Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Ca Huế trên sông Hương - Vũ Thị Hảo - Trường THCS Tân Ước - Thanh Oai

A. MỤC TIÊU:

Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của cả Huế. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này.

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1.Kiến thức

- Khái niệm thể loại bút kí.

- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế.

- Vẻ đẹp của con người xứ Huế.

 2.Thái độ

 - Trân trọng yêu mến ca Huế, dân ca của dân tộc.

 - Biết giữ gìn, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

 3. Kĩ năng

 - Rèn kỹ năng nghiên cứu tài liệu, kỹ năng thu thập, phân tích, đánh giá, xử lý thông tin.

 - Kỹ năng tự rút ra bài học.

 - Kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin.

 - Kỹ hoạt động nhóm, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống.

C. ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI:

 - Năng lực phân tích, cảm thụ văn chương.

 - Năng lực hợp tác.

 - Năng thuyết trình.

 - Năng lực nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

 - Năng lực thẩm mĩ.

 - Năng lực giao tiếp.

 

doc 13 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3481Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Ca Huế trên sông Hương - Vũ Thị Hảo - Trường THCS Tân Ước - Thanh Oai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo viên: Vũ Thị Hảo
THCS: Tân Ước – Thanh Oai
Ngày soạn: 1/3/2015 
T114. CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG 
(Hà Ánh Minh)
A. MỤC TIÊU:
Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của cả Huế. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức 
- Khái niệm thể loại bút kí.
- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế.
- Vẻ đẹp của con người xứ Huế.
 2.Thái độ
 - Trân trọng yêu mến ca Huế, dân ca của dân tộc.
 - Biết giữ gìn, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
 3. Kĩ năng
 - Rèn kỹ năng nghiên cứu tài liệu, kỹ năng thu thập, phân tích, đánh giá, xử lý thông tin.
 - Kỹ năng tự rút ra bài học.
 - Kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin.
 - Kỹ hoạt động nhóm, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống.
C. ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI:
 - Năng lực phân tích, cảm thụ văn chương.
 - Năng lực hợp tác.
 - Năng thuyết trình.
 - Năng lực nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
 - Năng lực thẩm mĩ.
 - Năng lực giao tiếp.
D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ:
 I. Phương pháp:
 1. GV: Giao việc theo nhóm, nêu vấn đề. kết luận vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, bình giảng.
 2. HS: Thảo luận nhóm, suy nghĩ tư duy độc lập.
 II. Thiết bị, đồ dùng
 1. GV: giáo án, sgk, sgv, máy chiếu, phiếu học tập
 2. HS: Chuẩn bị bài hệ thống câu hỏi nhóm được giao, sgk, giấy khổ to, bút dạ, tư liệu trình chiếu
 III. Tiến hành thực hiện chủ đề:
 1. Ổn định lớp
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: Không
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Phát triển năng lực
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Yêu cầu học sinh Nhóm 2 trình bày những hiểu biết của em về Huế.
- Giáo viên khen ngợi, khuyến khích học sinh.
- Cô biết các em đã sẽ có những tìm hiểu thú vị về Huế đúng như các em nói Huế đẹp, Huế mơ, Huế nên thơ và Huế nên cả nhạc nữa. Vì thế những khúc hát Nam ai, Nam bình lắng trong vui buồn, nặng ân tình nước non của ca Huế có lẽ đã đang và sẽ là điều thú vị nhất mà ai cũng mơ ước đến Huế để thưởng thức. Cô cũng đến Huế và tất nhiên đã nghe ca Huế và mê ca Huế. Hôm nay bằng những hiểu biết và cảm xúc riêng của mình cô sẽ giúp các em tìm hiểu ca Huế nhé. Các em mở sách vở chúng ta học tiết 114 văn bản: “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh.
- Nhóm 2 trình bày bằng máy chiếu.
- Lắng nghe
- Học sinh ghi bài
- Trình bày hiểu biết về vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, con người Huế.
- Nhấn mạnh vào hoạt động sinh hoạt văn hóa độc đáo của Huế: Ca Huế nhất là ca Huế trên sông Hương.
Tìm thông tin.
Phân tích, xử lý thông tin.
Đánh giá.
Thuyết trình.
Giao tiếp.
Sử dụng CNTT
Thẩm mĩ
II/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Chúng ta vào phần I trước. Cô đã cho các em phiếu bài tập về nhà từ tiết trước các em đã hoàn thành chưa. Bạn nào lên trình bày nào?
? Bạn khác có bổ xung gì không?
- Cảm ơn hs có những tìm hiểu đầy đủ về tác giả và tác phẩm
- Gv: Giá trị hàng đầu của bút ký là nhận thức. Tuy nhiên ở đây do đối tượng rất đặc biệt là 1 sp văn hóa nên văn bản đậm chất trữ tình nhưng ko vì thế mà làm thức giảm đi giá trị nhận. 
-> Vì thế các em thấy văn bản này ngoài sd ptbđ miêu tả, biểu cảm thì còn sử dụng 1 ptbđ mới các em sẽ tìm hiểu kỹ sau này đó là thuyết minh (có tác dụng trình bày giới thiệu về đối tượng)
- Chúng ta tìm hiểu chú thích từ khó. Một bạn nêu cho cô em hiểu gì về ca Huế?
- Em hiểu thế nào là “Tao nhã”
- GV cảm ơn hs khẳng định đúng cho chạy trên máy chiếu 2 chú thích.
? Theo các em với kiểu văn bản và PTBĐ như trên chúng ta nên đọc văn bản ntn? 
- GV nêu yêu cầu đọc (Máy chiếu: 
Chậm, rõ ràng, có đoạn thể hiện bâng khuâng, say mê. Chú ý những câu văn dài đọc liền hơi nghỉ đúng ý, câu đặc biệt câu rút gọn đọc nhấn mạnh tạo ấn tượng cho người nghe.
- Giáo viên đọc 1 đoạn, hs đọc tiếp.
- Các em nhận xét bạn đọc ntn? – Giáo viên HD nhắc nhở.
? Ở nhà các em soạn bài các em chia văn bản này thành mấy phần? Nội dung mỗi phần là gì?
- gọi 1 – 2 hs trả lời. 
- GV: Văn bản này vừa tả vừa giới thiệu vừa biểu cảm về ca Huế, rất khó chia bố cục rõ ràng. Chúng ta chia thế nào cho đảm bảo đủ nội văn bản là đc. Để đảm bảo cho việc tìm hiểu bài học cô trò mình chọn cách chia 2 phần như bạn vừa nêu. Chiếu lên máy chiếu.
-Phần 1:Từ đầu “lí hoài nam”->Huế - cái nôi của dân ca.
- Phần 2: Phần còn lại-> Đêm nghe ca Huế trên sông Hương, những nét đặc sắc của ca Huế.
Với bố cục 2 phần như trên cô và các em cùng tìm hiểu chi tiết văn bản này nhé.
Cô đã giao nhiệm vụ cho các em về nhà. Các em đã chuẩn bị tốt rồi đúng không?
 Riêng nhóm 1 cô yêu cầu trình bày lên bảng phụ các em đã sẵn sàng chưa. Các nhóm khác lắng nghe và dựa vào phần phiếu bài tập nhóm mình chuẩn bị để góp ý nhé.
Mời các em.
- Chiếu các câu hỏi chuẩn bị phần 1:
-? Mở đầu bài viết tác giả khẳng định điều gì về Huế và dân ca Huế?
? Em hãy thống kê lại các làn điệu dân ca Huế và đặc điểm của từng làn điệu mà t.giả đã trình bày trong bài bút ký? 
? Ca Huế có những khúc điệu nào? Đặc điểm nổi bật mỗi điệu?
? Tác giả dùng hình thức nào để giới thiệu các làn điệu dân ca Huế ? Qua đó em thấy các làn điệu dân ca Huế như thế nào?
Từ đây em thấy tình cảm thái độ nào của tác giả?
Gv yêu cầu các nhóm nx, bổ sung.
Chốt trên máy chiếu- ghi bảng:
* Nhận định: Huế nổi tiếng với các điệu hò,gắn với công việc đánh cá, cấy cày, trồng cây, chăn tằm, gửi gắm ý tình trọn vẹn.
* Các làn điệu và đặc điểm của dân ca Huế:
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.
- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung: náo nức, nồng hậu tình người.
- Hò lơ, hò ô, hò xay lúa, hò nện: gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh.
- Các điệu lý: lý con sáo, lý hoài xuân, lý hoài nam: ngọt ngào, tình tứ, da diết, khắc khoải.
- Các khúc điệu:
+ Điệu Nam: buồn man mác, thương cảm, bi ai, vấn vương (nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân) 
+ Điệu Bắc: không vui không buồn (tứ đại cảnh)
-> Nt: Liệt kê, bình luận.
=> Dân ca Huế đa dạng, phong phú, tinh tế gắn với cuộc sống lao động của người dân. Nó thể hiện tình ý trọn vẹn: khát khao, mong chờ, hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế.
H.A.M rất am hiểu, yêu dân ca Huế và yêu Huế.
- Gv cung cấp về phép liệt kê.
Yêu hs chỉ ra liệt kê ở đâu, đâu là lời bình.
?Tại sao em nói ca Huế phong phú, đa dạng, tinh tế?
(Các làn điệu ca Huế nhiều hay ít? Em có nhớ hết được không?Ca Huế có thể hiện đc các cung bậc tình cảm của người lao động ko?)
Như vậy các bạn đã tìm hiểu rất tốt, các em quan sát lên màn hình phần kiến thức của phần 1
- Gv ghi lên bảng ngắn gọn phần NT và phần kết luận.
- GV cho hs nghe hò và lý để hs nhận biết.
- Em hãy chia sẻ cảm nhận của em về 1 trong những khúc ca vừa nghe?
Bình: Mở đầu bài viết bằng một lời khẳng định, tiếp theo bằng cách kết hợp khéo léo liệt kê với lời bình luận rất chính xác về các làn điệu dân ca Huế, tác giả đưa chúng ta đến với xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò, điệu lý. Giọng điệu muôn màu muôn vẻ, nhưng tất cả đều thể hiện tinh tế lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế. Tất cả những cung bậc tình cảm của người dân lao động đều đc thể hiện trong lời ca, âm điệu của dân ca Huế. Ta không thể nhớ hết đc các làn điệu ca Huế bởi đơn giản một điều ca Huế vô cùng phong phú, đa dạng. Phải chăng Huế chính là 1 trong những cái nôi của các làn điệu dân ca tuyệt vời của người Việt. 
Chuyển ý: Các em ạ, ngày nay tại sao ai cũng nói: đến Huế ko nghe các làn điệu ca Huế thì chưa thấy hết vẻ đẹp của xứ Huế. Ca Huế nghe như thế nào? Ca Huế người ta biểu diễn ở đâu mà độc đáo hấp dẫn đến thế? Vậy cô trò mình cùng theo chân Hà Ánh Minh để nghe ca Huế nhé. 
- Ở nhà các em đã tìm hiểu đêm ca Huế trên sông Hương trong văn bản của Hà Ánh Minh, bây giờ các em quan sát thêm những hình ảnh cảnh đêm trên sông Hương. Em hãy chia sẻ với cả lớp em hình dung ra đêm Ca Huế diên ra trong thời gian không gian nào?
(Máy chiếu hình ảnh đêm trên sông Hương)
- Cảm ơn hs: Em hình dung khá tuyệt. Bạn nào có bổ sung ko?
- Giáo viên chiếu máy chiếu và ghi bảng nội dung : Thời gian- ko gian
- Thời gian: Đêm, về khuya, gà gáy, tiếng chuông gọi năm canh.
- Không gian:
+ Thành phố lên đèn như sao sa
+ Sương dày, cảnh mờ ảo
+ Thuyền rồng trang trí lộng lẫy, xung quanh có hình rồng, mui thuyền là đầu rồng như bay lên
+ Trong khoang thuyền có dàn nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp xanh,
+ Trăng lên, gió mơn man, dìu dịu
+ Dòng sông trăng: gợn sóng
+ Con thuyền bồng bềnh.
+ Xa xa Thiên Mụ mờ ảo, tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.
+ Sóng vỗ mạn thuyền, tiếng đàn réo rắt du dương
? Theo em tác giả đã tái hiện thời gian và không gian của đêm ca Huế bằng những thủ pháp nt nào?
Em có nhận xét gì về thời gian và không gian ấy?
Cho hs quan sát hình ảnh và bình: Các em ạ! Bằng cách miêu tả rất tự nhiên chân thực mà gợi tả. Tác giả đã vẽ nên một khung cảnh tuyệt vời: Giữa đêm khuya yên tĩnh, bầu trời cao rộng, dưới ánh trăng sông nước huyền ảo thơ mộng, cảnh vật lung linh hư ảo, con thuyền rồng lộng lẫy lững lờ trôi trên dòng Hương giang êm đềm. Thời gian ấy không gian ấy mang đầy tính nghệ thuật vừa dân dã vừa sang trọng đã đủ để làm say đắm lòng người lữ khánh, khơi dậy trong hồn ta sự lai láng, mộng mơ rồi. Ai chẳng muốn thả hồn mình theo gió theo mây theo nước theo trăng. Đúng như tác giả viết: tôi bước xuống thuyền với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu, và với tâm trạng chờ đợi rộn ràng. Vậy ta chờ đợi điều gì? Chờ đợi để ngắm cảnh thiên nhiên thơ mộng, chờ đợi đc nghe những khúc ca Huế réo rắt, ngọt ngào, xao xuyến, say mê lòng người.
Chuyển ý:
Ca Huế vốn đã hay nhưng để đưa hồn ca Huế đến với người nghe phải nhờ vào các nhạc công và ca công. Hình ảnh của họ được hiên lên qua những chi tiết nào?
- Hs trả lời gv đưa lên MC
- Ca công: 
+ rất trẻ
+ Nam: áo the, quần thụng, khăn xép.
+ nữ: áo dài, khăn đóng duyên dáng
- Nhạc công: các ngón đàn trau chuốt: ngón nhấn mổ, vả, ngón bấm, day chớp, búng, ngón phi, ngón rãi 
- Em nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? 
- Em có nhận xét gì về những ca công nhạc công của đêm ca Huế?
(GV bình: Đây chính là những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện, thanh lịch. Họ mang theo nét riêng của người Huế. Khi đến với Huế gặp và tiếp xúc với người Huế cô đã ngỡ ngàng. Trước hết là giọng nói ngọt ngào nhẹ nhàng, cách ứng xử lịch sự, bình dị, cởi mở tự nhiên tốt bụng nhưng rất tế nhị kín đáo. Phải chăng sinh ra trên một miền đất đẹp dịu dàng nên thơ, lại có lịch sử hàng trăm năm là kinh đô của đất Việt nên ngay từ khi sinh ra người Huế đã được ấp ủ trong cái nôi văn hóa tuyệt vời nên họ có vẻ riêng của xứ Huế ) 
? Vậy khi thưởng thức ca Huế ca điều gì đặc biệt? Một buổi biểu diễn diễn ra ntn? Chúng ta cùng xem một đoạn vi deo nhé.
- Em thấy cách thưởng thức ca Huế có gì đặc biệt?
- Trình tự 1 đêm ca Huế diễn ra ntn?
(Cho câu hỏi lên máy chiếu)
Hs trả lời – GV chốt trên MC – ghi bảng ngắn gọn.
+ Mở đầu: Bừng lên âm thanh hoa tấu bốn khúc: lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long, hổ du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt, tiết tấu xao động hồn người.
+ Đêm khuya: Khúc điệu Nam buồn man mác, thương cảm, bi ai, vấn vương
+ Cách trình bày: Có điệu sôi nổi tươi vui, có điệu buồn. Lời ca thong thả trang trọng, trong sáng, gợi tình người tình đất nước
+ gà gáy gọi canh: thuyền vẫn đầy ắp tiếng nhạc lời ca
Bình: Trên thuyền rồng khi âm nhạc, lời ca cất lên, con thuyền ko còn bất cứ 1 âm thanh nào khác, tất cả hướng vào các ngệ sĩ. Ta nghe ta ngắm. Ta say mê, quên cả không gian thời gian, ta nghe ca Huế mà tưởng như những xúc cảm trong lời ca thấm vào thể xác tâm hồn, len vào trong mạch máu có lúc ta tưởng đó chính là tiếng lòng mình. Bởi vậy nghe ca Huế là nghe tình người, tìm đến với vẻ đẹp tâm hồn con người. Ca Huế gieo vào tâm hồn con người những mầm hạt của tình yêu: Yêu khúc dân ca, yêu Huế yêu quê hương đất nước.
- Ở phần này các em thấy tác giả kết hợp những ptbđ nào? Qua đó em có nhận xét gì về cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế?
(Cách biểu diễn và thưởng thức: độc đáo, tính nghệ thuật cao)
? Khi nghe ca Huế người nghe sẽ cảm nhận được sự kì diệu nào?
(Máy chiếu:
+ Không gian như lắng lại. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế phong phú, âm thầm, kín đá , sâu thẳm)
Bình: Các em a! Tất cả như mờ đi như dừng lại lúc này điều mà ta cảm nhận rõ nhất là vẻ đẹp của hồn ca Huế chính là con người Huế, là những cô gái Huế đằm thắm, dịu dàng, sâu lắng mang vẻ thâm trầm của xứ sở cố Kinh. Ca Huế cũng có bài Lý tình tang ngợi ca 10 nét đẹp của con gái Huế đấy.
-Thảo luận bàn: Vậy nghe ca Huế là 1 thú thưởng thức văn hóa ntn?
(->Là một thú tao nhã.)
- GV viết lên bảng
- Tại sao lại nói nghe ca Huế là 1 thú vui tao nhã? (Máy chiếu)
(Tao nhã là gì? Là thanh cao lịch sự. Ca Huế vốn hay và đẹp, nhã nhặn từ nội dung đến hình thức, biểu diễn trong 1 ko gian có tính ghệ thuật, người biểu diễn người nghe đều trang trọng, lịch sự. Theo cô sâu xa hơn là do nguồn gốc của ca Huế. Nên ca Huế thực sự là thú tao nhã.)
? Vậy tác giả cho ta biết ca Huế có nguồn gốc từ đâu?
- Nhóm 3 trình bày.
GV trình bày bằng máy chiếu trên bảng chỉ ghi ngắn gọn.)
 Ca Huế
Nhạc dân gian 
Nhạc cungđình
Nhạc dân gian: Là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí..... bắt nguồn trong cuộc sống lao động , sinh hoạt của con người , nên thường sôi nổi , lạc quan , vui tươi.
Nhạc cung đình, nhã nhạc: Là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng , uy nghi.
- Gv bình:
Ca huế rất đb. Nhiều loại hình ca nhạc ở các miền đất nước thường từ dân gian mà vào cung đình gác tía, còn ca Huế lại từ chốn lầu son gác tía mà lan tỏa ăn sâu vào chốn dân gian. Đầu tiên khi mới ra đời ca Huế chi dành thưởng thức ở tư dinh của giới quý tộc phong kiến dần dần không gian diễn xướng được mở rộng chan hòa vào sinh hoạt dân gian và ra với sông Hương thơ mộng. Vì thế ca Huế trên sông Hương là sự kết hợp giao thoa tuyệt vời giữa dòng nhạc bác học là nhã nhạc cung đình với dòng nhạc dân gian là các câu hò điệu lý. Sự sang trọng hòa với sự dân giã, bình dị; tinh thần lạc quan vui tươi sôi nổi của người lao động đã làm tươi mới, duyên dáng những bản nhạc cung đình gò bó khuôn mẫu tạo nên 1 sản phẩm âm nhạc vô cùng tao nhã.
?Sau khi cùng tác giả thưởng thức đêm ca Huế trên sông Hương em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân với ca Huế nói riêng với những giá trị văn hóa của dân tộc nói chung?
GV Bình kết bài.
KL: Các em ạ! 
 Nghe ca Huế trên sông Hương quả là 1 thú chơi tao nhã từ xa xưa. Ngày nay chúng ta thật may mắn hạnh phúc khi được thưởng thức một thứ âm nhạc mà ở một thời điểm lịch sử nhất định được coi là quốc nhạc. Vậy chúng ta cần trân trọng và giữ gìn phát huy sản phẩm văn hóa tuyệt vời này của dân tộc.
Cô trò mình cùng tổng kết văn bản này nhé.
? Nêu vài nét đặc sắc về NT của văn bản này?
? Ndung chính của văn bản là gì?
- HS phát biểu - GV đưa lên máy chiếu.
+ Nt: 
Kết hợp nhuẫn nhuyễn MT, BC, TM.
Lời bình luận sâu sắc
Phép liệt kê, so sánh, từ ngữ hình ảnh gợi cảm.
+ ND: 
Ca Huế là 1 hình thức sinh hoạt văn hóa lịch sự, tao nhã một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng cần được bảo tồn và phát triển. 
* Ghi nhớ: (SGK 104) - MC
- Ghi chép
- Cá nhân lên trình bày qua máy hắt.
- Hs theo dõi nhận xét, ghi chép.
- Hs trả lời.
Nhóm 1 trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung
- Cá nhân Pbcn
- Lắng nghe
.
- Hs trình bày
- Trả lời
Xem và cảm nhận
HS xem
Hs trả lời- ghi chép
- Thảo luận bàn – trả lời 
Nhóm 3
Trình bày bảng phụ
- Hs nêu.
- Hs đọc
I. Đọc – tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Hà Ánh Minh
2. Tác phẩm:
* Xuất xứ: Bài viết in trên báo Người Hà Nội.
* Thể loại: Bút ký.
* PTBĐ: Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
* Kiểu văn bản: Nhật dụng
* Chú thích: (SGK)
- Ca Huế:
- Tao nhã:
3. Đọc:
4. Bố cục: 2 phần 
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Huế - cái nôi của dân ca:
* Nhận định: Huế nổi tiếng với các điệu hò
* Các làn điệu và đặc điểm của dân ca Huế:
- Hò
- Lý
- Các khúc điệu:
+ Điệu Nam
+ Điệu Bắc
-> Nt: Liệt kê, bình luận.
=> Dân ca Huế đa dạng, phong phú, tinh tế,ngắn với cuộc sống lao động của người dân. Nó thể hiện tình ý trọn vẹn: khát khao, mong chờ, hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế.
H.A.M rất am hiểu, yêu dân ca Huế và yêu Huế.
2. Cảnh ca Huế trên sông Hương:
* Thời gian – không gian:
- Thời gian: Đêm, về khuya
- Không gian:
+ Thành phố lên đèn như sao sa
+ Thuyền rồng trang trí lộng lẫy, có hình rồngcó dàn nhạc
+ Trăng lên, gió mơn man, dìu dịu. Dòng sông trăng: gợn sóng
+ Con thuyền bồng bềnh.
-> Miêu tả, từ ngữ gợi cảm, so sánh, hình ảnh đẹp chân thực. Câu văn dài ngắn đan.
=> Thời gian, không gian rất đặc biệt mang đây tính nghệ thuật: yên tĩnh, lung linh huyền ảo và thơ mộng.
* Biểu diễn ca Huế:
- Ca công: 
- Nhạc công
-> Miêu tả tỉ mỉ, cụ thể bằng phép liệt kê với 1 loạt tính từ động từ liên tiếp.
=>Những nghê sĩ tài hoa, điêu luyện, thanh lịch.
- Thưởng thức:
+ Nghe - ngắm trực tiếp.
+ Mở đầu: hòa tấu du dương, trầm bổng, réo rắt.
+ Đêm khuya: Khúc điệu Nam buồn 
+ gà gáy gọi canh: thuyền vẫn đầy ắp tiếng nhạc lời ca
-> Miêu tả + biểu cảm + bình luận
=> Độc đáo, tính nghệ thuật cao. 
Là một thú tao nhã.
* Nguồn gốc ca Huế:
- Nhạc dân gian - nhã nhạc cung đình.
III. Tổng kết:
NT:
ND:
(ghi nhớ SGK)
Hợp tác.
Phân tích, xử lý thông tin.
Đánh giá.
Thuyết trình.
G.tiếp.
S.dụng CNTT
Phân tích, xử lý thông tin.
Đánh giá.
Thuyết trình.
Giao tiếp.
Sử dụng CNTT
Thẩm mĩ
Đánh giá, tổng hợp.
III/ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Cho hs làm bài tập: trò chơi trên MC
Chơi trò chơi
- Củng cố được kiến thức bài học
IV/ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Gv giao bài tập: Lập sơ đồ tư duy bài học
(Có thể cho về nhà vì trong bài học này hoạt động này đã có trong phần khai thác bài)
- HS làm bài
Sơ đồ tư duy bài học
Tổng hợp bài học
V/ HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Xem hình ảnh các nhạc cụ
Xem hình ảnh các loại hình dân ca khác.
(Có thể đưa thành yêu cầu về nhà h.s tự tìm hiểu. Vì trong bài hs cũng có nhiều hoạt động có tính chất bổ sung)
- Xem 
Thẩm mĩ
4.Củng cố
Gv khái quái bình: Một đêm ca Huế trên sông Hương giữa tiếng sóng nước ru vỗ mạn thuyền, dưới ánh trăng sáng bạc lấp lánh, không gian tinh mịch, cảnh sắc nên thơ huyền ảo, giọng hát tiếng trong sáng, khi ngân nga du dương, khi réo rắt thiết tha buồn man mác, khi sôi nổi vui tươi thực sự ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người mà không sao quên được đó là Huế thương. Bài học co trò ta đến đây kết thúc cảm ơn các em các em về nhà học bài theo phiếu bài tập cô giao mời các em nghỉ.
 5.Dặn dò
 - Học, nắm chắc nội dung bài học.
 - Tìm nghe ca Huế
 - Chuẩn bị bài mới theo phiếu bt về nhà:
+ Viết 1 bài văn ngăn nêu cảm nhận của em về ca Huế.
+ Sư tầm làn điệu dân ca ở địa phương em? Tập hát 1 làn điệu?
+ Soạn bài “Phép liệt kê”
+ Tìm những đoạn văn, thơ có sử dụng phép liệt kê; Tìm chép các bài viêt phân tích cái hay khi sử dụng phép liệt kê trong 1 đv, đ.thơ cụ thể.
PHIẾU BÀI TẬP VỀ NHÀ
 - Học, nắm chắc nội dung bài học.
 - Tìm nghe ca Huế
 - Chuẩn bị bài mới theo phiếu bt về nhà:
+ Viết 1 bài văn ngăn nêu cảm nhận của em về ca Huế.
+ Sư tầm làn điệu dân ca ở địa phương em? Tập hát 1 làn điệu?
+ Soạn bài “Phép liệt kê”
+ Tìm những đoạn văn, thơ có sử dụng phép liệt kê; Tìm chép các bài viêt phân tích cái hay khi sử dụng phép liệt kê trong 1 đv, đ.thơ cụ thể.
 Những đề nghị cải cách ở VN vào nửa cuối TK XIX 

Tài liệu đính kèm:

  • docCa Huế trên sông Hương - Vũ Thị Hảo - Trường THCS Tân Ước - Thanh Oai.doc