Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Đức tính giản dị của Bác Hồ

A. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.

 - Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.

 - Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội.

 - Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.

 3. Thái độ:

 - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Bác Hồ

 - Có ý thức học tập và rèn luyện những đức tính và thói quen sống giản dị ngay từ khi ngối trên ghế nhà trường, tự xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm gương đạo đức của Bác.

 * Kĩ năng sống: - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng cá nhân.

 - Tưởng tượng, sáng tạo, liên hệ bản thân.

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 39120Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Đức tính giản dị của Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/02/2012
Phạm Văn Đồng
TUẦN 24	Tiết 93. Đức tính giản dị của Bác Hồ
A. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN	
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 
 1. Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.
 - Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.
 - Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.
 2. Kỹ năng:
 - Đọc- hiểu văn bản nghị luận xã hội.
 - Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.
 3. Thái độ: 
 - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Bác Hồ
 - Có ý thức học tập và rèn luyện những đức tính và thói quen sống giản dị ngay từ khi ngối trên ghế nhà trường, tự xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm gương đạo đức của Bác.
 * Kĩ năng sống: - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng cá nhân.
 - Tưởng tượng, sáng tạo, liên hệ bản thân.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra: Bố cục của bài văn lập luận chứng minh. (2 phút )
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1 phút ) Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu Latut Trevin lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành vị lãnh tụ, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người. Phạm Văn Đồng là người học trò và cộng sự gần gũi bên cạnh Bác Hồ. Vì vậy, ông đã viết nhiều bài về Bác bằng sự hiểu biết tường tận và tình cảm yêu kính chân thành. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” trích từ một bài diễn văn là một minh chứng tiêu biểu. Chúng ta đi vào tìm hiểu văn bản này để thấy được đức tính giản dị của Bác Hồ biểu hiện như thế nào cũng như hiểu rõ cách chứng minh của tác giả.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (5 phút )
HS đọc phần chú thích (*)sgk/54 về tác giả, tác phẩm.
Hãy nêu những nét chính về tác giả.
 - Phạm Văn Đồng (1906-2000)- là nhà cách mạng, nhà văn hóa lớn. Quê ở Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi. Là một cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. 
- Tác phẩm của ông lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng. Do có điều kiện sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ, ông đã viết nhiều tác phẩm về Bác: Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc (1948); Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại (1970). Viết về Bác, ông không chỉ nói về cuộc đời hoạt động CM và tư tưởng của vị lãnh tụ mà còn chú ý đến con người, lối sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp của Bác.
- Ảnh: Bác Hồ và bác Phạm Văn Đồng 	
Nêu xuất xứ của văn bản.
Văn bản trích từ diễn văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại đọc trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ (1970).
* Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản. (26 phút )
+ Đọc văn bản: 
- GV hướng dẫn đọc: đọc với giọng sôi nổi, nồng nhiệt. à GV đọc từ đầu đến “tuyệt đẹp”.
- HS đọc phần còn lại.
Hãy tìm bố cục của văn bản.
Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (Đặt vấn đề): Từ đầu đến “tuyệt đẹp” : Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ.
+ Phần 2 (Giải quyết vấn đề): Phần còn lại: Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác. 
1. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ:
Hãy cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu.
Đối tượng và đế tài nghị luận được bộc lộ ở nhan đề. Và ngay trong câu mở đầu của bài, tác giả cũng đã xác định: bài viết không chỉ nói đến đức tính giản dị của Bác mà điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Câu thứ 2 trong phần đầu có mục đích gì?
Câu 2: giải thích và nhấn mạnh phẩm chất đặc biệt cao quý của Bác được giữ nguyên vẹn qua chặng đường 60 năm hoạt động.
Em nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả?
Cách nêu vấn đề: nêu trực tiếp- nhấn mạnh được tầm quan trọng của vấn đề.
2. Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác:
Để làm rõ luận điểm: đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
Giản dị trong lối sống sinh hoạt hằng ngày.
Giản dị trong quan hệ với mọi người.
Giản dị trong lời nói và bài viết. 
* Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ thể hiện trên các phương diện:
- HS chú ý phần văn bản tiếp theo, từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!”
Trong phần văn bản này, tác giả đã đề cập đến những phương diện trong lối sống và con người giản dị của Bác. Đó là những phương diện nào?
Giản dị trong lối sống: bữa ăn, nơi ở, việc làm và giản dị trong quan hệ với mọi người.
Để triển khai luận điểm, ở đoạn đầu phần thân bài này, tác giả đã dùng cách chứng minh. Em hãy xác định câu văn thể hiện định hướng chung cho lập luận chứng minh của tác giả.
Trong lối sống sinh hoạt hằng ngày, để chứng minh Bác giản dị trong bữa ăn, tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào? Nêu nhận xét của em về sự giản dị trong bữa ăn của Bác.
 + Bữa cơm: vài ba món rất đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong bao giờ cái bát cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất à bữa ăn đạm bạc, dân dã, tiết kiệm.
Sau khi nêu dẫn chứng, tác giả có lời bình luận, nhận xét gì về Bác?
Chi tiết “Lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong, bát sạch mọi hạt cơm, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất” và lời bình luận của tác giả cho thấy thái độ của Bác như thế nào?
Bác ăn không để rơi vãi một hạt cơm, ăn sạch không sót hột cơm vì Bác coi hạt cơm là kết tinh mồ hôi, nước mắt của người làm ruộng một nắng hai sương. Ăn xong, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất vì Bác kính trọng người phục vụ. Đây chính là nét đẹp trong lối sống giản dị của Bác.
Ảnh: Bữa cơm tại chiến khu Việt Bắc năm 1951.
GV: Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân dã như: tương cà, dưa, cá kho... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Quả thật Bác là người rất biết quý trọng kết quả sản xuất của con người.
Nhà Bác ở rất giản dị được chứng minh bằng những chi tiết nào?
 + Nơi ở: Cái nhà sàn vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn.
Tác giả đã bình luận như thế nào về đời sống của Bác trong nơi ở đó?
 à thanh bạch và tao nhã biết bao!
GV: Bác sống ở căn nhà sàn đơn sơ, thanh bạch mà tao nhã vì luộn chan hòa với thiên nhiên (Ảnh căn nhà sàn). Năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ đơn sơ của người thợ điện bên ao cá để ở. Mãi đến 5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời. Đúng là một cốt cách chiến sĩ hòa hợp với tâm hồn nghệ sĩ cùng phong thái ung dung tự tại, chan hòa cùng thiên nhiên ở mọi lúc, mọi nơi.
Tác giả đã làm rõ việc làm hàng ngày của Bác những những dẫn chứng nào?
 + Việc làm: Suốt ngày làm việc, từ việc lớn: cứu nước, cứu dân đến việc nhỏ: trồng cây trong vườn, viết thư cho các đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân
Ảnh: Bác Hồ bên bàn làm việc.
Những dẫn chứng này khẳng định điều gì ở Bác?
à tỉ mỉ, tận tâm, tận lực làm việc vì nước, vì dân.
Quan hệ với mọi người là một phương diện thể hiện sự giản dị của Bác Hồ. Để làm rõ luận cứ sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, tác giả đã nêu ra những chứng cứ nào?
Trong sinh hoạt và làm việc , những gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, người giúp việc và phục vụ rất ít, đặt cho những đồng chí ấy những cái tên có ý nghĩa quyết chiến quyết thắng. 
Loạt ảnh: Bác thăm nhà ăn tập thể của công nhân, thăm các cháu thiếu niên nhi đồng, Bác tham gia lao động sản xuất, trồng cây. 
GV: Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn không quên dành thời gian đi thăm hỏi, động viên các chiến sĩ, đồng bào và các cháu thiếu niên nhi đồng.
Qua các dẫn chứng này em hiểu thêm gì về thái độ và tình cảm của Bác đối với mọi người?
Tất cả thể hiện sự gần gũi, thân mật, trân trọng và yêu thương của Bác với mọi người.
GV: Văn bản sử dụng nghị luận chứng minh nhưng còn có những chỗ giải thích, bình luận, nhận xét. Sau các dẫn chứng, kết thúc mỗi luận cứ, tác giả đều đưa ra lời bình luận, nhận xét về ý nghĩa sâu xa của sự giản dị của Bác.
 Ở đoạn văn tiếp theo “Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ trong thế giới ngày nay.”, tác giả đã dùng phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về lí do và ý nghĩa đức tính giản dị của Bác Hồ?
“Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Em hiểu gì về lí do lối sống giản dị của Bác Hồ từ lời giải thích của tác giả?
GV: Bác Hồ sống một đời sống giản dị và thanh bạch như vậy bởi vì Người đã từng sống, chiến đấu và lao động cùng với, chiến sĩ, đồng bào trong hai cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt chống Pháp và Mỹ. Người đã cảm nhận được hết những hy sinh, gian khổ, mất mát của đồng bào và chiến sĩ ta. Do đó Người càng quý trọng hơn, nâng niu hơn những thành quả mà con người đạt được. Người đã ý thức sâu sắc rằng khi đổ mồ hôi, xương máu thì không thể không biết quý trọng cái mà mình đang có. Đức tính giản dị nhất quán trong suốt cuộc đời hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, hiểu biết sâu sắc, quý trọng lao động làm nên tầm vóc văn hóa của Người.
Em hiểu thế nào về ý nghĩa của lối sống giản dị của Bác Hồ từ lời bình luận của tác tác giả?
Là phẩm chất cao quý tuyệt đẹp của đời sống thật sự văn minh mà mọi người cần noi theo gương sáng của Bác.
GV: Để mọi người hiểu đầy đủ, trọn vẹn hơn về đức tính giản dị của Bác, ở đoạn văn cuối, tác giả đã đề cập đến tính chất giản dị trong lời nói và bài viết của Bác.
* Trong lời nói và bài viết: HS chú ý đoạn văn cuối.
GV: Bác Hồ đã ý thức trong lời nói, ngòi bút của mình: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết để làm gì? Viết như thế nào?
Đối tượng mà Bác Hồ thường muốn hướng đến trong lời ăn tiếng nói và trong bài viết là ai?
Quần chúng nhân dân.
Em tìm trong đoạn văn những câu nói rất nổi tiếng của Bác mà tác giả đã dẫn ra?
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”
“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”
Tác giả đã giải thích lí do Bác nói và viết giản dị như thế nào?
Vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
Em có nhận xét gì về những câu nói ấy của Bác?
Rất giản dị, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, có sức tập hợp và lôi cuốn mạnh mẽ.
Tác giả có lời bình luận như thế nào về tác dụng của lối nói giản dị sâu sắc của Bác Hồ?
“Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người. anh hùng cách mạng.”
GV: Là người rất am hiểu văn hoá và ngôn ngữ nhiều nước, nhưng Bác không ưa dùng các câu chữ cầu kì, khó hiểu khi viết những bài tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân hiểu và tham gia tích cực vào kháng chiến. Chẳng hạn: 
Bác khuyên thanh niên về ý chí, nghị lực, sự bền bỉ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Bác chúc Tết nhân dân Tết Mậu Thân- 1968:
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập,vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào!
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn.
Trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" (1946) Bác mở đầu bằng những lời rất giản dị:
"Chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm xâm chiếm nước ta một lần nữa."
Bác có rất nhiều tác phẩm kiệt xuất nhưng khi hướng tới nhân dân đa số còn ít chữ nghĩa thì Bác viết rất dễ hiểu, rất giản dị. Nó biểu hiện đức tính khiêm tốn mà vĩ đại.
Những chúng cứ ở phần thân bài này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?
Những chứng cứ ở đoạn này hết sức thuyết phục vì nó được nêu một cách cụ thể, phong phú, phản ánh được nhiều mặt, rất xác thực vì lấytừ thực tế đời sống của Bác. Hơn nữa lại được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của tác giả với Hồ Chủ tịch.
Qua tìm hiểu cách lập luận chứng minh trong văn bản, em có nhân xét gì về thái độ và tình cảm của tác giả đối với Bác Hồ?
Hiểu biết tường tận, sâu sắc về đời sống Bác Hồ, ngợi ca Bác với tấm lòng cảm phục, sự chân thành, nồng nhiệt của tác giả.
Em nhận xét gì về cách chứng minh của tác giả về đức tính giản dị của Bác qua các phương diện trên?
Cách chứng minh bằng những chứng cứ cụ thể, tiêu biểu, xác thực và kết hợp với lời giải thích, bình luận sâu sắc, thấm đượm tình cảm chân thành. 
* Hoạt động 3: Tổng kết (5 phút )
Nêu vài nét về nghệ thuật.
- Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ sâu sắc, thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.
- Giọng văn sôi nổi, nồng nhiệt.
Em hiểu gì về ý nghĩa văn bản?
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Bài học về học tập và làm theo tấm gương của Bác.
Qua bài văn này, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
Đức tính giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, trong việc làm. Giản dị là nét đẹp của một nhân cách lớn. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho mình lối sống giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách. Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị. Chỉ có giản dị chúng ta mới hòa đồng và khiến mọi người quý mến, nể phục, yêu thương.
+ HS nêu bài học cho bản thân: Em sẽ có thái độ học tập và rèn luyện noi theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác như thế nào?
HS đọc ghi nhớ SGK/55
* Hoạt động 4: Luyện tập (3 phút)
HS đọc bài tập 1 SGK/55.
Môt số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác.
Trong thơ của mình, Bác cũng đã nhiều lần nói lên quan niệm về cách sống giản dị, ví dụ:
Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe
 Trần mà như thế kém gì tiên.
 (Sáu mươi tuổi)
Sống quen thanh đạm nhẹ người
Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung.
	 	(Sáu mươi ba tuổi)
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 Cuộc đời cách mạng thật là sang.
	 (Tức cảnh Pác Bó)
 Đó là biểu hiện của đời sống văn minh, lành mạnh. Một cuộc sống cao đẹp về tình thần, không màng đến vật chất tầm thường và cũng không vì thỏa mãn cá nhân.
- GV nêu thêm đoạn thơ trích “Theo chân Bác” của Tố Hữu để chứng minh sự giản dị của Bác trong đời sống.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
- Phạm Văn Đồng (1906- 2000).
- Quê: Mộ Đức- Quảng Ngãi.
- Nhà cách mạng, nhà văn hóa lớn
 2. Tác phẩm:
 Văn bản trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại (1970).
II. Đọc- hiểu văn bản:
 1. Đọc:
 2. Bố cục: 2 phần
 3. Phân tích:
a. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ:
Luận điểm: sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị với đời sống vô cùng giản dị của Bác.
à Nêu vấn đề trực tiếp- nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề.
b. Biểu hiện đức tính giản dị của Bác:
* Trong lối sống:
+ Bữa ăn: vài ba món, lúc ăn không để rơi vãi, ăn xong bao giờ bát cũng sạch, thức ăn được xếp tươm tất. 
à đạm bạc, Bác quý trọng kết quả sản xuất của con người, kính trọng người phục vụ.
 + Nơi ở: Nhà sàn chỉ vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương hoa vườn. 
àđơn sơ, thanh bạch, tao nhã.
 + Việc làm: Việc cứu nước, cứu dân, trồng cây, viết thư, nói chuyện với các cháu miền Nam, thăm nhà tập thể công nhân. 
à tỉ mỉ, tận tâm, tận lực.
 * Trong quan hệ với mọi người:
Việc tự làm được thì không cần người giúp.
Người giúp việc rất ít.
 à Gần gũi, thân thiện : thăm hỏi, đặt tên...
 * Trong lời nói và bài viết:
 Câu nói dễ hiểu, dễ nhớ, là chân lí sâu sắc.
 Chứng cứ cụ thể, xác thực; bình luận sâu sắc, thấm đượm tình cảm chân thành.
III. Tổng kết: (Ghi nhớ: SGK/ 55)
IV. Luyện tập:
 Tìm ví dụ về sự giản dị trong thơ văn của Bác.
 4. Củng cố: Bài tập củng cố. (2 phút )
 Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào?
 A. Những dẫn chứng mà chỉ có tác giả mới biết.
 B. Những dẫn chứng đối lập với nhau.
 C. Những dẫn chứng cụ thể, phong phú, toàn diện và xác thực. 
 D. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 + Đáp án: C
 5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút )
 1. Bài cũ:
 - Nắm được đức tính giản dị của Bác trong các phương diện.
 - Cho được dẫn chứng minh họa
 - Nắm được nội dung , nghệ thuật của văn bản.
 - Sưu tầm những đoạn thơ, bài thơ chứng minh về sự giản dị của Bác Hồ.
 2. Bài mới: Chuẩn bị bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”
 - Thế nào là câu chủ động và câu bị động.
 - Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 - Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐức tính giản dị của Bác Hồ.doc