Giáo án Ngữ văn 7 - Quan hệ từ

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm quan hệ từ, các loại quan hệ từ.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết quan hệ từ trong câu. Phân tích tác dụng của quan hệ từ.

- Lựa chọn QHT phù hợp với tình huống giao tiếp.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng quan hệ từ trong nói và viết.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2119Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Quan hệ từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27: 	 Ngày soạn: 01/10/2015
	 Ngày dạy: 06/10/2015
Tiếng Việt: 	QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. Kiến thức: 
- Nắm được khái niệm quan hệ từ, các loại quan hệ từ. 
2. Kỹ năng:
- Nhận biết quan hệ từ trong câu. Phân tích tác dụng của quan hệ từ.
- Lựa chọn QHT phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng quan hệ từ trong nói và viết.
II. Chuẩn bị:
- GV: Sgk, sách TKBD, soạn bài, thước kẻ,.
- HS: Chuẩn bị bài
III. Phương pháp dạy: Phát vấn câu hỏi, phân tích, quy nạp, kĩ thuật động não.
IV. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Từ Hán Việt được sử dụng trong trường hợp nào? Vì sao không nên lạm dụng từ Hán Việt?
* Đáp án: 
- Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái trang trọng, tao nhã, sắc thái cổ
- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Hằng ngày, trong văn nói hoặc viết chúng ta sử dụng quan hệ từ rất nhiều, vậy quan hệ từ là gì? Sử dụng quan hệ từ như thế nào để đạt hiệu quả? Tiết học này sẽ giúp ta hiểu rõ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Phân tích ngữ liệu, hình thành khái niệm.
GV: Gọi HS đọc các ví dụ trong SGK.
HS: Đọc.
GV: Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong các ví dụ trên?
HS: 
Của
Như
Bởinên, và
Của, nhưng
GV: Các quan hệ từ ở trên liên kết với từ ngữ nào trong câu? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ?
a) Từ “của” liên kết với từ “đồ chơi” của chúng tôi.
 à Quan hệ sở hữu.
b) Từ “như” liên kết với từ “đẹp” và từ “hoa”.
 à Quan hệ so sánh.
c) Từ “và” liên kết với từ “ăn uống điều độ” với “làm việc có chừng mực”; cặp từ “bởinên” nối vế của “tôi ăn uống điều độ” và “làm việc có chừng mực” với “tôi chóng lớn lắm”. à Quan hệ nguyên nhân, kết quả.
d) Từ “của” liên kết với từ “riêng mình”, từ “nhưng” liên kết với “ mẹ không tập trung được vào việc gì cả”.
 à Quan hệ sở hữu, giải thích.
GV: Qua các ví dụ trên, em hãy cho biết quan hệ từ dùng để làm gì?
HS: Đọc phần ghi nhớ.
GV giảng: Như vậy từ “vừa” và từ “với” ở bài “Bánh trôi nước” cũng là quan hệ từ.
GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 SGK/T 97.
GV: Gọi 1 HS đọc ví dụ 2 trong SGK.
HS: Đọc.
GV: Trong các trường hợp trên, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ? Vì sao?
HS: Trường hợp b, d, g bắt buộc có quan hệ từ. Vì không có quan hệ từ thì nghĩa của câu sẽ khác, không rõ nghĩa.
GV: Như vậy có nhất thiết khi nói hoặc viết có phải dùng quan hệ từ hay không?
HS: Tùy trường hợp mà ta sử dụng hoặc không sử dụng quan hệ từ.
GV: chốt bằng ghi nhớ
GV: Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ đã cho (ngữ liệu 2 SGK/T 97)? Đặt câu với cặp quan hệ từ đó?
HS: Vì bị đau nên Lan không đi học.
GV: Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ SGK/T 98
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
GV: Gọi HS đọc và hoàn thành bài tập 2. 
HS: Đọc và trả lời.
I. Thế nào là quan hệ từ?
Ví dụ 1:
a) “Của”: Quan hệ sở hữu
b) “Như”: Quan hệ so sánh
c) “Bởinên”, “và”: Quan hệ nguyên nhân, kết quả
d) “của”, “nhưng”: Quan hệ sở hữu và giải thích.
Ghi nhớ: SGK/T 97
II. Sử dụng quan hệ từ:
Ghi nhớ: SGK/T 98
* Các cặp quan hệ từ:
Nếuthì
Vìnên
Tuynhưng
Hễthì.
Sở dĩvì
VD: Tuy nhà nghèo nhưng bạn Lan vẫn học rất giỏi.
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2: 
Câu 1: với
Câu 2: và
Câu 4: với
Câu 7: với
Câu 8: nếuthì
Câu 9: và
4. Củng cố, dặn dò:
- Nắm vững khái niệm và việc sử dụng quan hệ từ.
- Làm bài tập 3, 4 SGK.
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm”.
V. Rút kinh nghiệm, bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Quan_he_tu.doc