míi cña HS
-Thêi gian: 5 phót
- Ph­¬ng ¸n: ®Çu giê
Câu hỏi : - Đọc diễn cảm bài thơ: “ Xa ngắm thác núi Lư” của Lý Bạch .Cảm nghĩ của em khi học xong bài thơ?
1- Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch được viết theo thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn tứ tuyệt. 
C. Thất ngôn bát cú. 
B. Ngũ ngôn bát cú. 
D. Thất ngôn tứ tuyệt. 
2 - Yếu tố "tiền" trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tố còn lại?
A. mặt tiền. 
C. tiền bạc. 
B. tiền tuyến. 
D. tiền đạo. 
3 - Trong bài thơ Xa ngắm thác núi Lư, ví dòng thác với dải Ngân Hà, tác giả Lí Bạch muốn thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự hoang tưởng của mình khi nhìn thác. 
C. Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của dòng thác. 
 B. Bắt chước người khác, phải so sánh trong thơ. 
D. Ngẫu nhiên ví von, không có ý định gì. 
4 - Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư thuộc chủ đề nào trong thơ Lí Bạch?
A. Tình yêu. 
C. Chiến tranh. 
B. Thiên nhiên. 
D. Tình bạn. 
Bước III - Bài mới .
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
 - Thời gian; 1 phút
-Phương pháp: nêu vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
GV dẫn dắt vào bài theo tình huống nêu vấn đề:
 Trong viết có từ ghép, từ láy mà các em đã được học. Nhưng không chỉ có thế mà thôi mà từ tiếng Việt rất phong phú và đa dạng như trong tiếng Việt có những từ khác nhau về âm, thanh, vần nhưng không giống nhau về nghĩa. Những từ như thế ta gọi là từ đồng nghĩa. Để hiểu từ đồng nghĩa là gì ? Cách sử dụng cụ thể của chúng như thế nào trong tiếng Việt ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều vừa nói.
HS lắng nghe GV dẫn vào bài
- Tạo tình huống có vấn đề
Hoạt động 2,3,4 : Tìm hiểu bài học.
- Thời gian : 15 phút
- Phương pháp : Vấn đáp, nêu vấn đề
- Kĩ thuật : Động não, nhóm 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY.
HOẠT ĐỘNG HS.
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là từ đồng nghĩa. Hình thành năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt.
- Đọc bản dịch của bài thơ “ Xa ngắm thác núi Lư”? Hãy tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ: Rọi, trông? 
* GV giảng giải thêm:
- Rọi: Chiếu(soi, toả).
- Trông:Nhìn (ngó, nhòm, dòm) trông với nghĩa nhìn để nhận biết.
- Em thấy từ “Trông” có rất nhiều nghĩa. Em đã tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa của từ “Trông” từ đó em có nhận xét gì không?
GV cho HS thảo luận nhóm bàn(3’) trình bày.(HS thảo luận)
- Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn.
- Mong.
- Hãy tìm các từ đồng nghĩa với 2 nét nghĩa trên của từ “trông”?
- Em hiểu thế nào là đồng nghĩa?
Đọc ghi nhớ trang 114.	
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại từ đồng nghĩa. Hình thành năng lực sử dụng ngôn ngữ đúng trong quá trình sử dụng.
- Đọc ví dụ II,1 so sánh nghĩa của từ “quả” và “trái” trong 2 ví dụ?
- Thử thay thế 2 từ này cho nhau và nhận xét?
- Ví dụ phần II,2 thay thế 2 từ : bỏ mạng và hy sinh, nhận xét ý của câu? Vậy có thể đổi được không? Vì sao?
*GV bổ sung:
-Bỏ mạng: Mang sắc thái giễu cợt.
-Hy sinh: Mang sắc thái kính trọng.
- Không thể thay thế cho nhau được đều có nghĩa là chết
- Vậy từ đồng nghĩa hoàn toàn là gì?
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là gì?
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách sử dụng từ đồng nghĩa
GV cho HS thảo luận
- Tai sao trong đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc...”lấy tiêu đề là Sau phút chia ly mà không phải “Sau phút chia tay”?
GV cho HS thảo luận (3’) sau đó gọi trả lời, GV bổ sung
* GV bổ sung: 
- Vì chia ly: Chia tay lâu dài thậm chí là vĩnh biệt vì kẻ đi là người ra trận. 
- Chia tay: Chỉ là tạm thời thường là sẽ gặp nhau trong tương lai gần.
- Vậy sau khi sử dụng từ đồng nghĩa, chú ý gì?
HS tìm hiểu thế nào là từ đồng nghĩa. Hình thành năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt.
- HS trả lời.
- Nghĩa giống nhau.
- HS thảo luận trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời ghi nhớ trang 114.
HS tìm hiểu các loại từ đồng nghĩa. Hình thành năng lực sử dụng ngôn ngữ đúng trong quá trình sử dụng.
- HS đọc
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS đọc ghi nhớ. 
HS tìm hiểu cách sử dụng từ đồng nghĩa
HS thảo luận theo yêu cầu của GV
- HS thảo luận,
- HS trả lời.
HS nêu kết luận 
I. THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.
VD:
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giồng nhau hoặc gần giống nhau.
- Từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
 II. CÁC LOẠI TỪ ĐỒNG NGHĨA:
1. Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
 - Không phân biệt nhau về sắc thái.
2. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
III. SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA.
- Tuỳ hoàn cảnh.
- Đúng sắc thái.
 Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố
- Thời gian : 20 phút
- Phương pháp : Vấn đáp, nêu vấn đề
- Kĩ thuật : Động não nhóm, thảo luận, trình bày.
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HOẠT ĐỘNG HS
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
GV: Hướng dẫn HS luyện tập
-Từ bài tập 1 đến bài tập 2 , trong quá trình phân tích ví dụ , GV có cho HS giải bài tập 
-GV hướng dẫn HS những bài tập còn lại của bài tập 1,2, cho HS về nhà làm 
*Bài tập 3 (về nhà thực hiện)
Tìm từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân
* Bài tập 4 (về nhà thực hiện
-Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm 
-GV nhận xét , bổ sung
*Bài tập 5 
-GV treo bảng phụ kẻ 2 phần ( 1 phần bên ghi từ đồng nghĩa , 1 bên ghi nghĩa của từ )
-GV yêu cầu HS lên bảng trình bày 
-cho : chuyển cái sở hữu của mình sang tay người khác 
-tặng : cho , trao cho để khen ngợi , khuyến khích hoặc để bài tỏ lòng quý mến 
-biếu : tặng , thái độ bình dị thân mật hơn
-yếu đuối : thiếu hẳn về sức mạnh , thể chất hoặc tinh thần 
-yếu ớt : yêú đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể 
*Bài tập 6
Gợi ý 
-HS lựa chon từ thích hợp đã cho và điền vào chỗ trống 
-Từ điền vào phải thích hợp về nghĩa
*Bài tập 7 (về nhà thực hiện
HS thực hiện luyện tập theo hướng dẫn của GV
-Lắng nghe
-HS chú ý lắng nghe về nhà thực hiện 
-HS chú ý lắng nghe về nhà thực hiện 
-Suy nghĩ , tìm từ theo hướng dẫn của GV 
-Lên bảng trình bày 
-Suy nghĩ , gợi tìm 
-Trình bày 
-Nhận xét 
-Quan sát , suy nghĩ 
-Lựa chọn từ thích hợp điền vào chổ trống 
-Suy nghĩ . Giải bài tập theo hướng dẫn của GV 
- Trình bày 
- Nhận xét 
-HS chú ý lắng nghe về nhà thực hiện 
IV LUYỆN TẬP 
BTNV 7 (Từ Tr 90 -> 93)
Hướng dẫn củng cố và luyện tập
* Hướng dẫn chi tiết luyện tập và củng cố câu hỏi và bài tập trong SGK và vở Bài tập Ngữ văn 7 tương ứng)
1. Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa điền vào bảng sau:
Từ thuần Việt
Từ Hán Việt đồng nghĩa
Từ thuần Việt
Từ Hán Việt đồng nghĩa
gan dạ
của cải
nhà thơ
nước ngoài
mổ xẻ
chó biển
đòi hỏi
năm học
loài người
thay mặt
Gợi ý: Tìm từ có nghĩa giống với các từ cho trước rồi tra từ điển Hán Việt để kiểm tra lại. Các từ đồng nghĩa là: gan dạ - dũng cảm, nhà thơ - thi sĩ, mổ xẻ - phẫu thuật, đòi hỏi - yêu cầu, loài người - nhân loại, của cải - tài sản, nước ngoài - ngoại quốc, chó biển - hải cẩu, năm học - niên khoá, thay mặt - đại diện.
2. Tìm từ có nguồn gốc ấn - Âu đồng nghĩa với các từ sau:
- máy thu thanh
- xe hơi
- sinh tố
- dương cầm
Gợi ý:
- Máy thu thanh – ra-đi-ô
- Sinh tố – vi-ta-min
- Xe hơi – ô tô
- Dương cầm – pi-a-nô
3. Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân.
Gợi ý: Làm theo mẫu.
Heo – lợn
Lê-ki-ma – quả trứng gà
Vô – vào
4. Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu sau đây:
(1) Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi. 
(2) Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về.
(3) Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu.
(4) Anh đừng làm như thế người ta nói cho đấy.
(5) Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.
Gợi ý: (1) - trao, chuyển; (2) - tiễn; (3) - kêu ca, ca thán; (4) - mắng; (5) - mất.
5. Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây:
- ăn, xơi, chén;
- cho, tặng, biếu;
- yếu đuối, yếu ớt;
- xinh, đẹp;
- tu, nhấp, nốc.
Gợi ý: Các nhóm từ gồm các từ đồng nghĩa, chỉ khác nhau về sắc thái biểu cảm. 
- ăn: sắc thái bình thường; xơi: sắc thái lịch sự, xã giao; chén: sắc thái suồng sã, thân mật.
- cho: sắc thái bình thường, có khi là thái độ của người cao hơn đối với người thấp hơn, có khi là sắc thái ngang bằng, thân mật; biếu: thể hiện sự kính trọng, của người dưới với người trên; tặng: không phân biệt ngôi thứ trên dưới.
- yếu đuối: thiếu hụt hẳn về thể chất và tinh thần; yếu ớt: nói về sức mạnh thể chất, thiếu sức lực hoặc có tác dụng coi như không đáng kể.
- xinh: dùng bình phẩm với người còn trẻ, thiên về hình dáng bên ngoài, chỉ vẻ nhỏ nhắn, ưa nhìn; đẹp: nghĩa rộng hơn, không chỉ dùng bình phẩm về hình thức, được xem là cao hơn, toàn diện hơn xinh.
- tu: uống nhiều, liền một mạch, không mấy lịch sự; nhấp: uống từng tí một bằng đầu môi, thường là để cho biết vị; nốc: uống nhiều, nhanh, thô tục.
6. Chọn từ thích hợp điền vào các câu dưới đây:
a) thành tích, thành quả
- Thế hệ mai sau sẽ được hưởng ... của công cuộc đổi mới hôm hay. (thành quả)
- Trường ta đã lập nhiều ... để chào mừng ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9. (thành tích)
b) ngoan cường, ngoan cố
- Bọn địch ... chống cự đã bị quân ta tiêu diệt. (ngoan cố)
- Ông đã ... giữ vững khí tiết cách mạng. (ngoan cường)
c) nhiệm vụ, nghĩa vụ
- Lao động là ... thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi người. (nghĩa vụ)
- Thầy hiệu trưởng đã giao ... cụ thể cho lớp em trong đợt tuyên truyền phòng chống ma tuý. (nhiệm vụ)
d) giữ gìn, bảo vệ
- Em Thuý luôn luôn ... quần áo sạch sẽ. (giữ gìn)
- ... Tổ quốc là sứ mệnh của quân đội. (bảo vệ)
7. Trong các từ đồng nghĩa và các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa để thay thế nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó?
a) đối xử, đối đãi
- Nó ... tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó. (đối xử / đối đãi)
- Mọi người đều bất bình trước thái độ ... của nó đối với trẻ em. (đối xử)
b) trọng đại, to lớn
- Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa ... đối với vận mệnh dân tộc. (trọng đại / to lớn)
- Ông ta thân hình ... như hộ pháp. (to lớn)
8. Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường, kết quả, hậu quả
Gợi ý: Tra từ điển để phân biệt nghĩa giữa bình thường và tầm thường, kết quả và hậu quả; chú ý nghĩa của hai từ tầm thường và hậu quả mang sắc thái tiêu cực (tầm thường: giá trị thấp, tẻ nhạt, không được đánh giá cao; hậu quả: kết quả có hại từ việc làm không đúng hoặc xấu xa, điều không mong muốn); bình thường: không có gì đặc biệt, không được đánh giá cao; kết quả: cái thu được, có thể tốt hoặc không tốt, đúng hoặc sai, không thể hiện thái độ đánh giá,... Tham khảo các câu sau:
- Tôi thấy nó cũng bình thường thôi.
- Tôi không nghĩ anh lại làm cái việc tầm thường ấy.
- Bài toán này cậu giải ra kết quả bao nhiêu?
- Dốt nát là hậu quả của bệnh lười.
- Chất độc màu da cam của đế quốc Mĩ đã để lại hậu quả khôn lường cho người dân.
9. Phát hiện các từ dùng sai và thay thế bằng từ khác cho đúng.
- Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng lạc.
- Trong xã hội ta, không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ bao che cho người khác.
- Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã giảng dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh.
- Phòng tranh có trình bày nhiều bức tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng.
Gợi ý: 
- Thay hưởng lạc bằng hưởng thụ;
- Thay bao che bằng đùm bọc hoặc che chở;
- Thay giảng dạy bằng dạy;
- Thay trình bày bằng trưng bày.
IV – Hướng dẫn về nhà(3’)
 1. Bài cũ
-Về nhà học thuộc lòng ghi nhớ , nắm cho được các ví dụ và phân tích ví dụ
-Làm bài tập còn lại theo hướng dẫn của GV 
 2. Bài mới 
	a. Soạn bài tiết liền kề : “ Cách lập ý của bài văn biểu cảm ” 
	-Đọc bài trước ở nhà
-Nắm cho được những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm 
-Trả lời các câu hỏi đề mục SGK trang 117 -120 
b.Xem trước bài theo phân môn : “ Từ trái nghĩa”
-Đọc bài trước ở nhà
-Đọc và định hướng trả lời các câu hỏi đề mục SGK
Ngµy so¹n: 12/10/2014
Ngµy gi¶ng: 23/10/2014 Lớp 7B, 7C
TiÕt 36
CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 - Hiểu được cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm bài
 văn biểu cảm.
 - Nh

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 9-2014.doc