Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Ca Huế trên sông Hương

A- Mục tiêu cần đạt:

 Qua bài học, học sinh:

1.Thấy được vẻ đẹp một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu với những con người rất đỗi tài ba.

 2. Biết cách phân tích văn bản giới thiệu về một nét đẹp văn hoá xã hội.

 3. Xác định được ý thức trách nhiệm, yêu quý trân trọng, góp phần giữ gìn và phát huy những di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc.

B. Đồ dùng dạy học:

 Sử dụng phương tiện trong tiết học: projector, televison, tranh ảnh, một số đoạn phim thời sự và làn điệu ca Huế.

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 8303Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Ca Huế trên sông Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 28 
TIẾT 113: VĂN BẢN:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
	 - Hà Ánh Minh - 
A- Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, học sinh:
1.Thấy được vẻ đẹp một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu với những con người rất đỗi tài ba.
	2. Biết cách phân tích văn bản giới thiệu về một nét đẹp văn hoá xã hội. 
	3. Xác định được ý thức trách nhiệm, yêu quý trân trọng, góp phần giữ gìn và phát huy những di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc. 
B. Đồ dùng dạy học:
	Sử dụng phương tiện trong tiết học: projector, televison, tranh ảnh, một số đoạn phim thời sự và làn điệu ca Huế... 
C- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học: 
	* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ
H: Em cho biết thế nào là văn bản nhật dụng? Kể tên những văn bản nhật dụng đã học trong chương trình lớp 6,7 và cho biết đề tài của những văn bản đó?
ĐA: - VBND không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến VBND trước hết là nói đến tính chất nội dung của văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt của con người với cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em,VBND có tính cập nhật về đề tài; đa dạng về hình thức. VBND sẽ góp phần xây dựng và làm giàu thêm tình cảm và ý thức công dân, ý thức cộng đồng, giúp HS hoà nhập hơn với cuộc sống hiện tại.
 - 
Lớp
Tên văn bản
Đề tài nhật dụng của VB
Ngữ văn 6
- Cầu Long Biên – chứng nhân
lịch sử
- Động Phong Nha
- Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ
- Di tích lịch sử
- Danh lam thắng cảnh
- Quan hệ giữa thiên 
nhiên và con người
Ngữ văn 7
- Cổng trường mở ra
- Mẹ tôi
- Cuộc chia tay của những con búp bê
- Ca Huế trên sông Hương
- Nhà trường
- Người mẹ
- Quyền trẻ em
- Văn hoá dân tộc
	* Bài mới: 
Hoạt động 1. Khởi động 
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Ca Huế trên sông Hương 
H: Em đã bao giờ đến Huế chưa? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết?
 GV: - Xứ Huế nổi tiếng với những sản phẩm văn hoá độc đáo, đa dạng và phong phú mà ca Huế là một trong những sản phẩm nổi tiếng.
"Nằm giữa miền Trung Việt Nam, Huế trong một thời gian dài là kinh đô lịch sử. Có sông Hương ru vỗ du dương, bao bọc bởi những đồi cây xanh tốt, trang trí thêm bằng những vườn tược xum xuê;có những dòng kênh bao quanh như chạm khắc, thêu ren. Thành phố Huế là một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị.
 ...Cách cấu tạo tượng trưng của các khoảng không gian khác nhau làm cho Huế trở nên thành phố của sự hài hoà tuyệt diệu. Huế thực hiện được sự tổng hợp giữa đạo và đời trong kiến trúc, tổng hợp được cổ xưa và hiện đại; qua đó Cố đô cổ kính chung sống hài hoà với thành phố trẻ mới ngày nay".
 (Amadou Mahtar M'Bow - Nguyên Tổng Giám đốc UNESCO) (Đọc trên nền hình ảnh)
(slide1,2,3 )
- Ghi tên bài học (slide 4)
- Nêu mục tiêu bài học (silde 5)
- Giới thiệu tư liệu tham khảo (slide 6) 
- Nghe một đoạn ca Huế (silde 7) 
TL: (dự kiến HS trả lời được một sỗ nét tiêu biểu của Huế)
Hoạt động 2. Đọc - tìm hiểu chung
Nội dung hoạt động 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Bố cục
2. Phương thức biểu đạt - Thể loại
3. Ý nghĩa nhật dụng
* GVhướng dẫn HS đọc- tìm hiểu chung.
- Các em hãy cùng nhau thống nhất lại cách đọc bài và đọc thể hiện cho cả lớp nghe. 
- Em hiểu thế nào là thuyền Rồng? 
- Em biết gì về chùa Thiên Mụ? 
(silde 8)
- Tìm hiểu bố cục của bài?
- Phương thức biểu đạt?
Thể loại?
- Ca Huế trên sông Hương là một văn bản nhật dụng. Vậy, đâu là nội dung nhật dụng của văn bản này?
 (silde 9)
- Giọng đọc toàn bài thong thả, tha thiết, trữ tình sâu lắng; tiết tấu chậm.
-Thuyền rồng: là thuyền trước mũi có đầu rồng, đó là thuyền vua ngự. Từ đời vua Gia Long đến đời vua Tự Đức đều có thuyền rồng, đẹp nhất là chiếc Lợi Thiệp và thuyền thường có nội cung theo hầu. Chiếc thuyền ngự không chèo, phải có thuyền trần đi trước dắt thuyền ngự. 
- Chùa Thiên mụ: Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đi dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn 
Ông cho xây dựng chùa Thiên Mụ tại đây.
- Trong khuôn viên của chùa có hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.
Hoạt động 3. Đọc tìm hiểu chi tiết
Nội dung hoạt động 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
II. Đọc - tìm hiểu chi tiết
1. Huế - cái nôi của dân ca
a. Các làn điệu
 - Các làn điệu Ca Huế rất phong phú. 
- Thể hiện đời sống nội tâm của con người
Đây là nghệ thuật rất
 độc đáo. 
b. Nguồn gốc ca Huế
- Ca Huế có nguồn gốc: làn điệu dân ca + nhã nhạc, nhạc cung đình.
- Thể điệu Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi.
2. Đặc sắc ca Huế trên sông Hương
a. Cách thức biểu diễn
- Nhạc cụ dân tộc
- Dàn nhạc hoà tấu làm xao động tận đáy hồn người.
b. Cách thưởng thức ca Huế
- Cách thức biểu diễn và thưởng thức ca Huế vô cùng độc đáo. 
- Ca Huế: Một thú vui tao nhã. (Thanh cao. Lịch sự. Nhã nhặn. Sang trọng. Duyên dáng).
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu về các làn điệu và nguồn gốc ca Huế.
- GV đọc đoạn 1 SGK.
- Cho HS điền vào bảng trống về làn điệu và đặc điểm ca Huế (pp sàng lọc). 
H: Nêu nhận xét của em về thủ pháp nghệ thuật của đoạn văn mở đầu? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó?
- GV chốt 
- HS đọc đoạn từ “ca Huế hình thànhtrai hiền gái lịch”.
- Ca Huế được hình thành từ đâu? (silde 10)
- Nêu đặc điểm của nhạc dân gian, nhạc cung đình, nhã nhạc?
- Tại sao nói các làn điệu ca Huế vừa sôi nổi, vui tươi, vừa trang trọng, uy nghi? (silde 11)
- Chốt lại về nguồn gốc ca Huế.
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc sắc của ca Huế.
- Gọi HS đọc đoạn “Đêm.gõ nhịp”
H: - Quan sát dàn nhạc, các nhạc cụ, lắng nghe một đoạn nhạc và cho biết đó là nhạc cụ nào trong dàn nhạc biểu diễn ca Huế? 
(slide 12 - 18)
- Gọi HS đọc đoạn “Các ca công trai hiền, gái lịch”.
H: Đoạn văn miêu tả các nhạc công, ca công như thế nào? (silde 19.)
H: - Thời gian, không gian biểu diễn, người biểu diễn và người thưởng thức trong đêm Ca Huế hiện ra như thế nào? (silde 20, 21). 
H: Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú tao nhã? (HS thảo luận 3 phút theo từng bàn, làm trên phiếu học tập)
- GV xác nhận câu trả lời (silde 22,23)
H: Văn bản giúp em hiểu gì về ca Huế, về tâm hồn người dân xứ Huế?
- HS lắng nghe, cảm nhận
- HS lên bảng.
- HS theo dõi GV xác nhận kiến thức.
TL:
- Thủ pháp: Dùng phép liệt kê kết hợp với lời giải thích, bình luận.
- Tác dụng: Sự phong phú của làn điệu Huế. Thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế.
- HS lắng nghe
- HS ghi vào vở nhận xét về làn điệu ca Huế.
- HS trả lời:
+ Nhạc dân gian: là các làn điệu dân ca, những điệu hò, thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui.
+ Nhạc cung đình, nhã nhạc: là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.
+ Sự kết hợp hai dòng nhạc tạo nên thể điệu ca Huế.
 - HS ghi vào vở nhận xét về nguồn gốc, tích chất ca Huế.
TL:- Đàn tranh.
TL: - HS trả lời và lắng nghe, ghi chép theo lời chốt của GV.
TL: - HS trả lời và lắng nghe, ghi chép theo lời chốt của GV.
(Không gian:Trên sông. 
Thời gian: Đêm khuya.
Người biểu diễn: Nhạc công, ca công tài hoa.
Người thưởng thức: Du khách dân dã, tinh tế).
 TL: HS dựa vào câu trả lời của câu trước.
TL: - Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian chỉ còn cảm thấy tình người. Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người. Ca Huế mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó.
- Con ngưòi Huế đặc biệt "Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm".
Hoạt động 4. Tổng kết
Nội dung hoạt động 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
* Nội dung:
 - Huế nổi tiếng với các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình.
 - Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hoá thanh lịch, tao nhã.
 - Một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
* Nghệ thuật:
 - Liệt kê kết hợp giải thích, bình luận.
 - Miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm, chân thực. 
* GV hướng dẫn HS tổng kết về nội dung và nghệ thuật.
H: Sau khi đọc văn bản này, em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế? Điều đó gợi tình cảm gì trong em? 
H: Thành công về nghệ thuật của bài văn?
(silde 24)
TL: (c1)
- Nét đẹp của ca Huế được nhấn mạnh là thanh cao, tinh tế; thể hiện tính dân tộc cao trong biểu diễn. 
- Cách thưởng thức ca Huế vừa dân dã, vừa sang trọng giữa một thiên nhiên và lòng người trong sạch. Ca Huế đã đạt tới vẻ đẹp hoàn thiện trong cách thưởng thức này.
- Yêu quý Huế, ca Huế. Tự hào về văn hoá phi vật thể của dân tộc.
- Có ý thức giữ gìn và phát triển chúng.
Hoạt động 5. Luyện tập
Nội dung hoạt động 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Bài tập 1.
Bài tập 2.
* GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK và bài tập bổ sung.
H: Nêu ý nghĩa của hai bức tranh minh hoạ trong SGK? (silde 25- 27)
H: Kể tên một số làn điệu dân ca ở địa phương khác mà em biết? 
(silde 28-30)
TL: - Hai nét đẹp:
+ Vẻ đẹp cố đô Huế.
+ Vẻ đẹp ca Huế trên sông Hương.
TL:
- Hò kéo lưới (Nam Bộ)
- Lí cây bông (Nam Bộ)
- Quan họ Bắc Ninh 
- Chèo tàu (Hà Tây)
* Củng cố: Làm một bài tập trong dự phòng.
* Hướng dẫn học bài: 
	1. Nắm vững nội dung bài học.
	2. Làm vào vở bài tập phần luyện tập trang 104.
	3. Sưu tầm một vài làn điệu ca Huế hoặc dân ca địa phương để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt ngữ văn cuối năm.
	4. Soạn văn bản "Quan âm Thị Kính" (Tìm hiểu xung đột kịch; tìm hiểu nhân vật nữ chính và nữ lệch trong trích đoạn vở chèo).
(Bài soạn có kèm bài giảng điện tử)

Tài liệu đính kèm:

  • docCa Huế trên sông Hương (5).doc