Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Từ đồng nghĩa - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô

1.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức:Giúp hs:

 -Biết được thế nào là từ đồng nghĩa

 -Hiểu được từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

1.2.Kĩ năng:

 -Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.

 -Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

 -Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.

 -Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa.

1.3.Thái độ: Giáo dục kĩ năng sống cho hs:

 -Lựa chọn cách sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.Chia sẽ ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đồng nghĩa với bạn bè.

2.NỘI DUNG HỌC TẬP:

Thế nào là từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1997Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Từ đồng nghĩa - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:9 - TIẾT PPCT:35 TỪ ĐỒNG NGHĨA 
Ngày dạy:17/10/2012
1.MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức:Giúp hs:
 -Biết được thế nào là từ đồng nghĩa
 -Hiểu được từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
1.2.Kĩ năng:
 -Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.
 -Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
 -Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
 -Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa.
1.3.Thái độ: Giáo dục kĩ năng sống cho hs:
 -Lựa chọn cách sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.Chia sẽ ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đồng nghĩa với bạn bè.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
Thế nào là từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Bài tập bổ trợ.
3.2.HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Gv kiểm tra sĩ số HS
 4.2Kiểm tra miệng: 
Câu 1:Các lỗi thường gặp trong việc sử dụng quan hệ từ? Và cách khắc phục? (10 đ) (Thiếu quan hệ từ,Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa,Thừa quan hệ từ ,Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết)
 Câu 2:Có mấy loại từ đồng nghĩa?Cho ví dụ về từ đồng nghĩa? (10 đ)
-Có 2 loại:Đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
 4.3.Tiến trình bài học: 
 Gv giới thiệu bài mới:Trong từ thuần Việt cũng như từ Hán Việt ta thường hay gặp những từ tuy phát âm khác nhau nhưng nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.Đó là trường hợp từ đồng nghĩa mà hôm nay chúng ta tìm hiểu.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?(8’)
(?)Đọc lại bản dịch “Xa ngắm thác núi Lư”của Tương Như và dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học hãy tìm các từ đồng nghĩa với từ rọi ,trông?
-HS:(Nếu thoát khỏi sự ràng buộc của ngữ cảnh thì rọi còn có nghĩa là soi , trông còn có nghĩa là dòm ,ngó)
GV treo bảng phụ, ghi các nghĩa khác của từ trông
	a. Coi sóc, giữõ gìn cho yên ổn.
	b. Mong.
(?) Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông?
 -HS cho VD và rút ra định nghĩa dưới sự hướng dẫn của GV.
 - ăn, chơi, chén,
 - chết, mất, hi sinh,
àLà những từ đồng nghĩa.
(?) Thế nào là từ đồng nghĩa?
 -HS trả lời, GV chốt ý.
 Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.	
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu các loại từ đồng nghĩa.(8’)
 -GV lần lượt cho hs thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi ở mục II.Tg:4p.
(?)So sánh nghĩa của từ quả và trái trong hai vd? 
(?)Từ “quả” và từ “trái” có đồng nghĩa không và có phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa không?
(?)Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
(?)Nghĩa của hai từ “Bỏ mạng” và “Hy sinh”trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống nhau và khác nhau?
(?)Về sắc thái ý nghĩa có giống nhau không?
- Giống: Đều có nghĩa là chết.
(?)Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
(?)Có mấy loại từ đồng nghĩa?
HOẠT ĐỘNG 3: Sử dụng từ đồng nghĩa(6’)
(?)Thử thay các từ đồng nghĩa quả và trái ,bỏ mạng và hy sinh trong các vd ở mục 2 và nhận xét .
-HS thảo luận
(?)Câu hỏi thảo luận theo nhòm nhỏ.TG:2p :
Ở bài 7 ,Tại sao đoạn trích trong “Chinh phụ ngâm khúc” lại lấy tiêu đề “Sau phút chia ly”mà không phải sau phút chia tay
(Chia ly và chia tay đều có nghĩa xa nhau nhưng lấy tiêu đề sau phút chia ly thì hay hơn và mang sắc thái cổ xưa ,phù hợp với văn bản
(?)Hãy cho biết việc sử dụng từ đồng nghĩa?
GV chốt lại ý kiến của học sinh.và giáo dục ý thức lực chọn cách sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp.
HOẠT ĐỘNG 4: GV hướng dẫn HS phần luyện tập(10’)
 HS đọc bài tập 1.Xác định yêu cầu bài tập 1
 =>Gọi 1 HS lên bảng. Các em còn lại làm váo VBT
-HS đọc bài tập 2.Xác định yêu cầu bài tập 2
 =>Thảo luận nhóm bàn. Đại diện nhóm trả lời 
-GV chốt ý 
-HS đọc và xác định yêu cầu BT6
 -Gọi 1 HS lên bảng. Các em còn lại làm vào VBT
* Gv cho hs một số bài tập bổ trợ về từ đồng nghĩa.
 - GV hướng dẫn hs sử dụng từ điển để phân biệt nghĩa.
I.THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA?
 Vd /sgk
 -Rọi:Chiếu
 -Trông:Nhìn
 àTừ đồng nghĩa
 - Từ nhiều nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau
 a.Trông (để nhận biết): Nhìn ,dòm ngó
 b.Trông (Coi sóc ,giữ gìn):Trông coi ,chămsóc
 c.Trông(Mong):Hy vọng ,trông mong
* GHI NHỚ:SGK/114
II.CÁC LOẠI TỪ ĐỒNG NGHĨA
 1.Từ đồng nghĩa hoàn toàn
 VD1: Rủ nhau xuống bể mò cua
 Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
 VD2: Chim xanh ăn trái xoài xanh
 Aên no tắm mát đậu cành cây đa
-Quả và trái là hai từ đồng nghĩa giống nhau về sắc thái ý nghĩa
*Từ đồng nghĩa hoàn toàn là từ không phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa
 2.Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
 -Giống nhau:
 +Hy sinh: Chết
 +Bỏ mạng:Chết
-Khác nhau:
 +Hy sinh:Chết vì lí tưởng
 +Bỏ mạng:Chết vô ích
 *Từ đồng nghĩa không hoàn toàn:Là từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái ý nghĩa
* GHI NHỚ 2:SGK/114
III.SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA
 a.Trái và quả có thể thay thế cho nhau 
 b.Bỏ mạng và hy sinh không thể thay thế cho nhau
*Từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau nhưng cũng có những trường hợp không thể thay thế cho nhau (Từ đồng nghĩa không hoàn toàn)
 c.So sánh 2 từ:
*Giống nhau
 -Chia ly:Xa nhau
 -Chia tay: Xa nhau
 *Khác nhau:
 -Chia ly :Mang sắc thái cổ 
*GHI NHỚ 3:SGK
VI.LUYỆN TẬP
BT 1:Tìm từ Hán Việt
 -Gan dạ=Dũng cảm
 -Nhà thơ=Thi sĩ
 -Mổ xẻ= Phẫu thuật
 -Của cải =Tài sản
 -Nước ngoài =Ngoại quốc
 -Chó biển =Hải cẩu
 -Đòi hỏi=Yêu cầu
 -Năm học =Niên khoá
 -Loài người= Nhân loại
-Thay mặt =Đại diện
 BT2: Tìm từ gốc Aán Aâu
 -Máy thu thanh=Ra dio
 -Sinh tố=Vita min
 -Xe hơi=Ô tô
 -Dương cầm=Pi-a-nô
 BT6:Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
 a.Thành quả – Thành tích
 b.Ngoan cố – Ngoan cường
 c.Nghĩa vụ –Nhiệm vụ
 d.Giữ gìn –Bảo vệ
* Bài tập bổ trợ:
 Bài 1:
Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm các từ đồng nghĩa sau:
a.trông, mong, ngóng
b.giữ gìn, bảo vệ, che chở
 c.từ biệt, tạm biệt, vĩnh biệt
d.vợ, bà xã, phu nhân.
BT 2:Cho 2 từ:lạnh, rét.
Tìm các từ có thể kết hợp được với cả 2 từ, các từ chỉ kết hợp được với từ lạnh , các từ chỉ kết hợp với từ rét 
Lạnh thường mang ý nghĩa khách quan, rét thường mang ý nghĩa chủ quan.
4.4. Tổng kết:
Câu 1:Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho vd
-Là những từ có nét nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
 Câu 2:Từ đồng nghĩa có mấy loại? Cho vd ở mỗi loại?
-Có 2 loại: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
4.5 Hướng dẫn học tập:
 -Đối với bài học ở tiết học này:
 +Học ghi nhớ 
 +Nắm vững nội dung bài học
 +Làm bài tập 3,4,5,7 sgk/115.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Chuẩn bị bài “Từ trái nghĩa” sgk/128
 +Thế nào là từ trái nghĩa, 
 +Việc sử dụng từ trái nghĩa
 +Xem trước bài tập phần Luyện tập.
5. PHỤ LỤC:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTừ đồng nghĩa - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô.doc