Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Cảnh khuya - Rằm tháng giêng (3)

I.Mục tiêu.

- Cảm nhận và phân tích được tình yêu TN gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của HCM.

 - Biết được thể thơ và chỉ ra được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

 - Tích hợp: văn biểu cảm.

 - Rèn kĩ năng: đọc, phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đg luật, đối chiếu bản dịch và phiên âm chữ Hán, so sánh đối chiếu với các bài thơ Đg và thơ Đg luật đã học.

II.chuẩn bị.

- GV: soạn bài, nghiên cứu

- HS: học bài cũ, soạn bài mới

 III. Tiến trình.

1. Ổn định tổ chức (1’).

 trân trọng giới thiệu với các em về dự tiết học hôm nay có các thầy cô giáo trong BGK. . đề nghị các em nhiệt liệt chào mừng. K ính mời các thầy cô và các em an toạ.

2. Kiểm tra bài cũ: (2’)

 ? Trước khi vào bài mới cô mời một em đọc thuộc lòng bt “Cảnh khuya” và cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào.

 - HS: đọc bài thơ, bt viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đg luật.

Gv: nhận xét. Về nhà em đã học bài cố gắng phát huy

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3146Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Cảnh khuya - Rằm tháng giêng (3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44- 45 . văn bản Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
 (NGUYÊN TIÊU).
 HỒ CHÍ MINH
I.Mục tiêu.
- Cảm nhận và phân tích được tình yêu TN gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của HCM.
 - Biết được thể thơ và chỉ ra được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
 - Tích hợp: văn biểu cảm.
 - Rèn kĩ năng: đọc, phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đg luật, đối chiếu bản dịch và phiên âm chữ Hán, so sánh đối chiếu với các bài thơ Đg và thơ Đg luật đã học.
II.chuẩn bị.
GV: soạn bài, nghiên cứu
HS: học bài cũ, soạn bài mới
 III. Tiến trình.
Ổn định tổ chức (1’). 
 trân trọng giới thiệu với các em về dự tiết học hôm nay có các thầy cô giáo trong BGK. .. đề nghị các em nhiệt liệt chào mừng. K ính mời các thầy cô và các em an toạ.
Kiểm tra bài cũ: (2’)
 ? Trước khi vào bài mới cô mời một em đọc thuộc lòng bt “Cảnh khuya” và cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào.
 - HS: đọc bài thơ, bt viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đg luật.
Gv: nhận xét. Về nhà em đã học bài cố gắng phát huy.
 3. Bài mới (2’).
 tiết trước chúng ta đã học xong văn bản “CK”, hôm nay cô hướng dẫn các em tìm hiểu vb “RTG”.
 Gv: viết đề bài lên bảng.
 tên vb thời gian phần I - 10 phút 
thời gian
 hoạt động của thầy và trò
 1’
 tác giả
 2’
tác phẩm
 5’ 
đọc, tìm hiểu chú thích
 1’
Thể loại.
Gv: khái quát nhanh về tác giả 
 HCM (1890- 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của CM của DTVN; Người L đạo Nd ta đấu tranh giành ĐLDT,thống nhất tổ quốc và XDCNXH. HCM còn là 1 danh nhân văn hoá thế giới, 1 nhà thơ. 
 các em tham khảo thêm các tài liệu khác về HCM.
 Mỗi một TP ra đời đều có một hoàn cảnh cụ thể
 ? Em hãy cho biết VB “RTG” đc Bác viết trong H cảnh nào.
 - HS: viết 1948 tại CK Việt Bắc.
 Năm 1948 trên chiếc thuyền nhỏ neo giữa dòng sông ở chiến khu Vịêt Bắc oanh liệt . Bác đã cùng Trung ương Đảng mở cuộc họp về tình hình quân sự kháng chiến chống Pháp ( 1947 - 1948 ) . Khi cuộc họp kết thúc thì đêm đã khuya . Trăng rằm toả sáng khắp mặt đất lan toả trên dòng sông bao la . Cảnh sông núi trong đêm trăng càng trở nên hùng vĩ và thơ mộng. Cảnh đẹp của thiên nhiên và của đêm trăng thơ mộng . Trước những cảnh đẹp tuyệt vời ấy Bác đã ứng khẩu thành thơ. RTG s. tác trong h.c đó.
 Muốn cảm nhận được bức tranh tuyệt đẹp đó cô trò chúng ta đi vào mục 3 - đọc, tìm hiểu chú thích
 Gv: HD đọc
giọng: truyền cảm.
nhịp: Câu khai:4/3 - câu thừa: 2/2/3
 Câu chuyển: 2/2/3. - Câu hợp: 4/3
 * gv: đọc mẫu
? HS đọc bài trên bảng phụ.
HS đọc.
Gv: Nxét bài đọc 
 Để hiểu nội dung một vb ta cần phải hiểu nghĩa của từ. Đặc biệt là Vb được viết bằng chữ Hán như Vb- RTG thì việc hiểu nghĩa của từ cũng rất cần thiết.
? Em hiểu nghĩa của các từ sau như thế nào : kim, dạ, nguyên tiêu, nguyệt , chính, viên là gì.
- HS: trả lời * Gv: Theo dõi đáp án SGK .N x ét.
 Dù được S.tác trong H.cảnh nào thì TP cũng có thể loại nhất định.
? Vậy bt RTG được S. tác theo thể thơ nào.
HS: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đg luật.
 * Gv: em đã x đ đúng thể thơ.
 Đây là một thể thơ có niêm luật khá chặt chẽ. Ngôn từ ít nhưng ý hàm súc.
 *Gv: Viết bảng
? Em hãy so sánh phần phiên âm với phần dịch thơ và nhận xét về thể loại.
- Hs: dịch thơ thuộc thể thơ lục bát.
 Gv: Trong phần dịch thơ ko giữ nguyên thể thơ mà có sự thay đổi từ : thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đg luật sang thể Lục bát- thể thơ truyền thống của DT. 
 Tuy nhi ên nhà thơ Xuân Thuỷ đã dịch bài thơ RTG của Bác khá thành công. Tuy nhiên để ý thơ giống h. toàn như phần phiên âm thì quả là rất khó. Do vậy khi tìm hiểu Vb chúng ta sẽ kết hợp cả phần phiên âm lẫn bản dịch.
phần II. 25 phút
 * 2 câu đầu - 10 phút.
thời gian
 hoạt động của thầy và trò 
? HS đọc 2 câu đầu (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ). Trên bảng phụ
- Hs: đọc.
Muốn hiểu đc Bt phản ánh và biểu hiện điều gì.
? Trước hết em hãy cho cô biết cựm từ “nguyệt chính viên ” đc hiểu như thế nào.
- Hs: nguyệt chính viên - trăng tròn nhất
? Vầng trăng nguyệt chính viên đó đã gợi tả không gian như thế nào.
- HS: ko gian: cao rộng, bát ngát .tràn ngập ánh sáng trăng.
? Vào thời điểm nguyệt chính viên ấy đã soi tỏ cảnh nào trong câu t2.
- HS: cảnh vật: sông, nước, trời xuân được tắm mình trong ánh trăng.
 Gv: Đêm rằm tháng giêng, mặt trăng tròn sáng ngời soi tỏ dòng sông mùa xuân cảnh vật đôi bờ như được tiếp thêm sức sống mới, làn nước mùa xuân trong xanh hơn và bầu trời mùa xuân dường như cao hơn.
 Mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng làm cho cảnh vật thêm hữu tình. Ánh trăng, mùa xuân, sông nước, mây trời quyện hòa, chứa chan vào nhau, tô điểm cho nhau, cùng nhau khơi gợi tâm hồn thi sĩ. 
? Để gợi tả cảm xúc Bác đã sử dụng nghệ thuật nào. Em hãy chỉ ra các Bpháp nghệ thuật đó và nêu tác dụng của nó đối với Vb.
- Hs: - Nghệ thuật: + điệp từ: xuân tràn đầy sức sống của vạn vật của con người.
 + động từ: tiếp gợi cảm giác không gian mở rộng. 
 + thanh điệu: vần bằng t¹o nªn c¶m gi¸c trong trÎo, th¶nh th¬i, thi vÞ.
 * Gv: viết bảng
 Gv: nt HCM vẫn dùng ngòi bút chấm phá chọn nét cảnh tiêu biểu, ấn tượng,hài hoà thống nhất với nhau tạo ra 1 btranh đêm rằm ở chiến khu VBắc
? Qua đó em nhận thấy Bác là người có tâm hồn như thế nào với thiên nhiên.
- HS: Bác có tình yêu nồng nàn, tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên.
 * Gv: viết bảng
 Gv: Hai câu thơ đầu vẽ nên cảnh đẹp tuyệt vời của đêm nguyên tiêu. Vầng trăng mùa xuân vừa đúng độ tròn, xinh tươi, soi sáng khắp ko gian. Đất trời bao la vô tận hoà vào hơi thở mãnh liệt của mùa xuân. Bầu trời và vâng trăng tưởng như không có giới hạn một mùa xuân, khí xuân lồng lộng, bát ngát.
 Cách miêu tả truyền thống của bút pháp cổ điển PĐ: chú ý đến toàn cảnh và sự hoà hợp thống nhất của các bộ phận trong cái toàn thể không miêu tả tỉ mỉ các chi tiết đường nét.
 Chất liệu cổ thi “nguyệt ” nhưng lại tạo nên câu thơ lại là sự sáng tạo đặc biệt tài hoa của người nghệ sĩ. Điều đó làm nổi bật cái thần của bức tranh nguyên tiêu: tươi sáng tràn đầy sức sống của vạn vật và con người.
 Điều đó làm nổi bật cái thần của Btranh RTG: tươi sáng tràn đầy sức sống của vạn vật và của con người.
 Ngoài việc Mtả Btranh TN sống động huyền ảo, tgiả còn nói đến Hđộng của con người trong đêm RTG, để hiểu 1 cách cụ thể hơn về điều đó cô trò chúng ta đi sang mục 2. 
 * Gv: viết bảng
 * 2 câu cuối - 15 phút.
 Sai 5.
2 câu cuối
 Sai 6
cảm nhận về BT TN 
 ? HS đọc 2 câu cuối.
- Hs: đọc.
? em hiểu thế nào là yên/ ba/ thâm /xứ/ đàm/ quân sự.
- Hs: làm 
 * Gv: Theo dõi đáp án SGK .N x ét.
? “yên ba thâm xứ ” gợi không gian như thế nào.
- HS:kín đáo, yên tĩnh, vắng vẻ 
 * Gv: viết bảng
? Trong Ko gian ấy con người làm gì.
-Hs: bàn việc quân
? Em hiểu như thế nào là bàn việc quân.
- Hs: Bàn công việc kháng chiến chống Pháp - việc hệ trọng - khẩn trương của dân tộc
 Là vấn đề sinh tử của đất nước.
? Tại sao con người lại chọn vị trí ấy để làm gì.
 - Hs: cần thiết cho hoạt động bí mật của Ptrào 
 * Gv: viết bảng
Gv: cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ đã diễn ra trong đêm RTG nhưng lại ở 1 vị trí rất đặc biệt, bí mật thiêng liêng như trong huyền thoại.
 thế giới đã từng gọi CKC. CTDP của Dt ta là cuộc Kc thần thánh - có lẽ cùng nhờ 1 phần vào cơ quan đầu não - những người chỉ huy tài ba huyền thoại
? Ở c âu 4 cả p. âm và dịch thơ h/a trăng rất đẹp, đó là h/a nào.
- Hs: trăng đầy thuyền- nguyệt mãn thuyền.
? Theo em hiểu h/a đó có ý nghĩa như thế nào.
Hs: niềm tin ,lạc quan
 Ánh trăng, mùa xuân, sông nước, mây trời quyện hòa, chứa chan vào nhau, tô điểm cho nhau, cùng nhau khơi gợi tâm hồn thi sĩ, soi xuống con thuyền Người đang “đàm quân sự”. Có lần Người đã từng hẹn với trăng: “Việc quân đang bận xin chờ hôm sau”. Bàn xong việc quân trời đã nửa đêm nhưng Người chiến sĩ – thi sĩ ấy không thể lại một lần lỗi hẹn cùng trăng nữa. Trăng xuân oà vào lòng người, người mở rộng lòng đón trăng, thưởng ngoạn chất xuân sung mãn với tâm thế sảng khoái và lạc quan ,ung dung. 
 Gv: liên hệ trăng trong các vb khác * Gv: viết bảng
? Qua đó em hãy nhận xét MQH giữa con người với TN
- Hs: yêu thiên nhiên 
? Qua phần tìm hiểu và bằng cảm nhận của em. Hãy trình bày cảm nhận của mình về btranh RTG.
Hs: tự bộc lộ cảm xúc.
 Con thuyền bàn bạc việc quân đã trở thành con thuyền trăng trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng. Trăng là biểu tượng cao đẹp, sáng láng của tự do. Con thuyền bát ngát trăng cũng bát ngát niềm vui cao đẹp tin tưởng vào bình minh sáng rỡ của dân tộc.
 vầng trăng lung linh đan xen với cái gấp gáp hệ trọng của việc thần tốc.
? H/a trăng đẹp lộng lẫy và lòng người phấn chấn sau khi cuộc họp kết thúc được tạo ra trong h cảnh khẩn trương điều đó cho ta thấy vẻ đẹp nào trong tâm hồn và phong cách của bác.
- Hs: nhạy cảm
 Ung dung ,lạc quan
 * Gv: viết bảng
Như vậy, “Nguyên tiêu” là một bức tranh xuân đẹp được vẽ nên từ những vần thơ đẹp. Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, không gian bao la yên tĩnhChỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú mà “đàm quân sự”. Bài thơ vừa thể hiện tâm hồn, phong thái của một “tao nhân mặc khách” vừa thể hiện trí tuệ, cốt cách thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài. 
phần: C - Tổng kết chung 4 phút
 Sai 7
 Ghi nhớ.
 Sai 8
b đồ tư duy
? tiêt trứoc chúng ta đã tìm hiểu Vb Ck và cô trò ta vừa tìm hiểu xog Vb RTG. Em hãy cho biết 2 Vb đó có nội dung gì.
Hs: cảnh Tn tươi đẹp ánh trăng lộng lẫy 
Ty của tác giả dành cho Tn, cm
? Cả 2 Vb sử dụng hình thức nào để biểu đạt tình cảm
Hs: thể thơ.
sức gợi cảm của ngôn từ, h/a.
pTBĐ: tự sư
gv: đó chính là nội dung ghi nhớ 
 * Gv: viết bảng
? HS đ ọc ghi nhớ
? bằng cách hiểu của em về 2 bt, hãy vẽ bản đồ tư duy về 2 bt đó.
 * Gv: đưa ra đáp án và giải thích có nhiều cách truyền đạt nd của 2 bt khác nhau về nhà các em làm tiếp.
 dặn dò 1 phút
Học thuộc 2 bài “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”.
 - Nắm chắc những nét khái quát về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ.
- Tìm những câu thơ và bài thơ của Bác viết về trăng
- Chuẩn bị bài: “Tiếng gà trưa” ( Xuân Quỳnh)
 chân thành cảm ơn các thấy cô và các em
 **** nếu còn thời gian làm tiếp bài tập và đọc bản dịch khác v ề RTGn ***

Tài liệu đính kèm:

  • docCảnh khuya - Rằm tháng giêng (3).doc