I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
2. Kỹ năng
-Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản
-Đặt câu dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng
3.Thái độ
-Nâng cao ý thức nghiêm túc trong học tập của học sinh
-Có ý thức dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Gíao viên: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ
2.Học sinh:SGK,bài soạn,SBT.
III. PHƯƠNG PHÁP
-Phương pháp TLN
-Phương pháp vấn đáp
-Phương pháp thuyết giảng
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Tuần 32 -Tiết: Ngày soạn : Phân môn:Tiếng Việt Ngày dạy : DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy 2. Kỹ năng -Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản -Đặt câu dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng 3.Thái độ -Nâng cao ý thức nghiêm túc trong học tập của học sinh -Có ý thức dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Gíao viên: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ 2.Học sinh:SGK,bài soạn,SBT.. III. PHƯƠNG PHÁP -Phương pháp TLN -Phương pháp vấn đáp -Phương pháp thuyết giảng IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là liệt kê? Có bao nhiêu kiểu liệt kê 3.Giới thiệu bài mới: Trong khi viết, ta thường dùng các dấu câu đã được học ở lớp 6 như dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy để ngắt ý, đánh dấu kết thúc ý, câu Bên cạnh các dấu này ta còn dùng các dấu khác như: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy Vậy 2 dấu này có tác dụng như thế nào thì hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài học “Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy” TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung lưu bảng -Gọi HS đọc ví dụ SGK/121 -Cho biết trong các câu ví dụ trong SGK/121, dấu chấm lửng được dùng để làm gì? * Ở câu c dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuận bị cho sự xuất hiện bất ngờ từ bưu thiếp vì một tấm bưu thiếp thì qua nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết. -Qua các VD trên em rút ra điều gì về công dụng của dấu chấm lửng? -GV nhận xét và rút ra kết luận **Chú ý: -Dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông hoặc ngoặc đơn có ý lượt bỏ -Để ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay để thêm thời gian khi chờ đợi. -Dấu chấm lửng có công dụng gì trong ví dụ được ghi trên bảng HS đọc a) cho biết còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê b) biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ c) làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ “bưu thiếp” HS trả lời HS nghe và ghi vào vở HS trả lời I/ Tìm hiểu chung Dấu chấm lửng -Tỏ ý có nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết -Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quảng -Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm *VD: Em tôi bước vào lớp: -Thưa cô, em đến chào cô(Thủy nức nở) => lời nói bị bỏ dở do nghẹn ngào, xúc động -Gọi HS đọc ví dụ SGK/122 - Trong các ví dụ trên, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? -Theo em, ta có thể thay thế dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy ở câu b không? Vì sao? * Không được thay thế dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy. Vì trong một phép liệt kê phức tạp như vậy. Tác giả tổng kết những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới thể hiện trong 9 mối quan hệ và dùng dấu chấm phẩy đánh dấu ranh giới các mối quan hệ này. Sau đó tác giả mới dùng dấu phẩy để ngăn cách các thành phần đồng chức trong nội bộ các mối quan hệ (dùng dấu phẩy trong bộ phận mỗi liệt kê). Cách dùng dấu chấm câu như vậy giúp người đọc hiểu được, tránh được sự hiểu nhầm.Nếu tác giả chỉ dùng toàn dấu phẩy thay cho dấu chấm phẩy khi liệt kê thì có thể người đọc hiểu nhầm (hiểu ăn bám và lười biếng cũng là những đặc điểm của con người mới.) -Từ các VD ta vừa phân tích, em hãy rút ra công dụng của dấu chấm phẩy? -GV nhận xét và rút ra kết luận? a) Cốm / không phải thức quà của người vội;ăn cốm / phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. ® đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp b) ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp HS trả lời Hs trả lời -HS nghe và ghi vào vở Dấu chấm phẩy -Đánh dấu ranh giới hai vế câu ghép có cấu tạo phức tạp -Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp VD: Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía (Phạm Duy Tốn) =>-Biểu thị sư ngăn cách các bộ phận liệt kê có cấu tạo phức tạp Cho HS chơi trò chơi Có 5 ngôi sao, trong đó có 4 ngôi sao ẩn chứ 4 câu hỏi tương ứng với một ngôi sao may mắn.Mỗi nhóm lần lượt chọn một ngôi sao. Nếu nhóm chọn ngôi sao tương ứng với một trong bốn câu hỏi, trả lời đúng sẽ được 10điểm, trả lời sai thì không được điểm và sẽ nhường cơ hội cho 3 nhóm còn lại (bằng cách giơ tay) trả lời đúng được 5 điểm, sai thì không được điểm, thời gian suy nghĩ là 10s sau khi GV đưa bảng phụ tương ứng với câu hỏi. Nếu nhóm nào chọn ngôi sao có ngôi sao may mắn sẽ được cộng 10điểm mà không cần trả lời câu hỏi và được chọn ngôi sao tiếp theo để tham gia trả lời câu hỏi. +xác định công dụng cảu dấu chấm lửng trong câu sau: Câu 1:Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bang khuâng, có tiếc thương ai oán..(Hà Ánh Minh) Câu 2: -Lính đâu? Sao bây dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy?Không còn phép tắt gì nữa à? -Dạ, bẩm -Đuổi cổ nó ra! +Xác định công dụng dấu chấm phẩy: Câu 3: Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay (Hoài Thanh) Câu 4: Dưới ánh trăng này,dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. (Thép Mới) -Biểu thị phần liệt kê tương tự không viết ra -biểu thị lời nói bị đứt quảng do sợ hãi và lúng túng -Biểu thị sự ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp -Biểu thị sự ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp II/ Luyện tập Củng cố Nhớ các công dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Dặn dò - HS học thuộc ghi nhớ - Làm các bài tập: BT1 b,c ; BT2 b,c; BT3 - Chuẩn bị bài : “Văn bản đề nghị”
Tài liệu đính kèm: