Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Cảnh khuya - Rằm tháng giêng

A.Mục đích, yêu cầu:

 -Giúp học sinh cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.

 -Giúp học sinh biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc về nghệ thuật của hai bài thơ.

B.Chuẩn bị:

 -Giáo viên: giáo án; bài dạy trên powerpoint; tư liệu, tranh ảnh về Hồ Chí Minh, về thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc.

 -Học sinh: đọc hai bài thơ và trả lời các câu hỏi ở SGK trang 142.

C.Lên lớp

1. Ổn định(1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ( 4 phút):

 ? Trong chương trình Ngữ văn 7, chúng ta đã tìm hiểu những bài thơ nào thuộc thể Thất ngôn tứ tuyệt ?

3.Bài mới:

*Giáo viên: giới thiệu và trình diễn slide 1.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một con người với tâm hồn nghệ sĩ. Mặc dù Người đã từng nói : "Ngâm thơ ta vốn không ham" là vì Người bận trăm công nghìn việc. Thế nhưng, khi ở nơi rừng sâu nước thẳm của chiến khu Việt Bắc, tình cờ gặp một cảnh đẹp, vẳng nghe một tiếng hát hay dõi theo một mảnh trăng xa thì Người lại làm thơ. Bài thơ "Cảnh khuya" viết bằng tiếng Việt và bài thơ "Rằm tháng giêng" viết bằng chữ Hán mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay chính là những bài thơ được làm trong trường hợp hiếm hoi như thế.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 16340Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Cảnh khuya - Rằm tháng giêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45: Giảng văn 
 ( Hồ Chí Minh)
A.Mục đích, yêu cầu:
 -Giúp học sinh cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.
 -Giúp học sinh biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc về nghệ thuật của hai bài thơ.
B.Chuẩn bị:
 -Giáo viên: giáo án; bài dạy trên powerpoint; tư liệu, tranh ảnh về Hồ Chí Minh, về thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc.
 -Học sinh: đọc hai bài thơ và trả lời các câu hỏi ở SGK trang 142.
C.Lên lớp
1. Ổn định(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ( 4 phút):
 ? Trong chương trình Ngữ văn 7, chúng ta đã tìm hiểu những bài thơ nào thuộc thể Thất ngôn tứ tuyệt ?	
3.Bài mới:
*Giáo viên: giới thiệu và trình diễn slide 1.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một con người với tâm hồn nghệ sĩ. Mặc dù Người đã từng nói : "Ngâm thơ ta vốn không ham" là vì Người bận trăm công nghìn việc. Thế nhưng, khi ở nơi rừng sâu nước thẳm của chiến khu Việt Bắc, tình cờ gặp một cảnh đẹp, vẳng nghe một tiếng hát hay dõi theo một mảnh trăng xa thì Người lại làm thơ. Bài thơ "Cảnh khuya" viết bằng tiếng Việt và bài thơ "Rằm tháng giêng" viết bằng chữ Hán mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay chính là những bài thơ được làm trong trường hợp hiếm hoi như thế.
TT
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN-HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
5'
5'
10'
9'
3'
5'
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh ?
- Học sinh: phát biểu theo hiểu biết.
*Giáo viên: kết luận slide 2, slide 3, slide 4, slide 5,slide 6
? Hai bài thơ được Bác sáng tác trong thời gian nào? ở đâu?
-Học sinh: Trả lời
*Giáo viên: Kết luận slide 7.
? Hãy nêu yêu cầu về giọng đọc của mỗi bài thơ ?
-Học sinh: nêu yêu cầu.
*Giáo viên: chốt lại và đọc 2 bài thơ.
-Học sinh : đọc lại nội dung bài thơ( slide 8, slide 9)
*Giáo viên: kiểm tra vài từ khó.
? Hai bài thơ này được Bác viết theo một thể thơ mà Bác rất yêu thích, đó là thể thơ gì?
? So với những bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt mà chúng ta đã tìm hiểu, em thấy mỗi bài thơ trong tiết học này có điểm gì giống và khác?
-Học sinh: nêu theo sự hiểu biết.
*Giáo viên: trình diễn nội dung slide 10
? Ở bài "Rằm tháng giêng" so với nguyên tác, bản dịch thơ có gì khác?
-Học sinh: nêu theo sự hiểu biết.
*Giáo viên: trình diễn nội dung slide 11.
*Giáo viên: trình diễn slide 12.
-Học sinh: đọc lại bài thơ.
? Theo em, chúng ta nên phân tích bài thơ 
"Cảnh khuya" theo hướng nào?
- Học sinh: trả lời
* Giáo viên: định hướng.
? Hai câu đầu trong bài "Cảnh khuya" tả cảnh gì?
*Giáo viên: trình diễn slide 13
-Học sinh: đọc nội dung slide 13.
? Có gì độc đáo trong cách tả tiếng suối ở câu thơ thứ nhất?
? Cách tả này gợi trong em một cảnh tượng như thế nào?
? Em cảm nhận như thế nào qua hình ảnh so sánh ấy?
*Giáo viên: liên hệ với Nguyễn Trãi, Thế Lữ.
*Giáo viên: trình diễn slide 14.
-Học sinh: đọc nội dung slide 14.
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ thứ 2?
? Phép nhân hoá và điệp ngữ "lồng" trong câu 2 có sức gợi tả một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào trong hình dung của em?
-Học sinh: nêu cảm nhận.
? Các biện pháp nghệ thuật đó đã mang lại cho ánh trăng ở núi rừng Việt Bắc một vẻ đẹp như thế nào?
-Học sinh: nêu cảm nhận.
*Giáo viên : chốt lại
? Từ đây em có thể cảm nhận như thế nào về cảnh trăng trên rừng Việt Bắc trong thơ Bác?
*Giáo viên: chuyển ý.
*Giáo viên: trình diễn slide 15.
-Học sinh: đọc nội dung slide 15.
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu cuối?
? Câu thơ 3 trong bài có gì đặc biệt? Nó có vai trò gì trong bài thơ?
? Câu thơ "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ" cho ta thấy Bác đang trong trạng thái nào? Vì lí do gì?
? Thế nhưng, trong lời thơ "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" thì ta biết Bác chưa ngủ còn vì lí do chủ yếu nào khác nữa?
? slide 16:( thảo luận nhóm) 
-Học sinh: trả lời
*Giáo viên: kết luận slide 17
? slide 18:( thảo luận nhóm) 
Học sinh: trả lời
*Giáo viên: kết luận slide 19
*Giáo viên: bình giảng.
? Qua việc chưa ngủ của Bác, ta có thể hiểu thêm điều gì về tâm hồn và tình cảm của Người ?
? Em cảm nhận từ bài thơ "Cảnh khuya" những ý nghĩa biểu hiện nào?
- Học sinh: nêu ý nghĩa biểu hiện
* Giáo viên: kết luận, củng cố bài.
*Giáo viên: chuyển ý và trình diễn slide 20.
-Học sinh : đọc nội dung slide 20.
? Hai câu đầu trong bài "Rằm tháng giêng" tả cảnh gì? ỏ đâu?
? Hãy so sánh 2 câu đầu trong phiên âm và dịch thơ để rút ra nhận xét?
? Câu thơ mở đầu mở ra một không gian như thế nào?
? Câu thơ 2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? biện pháp nghệ thuật đó đã tạo nên sắc thái đặc biệt nào của đêm xuân rằm tháng giêng?
*Giáo viên: chuyển ý.
-Học sinh: đọc hai câu thơ cuối.
? Trong phiên âm, ở câu thơ thứ 3, tác giả điểm thêm những nét đẹp gì cho dòng sông xuân?
*Giáo viên: bình giảng sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong thơ Bác.
? Nơi khói sóng ấy là nơi Bác cùng các đồng chí ngắm trăng hay làm một công việc nào khác? 
? Đặt trong đề tài thơ kháng chiến của Bác, em hiểu như thế nào về chi tiết " bàn quân sự"? Chi tiết đó gợi lên một không khí như thế nào?( slide 21)
? Tình cảm nào của Bác được phản ánh trong chi tiết "bàn quân sự"?
*Giáo viên: chuyển ý,trình diễn slide 22 và đọc câu thơ thứ tư:
" Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"
? Em hình dung một cảnh tượng như thế nào qua câu thơ 4?
?Qua đó, em thấy được nét đẹp gì trong phong thái của Bác?
? Từ đó, em có nhận xét như thế nào về mối quan hệ giữa con người với cảnh vật trong bài thơ ?
*Giáo viên: kết luận và bình giảng.
? Qua phân tích ta có thể kết luận như thế nào về phong cách thơ của Bác?
*Giáo viên: giáo viên chốt lại.
? Hai bài thơ Bác có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật?
*Giáo viên: trình diễn slide 23.
? Qua hai bài thơ này, em học tập được
 gì về phong cách và lối sống của Bác?
-Học sinh: trả lời.
? Hai bài thơ " Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" vừa học thể hiện ý nghĩa chung nào?
-Học sinh: đọc ghi nhớ SGK trang 143.
*Giáo viên: trình diễn slide 24.
-Học sinh: làm cá nhân.
*Giáo viên: trình diễn slide 25.
-Học sinh: thảo luận nhóm.
*Giáo viên: sửa bài nhóm và kết luận( slide 25)
I.Vài nét về tác giả và xuất xứ hai bài thơ:
 1.Tác giả: 
2. Hoàn cảnh sáng tác:
II. Đọc, tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
3. Thể loại:
III. Phân tích văn bản:
1.Cảnh khuya:
a.Cảnh khuya trên rừng Việt Bắc:
-So sánh: tiếng suối-tiếng hát. 
®cảnh gần gũi với con người, trẻ trung, sống động. 
 -Điệp từ, nhân hoá: “lồng” 
®lộng lẫy, nhiều đường nét, hình khối, giao hoà, giao cảm.
Þ Có nhạc, có họa.
b.Tâm trạng của Bác:
- So sánh, điệp từ.
- Chưa ngủ: 
+Mãi ngắm cảnh đẹp 
+Lo việc nước 
Þ hài hoà chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ.
2.Rằm tháng giêng:
a.Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc:
 - Không gian: cao rộng, bát ngát.
 -Điệp từ: "xuân"
®Cảnh vật lộng lẫy, trong trẻo, trẻ trung, đầy sức sống.
2. Hình ảnh con người
- Bàn việc quân
®yêu quê hương, cách mạng. 
- Trăng đầy thuyền.
®phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.
ÞChất thép hài hoà chất nghệ sĩ trong tâm hồn Bác.
VI. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
 -Kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
 - Lời thơ tự nhiên gợi cảm.
 - Sử dụng các biện pháp tu từ đạt hiệu quả cao.
2. Nội dung:
 - Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
V. Luyện tập:
1. Trắc nghiệm
2.Tự luận
4. Hướng dẫn về nhà:( slide 26)(3 phút)

Tài liệu đính kèm:

  • docCảnh khuya - Rằm tháng giêng.doc