I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS thấy được vẻ đẹp
của một nét sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế,
môt vùng dân ca phong phú về nội dung,
giàu có về làn điệu và những con người rất
đỗi tài hoa.
2. Kỹ năng: Tạo cho học sinh kĩ năng phân
tích văn bản nhật dụng - môt bài kí.
3. Thái độ: Xây dựng cho học sinh ý thức
tự hào vàbiết bảo tồn và phát huy những nét
đẹp văn hóa truyền thống của cha ông
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :
Đọc sgk, nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh về Huế, lời của một vài làn điệu dân ca Huế
Băng nhạc, soạn giáo án, làm bảng phụ
2. Học sinh : Xem bài trước nhà.
GIÁO ÁN TỐT Ngày soạn : 31/03/2008 Ngày giảng:01/04/2008 Tuần 28 - Tiết : 113 Bài dạy : CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG ( Theo Hà Ánh Minh – Báo Người Hà Nội ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS thấy được vẻ đẹp của một nét sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế, môït vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa. 2. Kỹ năng: Tạo cho học sinh kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng - môït bài kí. 3. Thái độ: Xây dựng cho học sinh ý thức tự hào vàbiết bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : Đọc sgk, nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh về Huế, lời của một vài làn điệu dân ca Huế Băng nhạc, soạn giáo án, làm bảng phụ 2. Học sinh : Xem bài trước nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) * Câu hỏi: - Phân tích những trò lố mà Va- ren đã bày ra với Phan Bội Châu ? - Vì sao tác giả lại đặt những việc làm của Va-ren đối với PBC là “những trò lố”? * Gợi ý: - Va-ren bày ra những trò lố đối với PBC : hứa sẽ chăm sóc vụ PBC nhưng thực chất chỉ là một lời hứa lèo, gian trá, giả dối. Khi đến gặp cụ PBC ở trong tù thì dùng những lời lẽ hoa mĩ, khua môi múa mép hòng dụ PBC theo hắn phản lại lí tưởng - Tác giả đặt tên như vậy vì từ đầu đến cuối chỉ một mình Va-ren thực hiện, mình Va-ren thủ vai như một thằng hề trong một tấn trò của vở kịch 3. Giảng bài mới : a) Giới thiệu bài: 2’ Giáo viên đưa ra tình huống - Trước khi học bài này,em đã biết gì về cố đô Huế ? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết? à Huế là Cố đô xưa của triều Nguyễn, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. - Giáo viên cho học sinh nghe một điệu dân ca Huế à học sinh đoán tên làn điệu. Nói đến Huế, người ta cảm nhận dến một cái gì đó vừa sâu lắng vừa huyền ảo buồn man mác, chứa đựng tâm tư-tình cảm của con người: Nỗi niềm chi rứa Huế ơi! Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên. ( Tố Hữu ) Huế là vậy đó, Huế hiểu được lòng người, dìu dắt con người đi vào cõi mơ mộng, xa xăm bởi những làn điệu dân ca sâu nặng nghĩa tình: lúc vui, lúc buồn, lúc say mê quyến rũ, lúc khoan thai Có thể nói Huế là cái nôi của sản phẩm văn hóa độc đáo, đa dạng và là cái nôi của những nghệ thuật văn hóa dân tộc. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một nét đọc đáo trong cái nôi ấy: Ca Huế trên sông Hương. TG (phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10 µ Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. I. Tìm hiểu chung: - Văn bản nhật dụng. - Thể loại: Bút kí kết hợp nghị luận, miêu tả và biểu cảm. - Bố cục: 2 phần + Phần 1: Từ đầu à “lí Hoài Nam”: Vẻ đẹp phong phú đa dạng của làn điệu dân ca Huế. + Phần 2: phần còn lại : Vẻ đẹp của ca Huế. Vậy em hiểu thế nào là ca Huế ? - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số từ khó. Qua đó hãy cho biết, văn bản này thuộc loại văn bản nào gì? Hãy kể tên một vài văn bản cùng loại mà em đã học ? Văn bản này thuộc thể loại gì ? Văn bản này có thể chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần ? - Gv hướng dẫn học sinh đọc chậm rãi, truyền cảmà đọc mẫu gọi học sinh đọc tiếp. þ Ca Huế là dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung. Đây là một sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân Cố đô: người nghe và người hát cùng ngồi thuyền đi trên sông Hương. Ca Huế thường diễn ra ban đêm và chủ yếu hát các làn điệu dân ca Huế. þ Văn bản nhật dụng: Động Phong Nha, Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử þ Bút kí kết hợp nghị luận, miêu tả và biểu cảm. þ Bố cục 2 phần : - Học sinh đọc . 15 µ Hoạt động 2 : Tìm hiểu vẻ đẹp của làn điệu dân ca Huế II. Phân tích: 1) Vẻ đẹp phong phú đa dạng của làn điệu dân ca Huế: a) Làn điệu : ( Treo bảng phụ ) à ( Liệt kê) Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có bâng khuâng, có tiếc thương ai oán. b) Nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt, tỳ bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo và cặp sanh. à(Liệt kê) nhạc cụ phong phú. c) Cách chơi nhạc: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấn, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. à (Liệt kê) điêu luyện. Ä Dân ca Huế phong phú về làn điệu, sâu sắc về nội dung, tài hoa về nghệ thuật. Ở phần một, tác giả đã giới thiệu Huế với những “đặc sản” nổi tiếng nào ? Tại sao tác giả chỉ chú ý đến ca Huế ? Em hãy thống kê tên các điệu dân ca Huế - cung bậc tình cảm, tên những loại nhạc cụ và những cách chơi nhạc được nhắc tới trong bài văn? ( Phát phiếu học tập ) Ä Giáo viên treo bảng phụ các làn điệu dân ca Huế và hình ảnh các loại nhạc cụ. Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng ở đây?Từ đó em có suy nghĩ gì ? þ Tác giả giới thiệu những làn điệu dân ca Huế. þ Vì dân ca mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa ở mỗi vùng đất. Và Huế – Cố đô xưa của triều Nguyễn nên chứa đựng nhiều câu hát, điệu hát dân gian - Học sinh ghi vào phiếu học tập. - Học sinh thảo luận trả lời. 15 µ Hoạt động 3:Tìm hiểu những đặc sắc của ca Huế 2. Những đặc sắc của ca Huế : a) Nguồn gốc: Kết hợp ca nhạc dân gian và nhạc cung đình. b) Cách thức biểu diễn ca Huế: - Quang cảnh: sông nước vào đêm trăng huyền ảo, thơ mộng. - Ngồi trên thuyền rồng, nghe và nhìn trực tiếp các ca công, nhạc công: cách ăn mặc, cách chơi đàn Ä Mang tính dân tộc cao, nghe ca Huế là một thú tao nhã. Ca Huế được hình thành từ đâu ? Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng uy nghi? ( Giáo viên cho học sinh nghe băng) Một đêm ca Huế trình tự diễn ra như thế nào ? Quang cảnh diễn ? Cách nghe ca Huế có gì độc đáo ? Câu hỏi thảo luận: Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú tao nhã ? ( Gợi ý: Trước hết ta hãy tìm hiểu thế nào tao nhã ? Hãy lấyvài ví dụ có thể đặt câu với từ “tao nhã”) Từ đó em hiểu gì về con người xứ Huế ? þ Kết hợp ca nhạc dân gian và nhạc cung đình þ Vì từ nguồn gốc hình thành của ca Huế: nhạc dân gian và nhạc cung đình. + Các điệu nhạc dân gian thường sôi nổi, vui tươi, lạc quan. + Nhạc cung đình là nhạc dùng trong buổi lễ tôn nghiêm nơi cung đình của vua chúa, nới tôn miếu của các triều đình phong kiến thường có sắc thái trang trọng, uy nghi. þ - Quang cảnh sông nước vào đêm trăng huyền ảo, thơ mộng. - Trình tự : + Mở đầu là hòa tấu. + Kế đến là lí hay dân ca. + Sau cùng là nhạc cung đình. þ Nghe ca Huế trên một chiếc thuyền rồng, xưa chỉ dành cho vua chúa. - Nghe và nhìn trực tiếp các ca công trong trang phục cổ truyền cất lên lời hát du dương. - Đêm rằm trên chiếc thuyền sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế thật không có thú nào bằng. þ tao nhã: thanh cao và lịch sự. - Nghe ca Huế là một thú tao nhã vì ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng, duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến thưởng thức, từ ca công đến nhạc công þ Người xứ huế nội tâm rất phong phú âmthầm vàkín đáo. 5 µ Hoạt động 3: Tổng kết III. Tổng kết : * Ghi nhớ : sgk / tr 104 Nhắc lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản? - Học sinh thảo luận và trả lời. 5 µ Hoạt động 4: Củng cố Ngoài ra, Huế còn nổi tiếng với những địa danh, sản vật nào nữa? - Cho học sinh câu hỏi trắc nghiệm. þ Sông Hương, núi Ngự, các món ăn đậm màu sắc dân tộc, các lăng tẩm Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết sau : 2’ FBài tập về nhà: - Đọc lại văn bản, nắm nội dung và nghệ thuật. - Sưu tầm những làn điệu dân ca của quê em : kể tên và tập hát chuẩn bị cho tiết học Chương trình địa phương cuối năm. F Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Quan Aâm Thị Kính” + Tìm hiểu thế nào là thể loại “chèo”? Tóm tắt vở chèo Quan Âm Thị Kính. + Đọc và phân tích Nỗi oan hại chồng. IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Tài liệu đính kèm: