Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề; Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
- Luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề; Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể; Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói.
- Giáo dục ý thức học bộ môn.
B. Kĩ năng sống:
- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo; phân tích, bình luận, và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm và phương pháp giải thích.
- Ra quyết định: lựa chọn phương pháp và thao tác lập luận khi tạo lập đoạn/ bài văn NL giải thích.
C . Chuẩn bị:
- Gv: G/án, sgk, sgv.
- Hs: chuẩn bị bài.
Tuần 29 Ngày soạn: 14/ 03/ 2013 Ngày giảng:./ 03/ 2013 Tiết 112: luyện nói : bài văn giải thích một vấn đề A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nắm được cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề; Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề. - Luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề; Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể; Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói. - Giáo dục ý thức học bộ môn. B. Kĩ năng sống: - Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo; phân tích, bình luận, và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm và phương pháp giải thích. - Ra quyết định: lựa chọn phương pháp và thao tác lập luận khi tạo lập đoạn/ bài văn NL giải thích. C . Chuẩn bị: - Gv: G/án, sgk, sgv. - Hs: chuẩn bị bài. D . Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: Sĩ số: 7A: . 7B:.. 7C: 7D II. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ III. Các hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài: * Nội dung: - HS đọc đề bài. ? Em hãy nêu các bước làm một bài văn giải thích? ? Tìm hiểu đề là tìm hiểu những gì ? ? Em hãy nêu dàn ý chung của bài văn giải thích ? (a-MB: Nêu v.đề g.thích, hướng g.thích. b- TB: Triển khai việc giải thích. - Giải thích nghĩa đen. - Giải thích nghĩa bóng. - Giải thích nghĩa sâu. c- KB: Nêu ý nghĩa vấn đề giải thích đối với mọi ngời). ? Dựa vào dàn bài chung, em hãy lập dàn bài cho đề văn trên ? - HS thảo luận theo bàn khi làm dàn bài. - Sau đó các bàn cử đại diện lên trình bày. - HS trong lớp nhận xét, bổ xung. - Gv: khái quát lại dàn bài và nhận xét t thế tác phong, lời nói của HS khi trình bày. * Đề bài: Vì sao những tấn trò mà Va ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn ái Quốc gọi là những trò lố ? I. Tìm hiểu đề và tìm ý: - Kiểu bài: Giải thích. - ND: Những trò lố của Va ren. II. Lập dàn bài: 1. Mở bài: Đi thẳng vào vấn đề cần giới thiệu. Những trò lố được Nguyễn ái Quốc chỉ ra qua hành vi, lời nói của Va ren có ý nghĩa như thế nào? Vì sao Nguyễn ái Quốc kết luận như thế ? Chúng ta hãy tập trung tư tưởng để tìm hiểu. 2. Thân bài: - Thật thế những trò lố của Va ren chính là bản chất lừa bịp, gian manh, xảo quyệt, lố bịch... của một tên thực dân sắp nhận chức toàn quyền ở Đông Dương. - Cái trò lố lăng đó thể hiện qua hành động và lời nói của Va ren : + Những trò lố bịch đó hoàn toàn tương phản với việc làm cụ thể của viên toàn quyền. + Làm cho cụ Phan dửng dưng, lạnh nhạt, chẳng quan tâm. - Hai nhân vật thể hiện hai tính cách đối lập nhau: + Va ren đại diện cho phe phản động, gian trá, lố bịch. + Phan Bội Châu là chiến sĩ CM kiên cường, bất khuất, là bậc anh hùng xả thân vì nớc. - Những trò lố bịch đó thật trơ trẽn vì nó đã tố cáo bản chất xảo quyệt của lũ cướp nước. 3. Kết bài: Nói chung khi xác định những trò lố bịch của Va ren, Nguyễn ái Quốc muốn đưa ra trước công luận bản chất gian trá của bọn thực dân. III. Thực hành: Luyện nói IV. Củng cố: GV khái quát cách nói giải thích một vấn đề. V. HDVN: - HS ôn tập lại nội dung kiến thức. - Soạn: Ca Huế trên sông Hương. Ngày 18 tháng 03 năm 2013 Duyệt của tổ CM
Tài liệu đính kèm: