Từ khi thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới. Đã vài ba năm học tôi được đảm nhận đứng lớp dạy môn ngữ văn 7. Qua đó, tôi thấy thhơ Đường là một bộ phận khá quan trọng. Có thể nói những tác phẩm được đưa vào chương trình là những tác phẩm xuất sắc. Đó là tiếng nói của một lớp người đã sống cách chúng ta hàng ngàn năm, với một đất nước xa lạ (Trung Hoa).
Từ phong tục, tập quán, sinh hoạt đến cách sống, cách nghĩ, cách cảm đều khác với thế hệ hôm nay.
Hơn nữa, thơ Đường là thành tựu rực rỡ nhất của văn học đời Đường – Trung Quốc; Là thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc; Là đỉnh cao của thơ cổ điển Trung Quốc; Đồng thời cũng là thành tựu của thơ ca nhân loại. Cho đến nay các nhà sưu tầm, nghiên cứu đã lưu lại được gần 50.000 bài thơ của hơn 2000 nhà thơ Đường. Thơ Đường vừa độc đáo, vừa có tính cổ điển. Nó mang màu sắc Trung Quốc rõ nét đồng thời nó lại thể hiện một cách đầy đủ những đặc điểm của thể loại thơ. Đối với lịch sử văn học, thơ Đường ra đời trước nền văn học trungh đại Việt Nam gần ba thế kỷ.
Mục lục TT Mục Trang 1 A - Lí do chọn đề tài 2 2 B - Nội dung đề tài I - Về phương pháp 4 3 II - Về nội dung 5 4 III - Tổng kết 10 5 IV - Luyện tập 11 6 C - Bài học kinh nghiệm 12 7 D - Tài liệu tham khảo 14 Đề tài: Dạy bài “Xa ngắm thác núi Lư” của Lí Bạch theo hướng tích hợp, tích cực A. Lí do chọn đề tài Từ khi thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới. Đã vài ba năm học tôi được đảm nhận đứng lớp dạy môn ngữ văn 7. Qua đó, tôi thấy thhơ Đường là một bộ phận khá quan trọng. Có thể nói những tác phẩm được đưa vào chương trình là những tác phẩm xuất sắc. Đó là tiếng nói của một lớp người đã sống cách chúng ta hàng ngàn năm, với một đất nước xa lạ (Trung Hoa). Từ phong tục, tập quán, sinh hoạt đến cách sống, cách nghĩ, cách cảm đều khác với thế hệ hôm nay. Hơn nữa, thơ Đường là thành tựu rực rỡ nhất của văn học đời Đường – Trung Quốc; Là thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc; Là đỉnh cao của thơ cổ điển Trung Quốc; Đồng thời cũng là thành tựu của thơ ca nhân loại. Cho đến nay các nhà sưu tầm, nghiên cứu đã lưu lại được gần 50.000 bài thơ của hơn 2000 nhà thơ Đường. Thơ Đường vừa độc đáo, vừa có tính cổ điển. Nó mang màu sắc Trung Quốc rõ nét đồng thời nó lại thể hiện một cách đầy đủ những đặc điểm của thể loại thơ. Đối với lịch sử văn học, thơ Đường ra đời trước nền văn học trungh đại Việt Nam gần ba thế kỷ. Đối với bạn đọc Việt Nam, nhất là học sinh THCS ngày nay, thơ Đường là sản phẩm tinh thần vừa xa, vừa xưa. Nhương học thơ Đường không phải chỉ chiêm ngưỡng những giá trị tinh thần xa xưa, hay như những “cổ vật”. Mà quan trọng hơn là chúng ta vẫn hiểu được tiếng lòng, tâm tư của người xưa, chúng ta vẫn rung cảm, thấm thía được tâm hồn cao đẹp. Vì thế nắm được thi pháp thơ Đường, đặc biệt là hiểu được thơ Đường chúng ta cũng có điều kiện để hiểu rõ hơn về thi pháp thơ cổ Việt Nam. Để học sinh hiểu được chữ Hán, thi pháp thơ Đường rồi đến vệc cảm nhận được cảnh, người trong thơ là một vấn đề khó, nhất là đối với học sinh lớp 7. Mặt khác, tôi luôn băn khoăn và không ngừng cải tiến cách soạn, cách dạy để đảm bảo cho học sinh hoạt động, thực hành, suy nghĩ nhiều hơn đồng thời các em thấy được vấn đề nào cần phải tích hợp. Chính vì những lí do trên mà khiến tôi nghiên cứu, tìm hiểu để dạy bài “ Xa ngắm thác núi Lư” của Lí Bạch theo hướng tích hợp, tích cực. * Tình hình thực tế: Trong chương trình Ngữ văn 7 bài “ Xa ngắm thác núi Lư” được dạy ở tiết 34. Trong phần đọc- hiểu văn bản ở sách giáo khoa có 5 câu hỏi: Câu 1: Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ 2 (chú ý nghĩa của hai chữ “ Vọng” và “Dao”) xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả ? Vị trí lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước. Câu 2: Câu thơ thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào ? (chú ý mỗi tương quanh giữa tên gọi đỉnh núi và đặc điểm của cảnh vật được miêu tả). Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào ? Câu 3: Nêu lên những vẻ đẹp khác nhau của thác đã được Lí Bạch phát hiện mà miêu tả trong ba câu tiếp theo ? Câu 4: Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ ? Câu 5: Về hai cách hiểu câu thứ hai ( cách hiểu ở bản dịch nghĩa và cách hiểu trong chú thích (2) ) em thích cách hiểu nào hơn ? Vì sao ? Trong quá trình nghiên cứu soạn bài để dạy tôi đã đọc nhiều tài liệu tham khảo. Trong đó sách giáo viên và sách thiết kế bài giảng Ngữ văn là những tài liệu thông dụng. Qua đó, tôi thấy hai loại sách này, đặc biệt là sách giáo viên đều khai thác từ những câu hỏi ở sách giáo khoa rồi ddưa ra gợi ý, nếu bám vào đó để khai thác thì tôi chưa thực sự hoàn toàn hài lòng. Vì vậy, tôi quan tâm nhiều hơn về vấn đề tìm hiểu khai thác phương pháp và nội dung. B. Nội dung đề tài: I. Về phương pháp: Trước hết giáo viên đọc mẫu ba phần ( phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ) của văn bản, sau đó yêu cầu học sinh đọc lại dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Việc đọc các phần của văn bản sẽ giúp học sinh có tâm thế học, cảm nhận được âm hưởng chung của bài. ở phần phiên âm có những chữ học sinh sẽ không hiểu, nhưng không nên ngại đọc vì nếu không đọc học sinh sẽ không có cách cảm nhận riêng mà phần dịch thơ không thể thay thế. Bước tiếp theo là giải nghĩa, sách giáo khoa đã giải nghĩa nhưng giáo viên cũng cần chứng minh một số từ qua ví dụ cụ thể để học sinh hiểu (có thể vận dụng được),( tích hợp được với tiếng Việt ở “ từ Hán Việt”). Giải nghĩa từ rồi khái quát nghĩa của cả câu. Giáo viên lưu ý học sinh ở phần dịch thơ; Để giữ nguyên nghĩa và âm hưởng của nguyên tác là rất khó. Sau đó giáo viên tiến hành khai thác dựa vào câu hỏi ở sách giáo khoa, đặc biệt là quan tâm đến cách phân tích thơ Đường, cách mở bài, kết bài và cách dùng các từ có tính chất “ Chìa khoá” là rất quan trọng. Cách kết bài của bài thơ này rất hay, cần giúp học sinh thưởng thức được dư vị của chúng trong bài là năm động từ: “Vọng”, “Sinh”, “Quải”, “Lạc”, “Nghi”. Phân tích sâu năm từ này sẽ làm nổi bật cái thần của bài thơ. Bên cạnh đó, làm rõ đặc điểm thơ Đường; Vừa có đối thanh ( B đối với T theo yêu cầu của niêm luật) vừa có đối ý. Khi phân tích bám vào chữ, nghĩa, thanh, âm, nhịp điệu vì nó rất súc tích, cô đọng. Qua đó giúp học sinh thấy được nét độc đáo trong tâm hồn và phong cách nghệ thuật thơ của Lí Bạch. II. Về nội dung: 1. Giới thiệu sơ lược về tác giả - tác phẩm: Lí Bạch ( 701 – 762) tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc. - Là một nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường. - Ông được người đời mến mộ, gọi là “ Thi tiên” - Ông tiên làm thơ. - Thơ Lí Bạch là thơ của một tâm hồn phóng khoáng, hình ảnh thơ mang tính chất tươi sáng, kỳ vĩ, ngôn ngữ thơ tự nhiên mà điêu luyện. - Thơ giàu tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu tự do, coi thường công danh, coi trọng tình bằng hữu, sống hào hiệp, nghĩa khí. - Lí Bạch để lại trên 1000 bài thơ với phong cách lãng mạn bay bổng, tràn đầy cảm xúc và tưởng tượng, khắc hoạ thành công nhưng hình tượng kỳ vĩ, hào hùng. - Lí Bạch đi nhiều, hầu như các danh lam thắng cảnh trên đất Trung Hoa bao la Ông đều đặt chân tới và làm thơ. Bài “ Xa ngắm thác núi Lư” là một trong những bài thơ tả cảnh tuyệt bút của Ông. 2. Tìm hiểu nội dung: 1) Điểm nhìn của nhà thơ (vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả): Giáo viên cho học sinh biết các nhà thơ cổ phương Đông thường nhìn cảnh vật thiên nhiên từ xa để miêu tả (một nét của thi pháp thơ Đường) sau đó dẫn vào (vận dụng vào) bài thơ để trả lời câu hỏi. * Câu hỏi 1: Bức tranh núi Lư được nhìn từ đâu ? Những từ ngữ nào giúp chúng ta biết rõ điều đó ? - Vọng; ngắm. - Dao; xa. * Câu hỏi 2: Theo em, cách nhìn này có lợi thế như thế nào ? Có phải là cách nhìn tối ưu không ? - Học sinh trả lời. - Giáo viên chốt: Đây là cách nhìn tối ưu vì nó bao quát được vẻ đẹp toàn cảnh, làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác nui Lư. 2) Tạo nền cho bức tranh thơ: “ Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên” (Nắng rọi Hương Lô khói tía bay) Thơ Đường thường mượn khách để tả chủ nhằm tạo nền cho bức tranh thiên nhiên định miêu tả. ở bài này cũng vậy. Trong thơ Lí Bạch Hương Lô được khám phá ở sự tác động qua lại của các hiện tượng vũ trụ. * Câu hỏi 3: Em hãy cho biết tác giả có tả ngay thác nước ở câu đầu không ? Nhà thơ đã mượn cái gì để tả thác nước ? Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên Xét về cấu tạo câu thơ ta thấy: Có một chủ ngữ và hai vị ngữ (trong đó có 2 động từ): Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên CV ĐT ĐT VN1 VN2 Quan hệ về ý nghĩa trong câu thơ là quan hệ nhân – quả, chủ thể xuyên suốt là mặt trời. Vế 1: Mặt trời chiếu Hương Lô Vế 2: (Cho nên) sinh làn khói tía. * Câu hỏi 4: Qua sự miêu tả đó đã giúp người đọc hình dung cảnh núi Hương Lô như thế nào ? - ánh sáng mặt trời xuất hiện trên núi Hương Lô, toả ra một màu sắc rực rỡ, kỳ ảo. => Phác ra cái phông nền của vẻ đẹp toàn cảnh thác núi Lư. * Câu hỏi 5: Em có nhận xét gì về câu thơ dịch ? Trong câu thơ dịch vế câu trở thành cụm C - V “khói tía bay” như vậy chủ thể lại là “ Khói tía” khiến cho mối quan hệ nhân quả nói trên không còn, vì thế không không khí huyền ảo cũng mất đi. 3/ Những vẻ đẹp khác nhau của thác nước: * Câu hỏi 6: Ba câu thơ sau nói lên điều gì ? - Vẻ đẹp của thác nước: Trên nền cảnh núi rực rỡ, hùng vĩ đó một thác nước hiện ra khác nào một dòng sông treo trước mặt. * Câu hỏi 7: Lời thơ nào (ở 3 bản) tạo nên hình ảnh đó ? - Dao khan bộc bố khải tiền xuyên. - Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước. - Xa trông dòng thác trước sông này. * Câu hỏi 8: Dựa vào nghĩa của các từ “ quải’’, “tiền xuyên” sách giáo khoa chú thích. Em hãy phân tích vẻ đẹp của thác nước ? Vẻ đẹp của thác nước được tập trung ở từ “quải”. Thác không chảy mà được treo trên dòng sông phía trước (“tiền xuyên”) như một dải lụa trắng rủ xuống. Chữ “quải” ( treo) đã biến cái động thành tĩnh do cảm nhận nhìn từ xa về dòng thác. Đỉnh núi khói tía mịt mù chân núi, dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo cao như giải lụa. => Thác nước như giải lụa trắng rủ xuống yên lặng và bất động được treo giữa khoảng vách núi và dòng sông. * Câu hỏi 9: Em có nhận xét gì về bản dịch của câu thơ này ? - Bản dịch không có chữ “treo” mà dịch là “ trước sông này” làm mất đi vẻ đẹp tráng lệ, khó tạo ra cái ảo về giải ngân hà ở câu cuối. * Câu hỏi 10: Câu thơ thứ ba tả nước ở phương diện nào ? Tả độ cao, chiều dài, tốc độ của dòng nước: Phi lưu trực há tam thiên xích (Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước) * Câu hỏi 11: Chữ nào trong câu thơ này được viết bằng sự tưởng tượng táo bạo ? - Phi: bay. * Câu hỏi 12: Tác dụng của từ đó ? -> Gợi tả sức sống mãnh liệt của thác nước. => Cảnh vật lại từ tĩnh chuyển sang động nhừ hai động từ “ Phi” (bay), “trực há” (đổ thẳng xuống. Thác chảy như bay đổ thẳng xuống ba nghìn thước tạo nên một vẻ đẹp thật hùng vĩ ít có trrong thơ ca. * Câu hỏi 13: Cảnh tượng mãnh liệt và kỳ ảo đã kích thích trí tưởng tượng của nhà thơ để Ông viết lời thơ hết sức ấn tượng. Đó là lời thơ nào ? - Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên. - Ngỡ là dòng sông rơi tự chín tầng mây. - Tưởng giải Ngân Hà tuột khỏi mây. * Câu hỏi 14: Theo em, trong lời thơ này, chữ nào được dùng táo bạo nhất ? - Lạc ( rơi xuống). * Câu hỏi 15: Tác dụng ? -> Tính gợi hình, gợi cảm cao, mới mẻ. * Câu hỏi 16: Từ đó, em cảm nhận thêm nét đẹp nào ? - Đây là vẻ đẹp huyền ảo của thác nước được nhà thơ tái hiện thật tài tình trong hai động từ “ nghi” (ngỡ), “ lạc” (rơi) và hình ảnh Ngân Hà: Ngpx là sông Ngân rơi tự chín tầng mây. -> Khiến dòng thác trở nên hùng vĩ một cách huyền ảo. * Câu hỏi 17: Để tạo nên cảnh thiên nhiên sinh động như vậy, tác giả cần có năng lực miêu tả gì ? - Tài quan sát. - Trí tưởng tượng mãnh liệt. -> Sự kết hợp tài tình giữa cái ảo với cái thực, cái hình với cái thần trong bút pháp miêu tả, nhà thơ đã nâng vẻ đẹp thác nước lên đến đỉng cao tuyệt diệu. 4/ Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư: * Câu hỏi 18: Tìm trong văn bản từ ngữ chỉ sự có mặt của nhà thơ? Vọng (ngắm). Dao khan (xa nhìn, xa trông). Nghi ( ngỡ tưởng). * Câu hỏi 19: Các hành động “vọng”, “dao khan”, “nghi” ở đây mang ý nghĩa thông thường hay mang ý nghĩ nào trước những vẻ đẹp của thiên nhiên ? - ý nghĩa thưởng ngoạn. * Câu hỏi 20: Nếu đó là một hoạt động thưởng ngoạn thì đó là sự thưởng ngoạn như thế nào ? - Say mê, khám phá những vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên. * Câu hỏi 21: Người ta chỉ thưởng ngoạn khi yêu quý thiên nhiên, ở đây niềm yêu quý thiên nhiên đến mực nào ? Say đắm, mãnh liệt. * Câu hỏi 22: Từ đó, em hiểu gì về vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách nhà thơ Lí Bạch? - Tâm hồn nhạy cảm, thiết tha với những vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ phi thường của thiên nhiên. - Tính cách mãnh liệt, hào phóng. 3. Tổng kết: * Câu hỏi 23: Những nội dung nổi bật nào được thể hiện trong văn bản ? - Cảnh tượng thiên nhiên tráng lệ, huyền ảo. - Tình người say đắm với thiên nhiên. * Câu hỏi 24: Chúng ta học tập gì trong cách tả cảnh, tả tình của nhà thơ Lí Bạch khi làm văn bản miêu tả và biểu cảm ? - Học sinh thảo luận. - Tả cảnh bằng trí tưởng tượng mãnh liệt, dùng từ táo bạo tạo nên hình thơ phi thường. - Thông qua tả cảnh để tả tình. * Câu hỏi 25: Từ văn bản này, em hiểu gì về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong thơ cổ ? - Tình gắn bó với cảnh. - Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh. Giáo viên chốt: Như vậy có một chỗ đứng để ngăm thác núi Lư ở góc độ nên thơ ấy, chọn một thời điểm để nhậnn ra vẻ đẹp lộng lẫy ấy của thác núi Lư chỉ có Lí Bạch. Có một cách xúc cảm lãng mạn như thế trước vẻ đẹp hùng vĩ của thác núi Lư cũng chỉ có Lí Bạch. Vẻ đẹp của bài thơ vì thế đã sống mãi cùng với tên tuổi của vị “ Tiên thi” được cả nhân loại yêu mến. 4. Luyện tập: 1- Trò chơi ô chữ: Hãy điền những từ còn thiếu trong mỗi câu thơ đã được học trong chương ttrình Ngữ văn 7 vào ô chữ hàng ngang được đánh số tương ứng. Tìm từ hàng dọc: 1) Nhật chiếu Hương sinh tử yên Dao khan bộc bố quải tiền xuyên 2) Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi địa thượng sương 3) Nước thẳng xuống ba nghìn thước Tưởng giải Ngân Hà tuột khỏi mây 4) Thuyền đậu bến cô tô Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn sơn 5) Gặp nhau mà chẳng biết nhau Trẻ cười hỏi từ đâu đến làng 6) Tháng tám, thu cao, gió thét già Cuộn mất ba lớp nhà ta. Đáp án 2- Trắc nghiệm: 1) Dòng dịch nghĩa cho câu “ Phi lưu trực há tam thiên xích” là: a. Mặt trời chiếu núi Hương Lô sinh làn khói tía. b. Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước. c. Thác chảy như bay đổ thẳng xuống ba nghìn thước. d. Ngỡ là sông Ngân Hà rơi tự chín tầng mây. 2) Dòng nào có nghĩa là “dòng sông phía trước”: a. Tử yên. b. Tiền xuyên. c. Tam thiên. d. Cửu thiên. 3) Vẻ đẹp của bức tranh núi Lư là: a. Hiền hoà, thơ mộng. b. Êm đềm, thần tiên. c. Tráng lệ, kỳ ảo. d. Hùng vĩ, tĩnh lặng. C. Bài học kinh nghiệm: Từ thực tế giảng dạy tôi rút ra được những kinh nghiệm sau: 1 - Thực chất của đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, chỉ cần giáo viên biết gợi mở và toạ tình huống để học sinh tự khám phá thì việc tiếp thu thơ Đường là không quá khó. 2 - Muốn vậy giáo viên phải nắm vững thi pháp thơ Đường, xây dựng hệ thống câu hỏi gợi cho học sinh. 3 - Giáo viên cần tin tưởng học sinh để học sinh tự tin từ đó thấy được vai trò làm chủ của mình, từ đó tạo thói quen học tập tích cực. Giảng dạy văn nói chung là rất khó, dạy thơ Đường lại càng khó khăn hơn. Hiểu một tác phẩm đã khó, hiểu để dạy cho học sinh lại càng khó hơn. Trên đây là một số ý kiến nhỏ của tôi khi áp dụng dạy một tác phẩm cụ thể theo hướng tích hợp, tích cực. Tôi rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! D. Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1. 2. Sách giáo viên Ngữ văn 7 tập 1. 3. Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 tập 1. 4. Thiêt kế dạy học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp. 5. Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 7. 6. Vốn từ Hán Việt.
Tài liệu đính kèm: