Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Từ trái nghĩa - Tạ Thị Thu - THCS Nguyễn Trực - TTKB

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được khái niệm từ trái nghĩa.

- Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói và viết.

Lưu ý: học sinh đã học về từ trái nghĩa ở Tiểu học.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Kiến thức: - Khái niệm từ trái nghĩa.

 - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.

2. Kĩ năng: - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.

 - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.

3. Thái độ: HS có ý thức khi sử dụng từ trái nghĩa trong giao tiếp.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

 1.Ổn định tổ chức.

 2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho VD?

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 14686Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Từ trái nghĩa - Tạ Thị Thu - THCS Nguyễn Trực - TTKB", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn 7 - Tiết 39 Ngày 26/10/2014
TỪ TRÁI NGHĨA
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm từ trái nghĩa. 
- Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói và viết.
Lưu ý: học sinh đã học về từ trái nghĩa ở Tiểu học.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức: - Khái niệm từ trái nghĩa.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.
2. Kĩ năng: - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
 - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ: HS có ý thức khi sử dụng từ trái nghĩa trong giao tiếp.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1.Ổn định tổ chức.	
 2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho VD?
 3.Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài.
 Cặp từ rách – lành, dở - hay không phải là từ đồng nghĩa thì nó là cặp từ gì? 
Vậy thế nào là từ trái nghĩa và sử dụng từ trái nghĩa như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
 GV giới thiệu đồ dùng trực quan và yêu cầu HS quan sát.
1) Cho HS quan sát 2 chiếc thước kẻ: một dài, to và 1 ngắn, bé. Các em đã học phương pháp tính độ dài đoạn thẳng ở lớp 6. Vậy, nhìn 2 chiếc thước, em nào hãy nhận xét khái quát về chiều dài của mỗi chiếc thước? GV ghi: Dài - ngắn , To – nhỏ
 - GV lấy chiếc thước nhựa mềm, uốn cong nó lại và hỏi: Em có nhận xét gì về chiếc thước mà cô vừa uốn? (mềm). Còn chiếc thước gỗ này có thể uốn được như chiếc thước mềm kia không? Vì sao? (không – vì nó rất cứng). -> GV ghi: cứng – mềm
2) Hai chai nước một to đựng nước đầy và một nhỏ nước vơi.
Em có nhận xét gì về chiều cao và lượng nước của từng cốc nước ? 
Cao – thấp, đầy – vơi.
 Dựa vào những kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy cho biết các cặp từ trên là từ gì?
To – nhỏ, dài - ngắn, cứng – mềm, đầy – vơi, cao – thấp ... là các cặp từ trái nghĩa.
 Vậy thế nào là từ trái nghĩa và sử dụng từ trái nghĩa như thế nào và có tác dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
HĐ2
+ Cho HS đọc VD1 trên máy chiếu:
Bản dịch thơ bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê .
- Dựa vào các kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy:
+ Tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 bản dịch thơ đó? 
+ Cho biết các từ đó trái nghĩa nhau về điều gì? 
Ngẩng - cúi: trái nghĩa nhau về hướng cử động của đầu
Trẻ - già : trái nghĩa nhau về tuổi tác.
Đi - trở lại : trái nghĩa về sự tự di chuyển khỏi nơi xuất phát hay quay trở lại nơi xuất phát.
- GV: Các cặp từ: ngẩng – cúi, trẻ - già , đi - trở lại là những cặp từ trái nghĩa. 
- Qua ví dụ, hãy cho biết thế nào là từ trái nghĩa?
Chiếu => Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
+ VD2 (ghi bảng)?
- Tìm từ trái nghĩa với từ “già” trong trường hợp tuổi già và rau già ? 
+ Tuổi già là từ dùng để chỉ người ở độ tuổi như thế nào? (Người đã rất nhiều tuổi so với tuổi đời trung bình à nghĩa gốc). 
+ Từ trái nghĩa với tuổi già là từ nào? (Tuổi trẻ)
- Rau già là từ dùng để chỉ loại rau như thế nào?
 (Rau già là rau đã ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ, sau đó là đến giai đoạn tàn lụi. à nghĩa chuyển).
+ Tìm từ trái nghĩa với rau già?
- GV ghi VD 2 lên bảng:
- Lành: áo lành 
 bát lành 
 tính lành 
 món ăn lành
+ Tìm từ trái nghĩa với từ “lành” trong các trường hợp trên? 
- Em có nhận xét gì về từ già và lành ?
 à Từ già và từ lành là từ nhiều nghĩa.
- GV: Quan sát ví dụ, ta thấy mỗi nghĩa của từ nhiều nghĩa lại có những từ trái nghĩa khác nhau.
- Vậy, qua ví dụ 2, em rút ra kết luận gì ?
GV chiếu: Một từ nhiều nghĩa khác có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau .
- Qua phần I, chúng ta cần ghi nhớ mấy nội dung? 
- HS đọc ghi nhớ ?
Chuyển: Việc sử dụng từ trái nghĩa như thế nào, có tác dụng gì? chúng ta đi tìm hiểu phần II.
HĐ3
- GV chiếu VD1:
Trẻ đi già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.
Gặp nhau mà chẳng biết nhau,
Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng?”
 (Hạ Tri Chương)
- Trong 2 bài thơ dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì? 
+ Ngẩng đầu >< cúi đầu à Tác dụng: Khắc hoạ hai hành động trái ngược nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng thường trực trong tâm hồn nhà thơ.
+ Trẻ đi >< già trở lại à Tác dụng: Thể hiện thời gian xa cách đằng đẵng và tình cảm gắn bó với quê hương của tác giả.
- GV: Trong các bài thơ trên, từ trái nghĩa được sử dụng để tạo nghệ thuật đối.
- GV chiếu câu hỏi thảo luận nhóm:
N1: Tìm ví dụ câu ca dao có sử dụng từ trái nghĩa?
N2: Tìm ví dụ tục ngữ có sử dụng từ trái nghĩa?
N3: Tìm ví dụ thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa? 
+ Thảo luận trong thời gian 3 phút.
+ GV phát giấy khổ lớn, bút dạ cho HS.
+ Hình thức thực hiện: HS làm theo nhóm. Hết thời gian, đại diện nhóm lên dính bài của nhóm mình lên bảng.
+ GV nhận xét bài của các nhóm.
(Ở 2 bài thơ đã học, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
Trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ việc sử dụng cặp từ trái nghĩa khiến cho nhịp điệu của câu như thế nào? Các vế ra sao? Hình ảnh trong bài như thế nào?
- Vậy, tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa là gì ? 
- GV chiếu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa:
- GV: Đây chính là nội dung ghi nhớ 2-Sgk/128
- HS đọc ghi nhớ 2 – Sgk/128 ?
GV: Tuy từ trái nghĩa có tác dụng như vậy, nhưng khi sử dụng nó cũng cần phải chú ý sử dụng cho phù hợp? Vì sao lại như vậy, các em sẽ theo dõi ví dụ sau:
- GV chiếu câu hỏi: So sánh các cách nói sau ? 
Trường hợp 1: + Cái áo này giá cao.
 + Cái áo này giá hạ.
Trường hợp 2: + Anh ấy có trình độ cao.
 + Anh ấy có trình độ hạ.
à Câu 2 ở trường hợp 2 sử dụng từ trái nghĩa không phù hợp. 
- Để sử dụng đúng trong trường hợp này,theo em, ta cần phải dùng từ nào thay thế cho từ hạ? 
- Qua ví dụ, em thấy cần lưu ý gì khi sử dụng từ trái nghĩa?
- GV nhấn mạnh: Khi nói, viết, chúng ta phải có ý thức trong việc sử dụng từ trái nghĩa sao cho đúng, phù hợp với văn cảnh để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh dùng không phù hợp như ví dụ trên.
HĐ3
- GV gọi 3 HS lên bảng làm 3 bài tập: 1, 2, 3.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. 
- GV chiếu kết quả so sánh, cho điểm.
Bài 1: Lành - rách, giàu – nghèo, ngắn – dài, đêm – ngày, sáng – tối.
Bài 2 / 129:
 cá tươi > < cá ươn
- Tươi
 hoa tươi > < hoa héo 
 ăn yếu > < ăn khỏe 
 - Yếu 
 học lực yếu > < học lực giỏi 
 chữ xấu > < chữ đẹp
- Xấu 
 đất xấu > < đất tốt
Bài 4: chiếu yêu cầu của bài và hướng dẫn. 
Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa? Gạch chân dưới các từ trái nghĩa?
- GV cho HS viết bài. Sau đó gọi HS đọc bài. 
- HS khác nghe, nhận xét.
- GV chữa cho HS.
I. Thế nào là từ trái nghĩa?
 VD1
- Ngẩng - cúi 
- Trẻ - già 
- Đi - trở lại 
VD2:
- Già:
+ Tuổi già > < tuổi trẻ
+ Rau già > < rau non
- Lành: 
áo lành > < áo rách
bát lành > < bát vỡ
tính lành > < tính ác, dữ
món ăn lành > < món ăn độc
Ghi nhớ 1 - Sgk / 128
II. Sử dụng từ trái nghĩa
VD1:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương. 
 (Lí Bạch)
VD2:
Ghi nhớ 2: Sgk / 128 
à Lưu ý: Cần sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
III. Luyện tập:
Bài 3 / 129:
- Chân cứng đá mềm.
- Có đi có lại.
- Gần nhà xa ngõ.
- Mắt nhắm mắt mở.
- Chạy sấp chạy ngửa.
- Vô thưởng vô phạt.
- Bên trọng bên khinh.
Bài 4 / 129:
a) Quê hương em ở vùng núi Đức Linh, vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa, thường có những ngày mưa rả rích. Ông em kể rằng: xưa kia nơi đây là một vùng đồi núi hoang vu, vắng vẻ, không một bóng người nhưng ngày nay, ở nơi đây, con người đã biến những đồi núi hoang vu, cằn cỗi thành những cánh rừng xanh tươi, bát ngát.
4. Củng cố :
 Qua tiết học này, em cần ghi nhớ những đơn vị kiến thức nào?
5. Hướng dẫn học bài :
 - VN học bài, làm bài tập còn lại.
 - Tìm 3 cặp từ trái nghĩa và đặt câu với mỗi cặp từ đó.
 - Tìm các cặp từ trái nghĩa được sử dụng để tạo hiệu quả diễn đạt trong 1 số 
 văn bản đã học.
 - Soạn bài “Luyện nói văn biểu cảm” phần chuẩn bị ở nhà. Mỗi HS chuẩn bị ít 
 nhất một bài luyện nói trong 4 đề trong Sgk. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTừ trái nghĩa - Tạ Thị Thu - THCS Nguyễn Trực-TTKB.doc