Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Sống chết mặc bay

A.Mục tiêu cần đạt.

 1.Kiến thức.

 Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của tác phẩm-một trong những truyện ngắn được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX.

 2.Tích hợp với tập làm văn ở cách làm văn giải thích,Luyện tập nghị luận giả thích và bài viết tập làm văn giải thích.Với phần Tiếng Việt ở bài Luyện tập sử dụng các cụm chủ-vị làm thành phần trong câu.

 3.Kĩ năng.

 Đọc,kể,tóm tắt truyện,phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập-tương phản và tăng cấp.

B.Thiết kế bài dạy học.

 1.Ổn định tổ chức lớp.

 2.Kiểm tra bài cũ.

 CH:Em hiểu thế nào về luận điểm:

 Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.Chẳng những thế,văn chương còn sáng tạo ra sự sống.Cho ví dụ.

→-Hình dung với nghĩa là sự phản ánh bằng hình ảnh-hình tượng nghệ thuật,một cách thể hiện rất đặc trưng,đặc thù của văn chương nghệ thuật.Đối tượng của văn chương chính là thiên nhiên,vạn vật và chủ yếu là cuộc sống của con người,thế giới tâm hồn của con người qua cảm nhận của nhà văn,rồi tái hiện trên trang giấy hay thành văn chương truyền miệng.

 Vd: Văn bản “Mùa xuân của tôi”-Vũ Bằng không chỉ nói đến cảnh thiên nhiên Bắc Việt mà còn nói đến phong tục tập quán,những món ăn của người Bắc.

 -Văn chương sáng tạo ra sự sống,nghĩa là thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn cũng sống động,linh hoạt,phức tạp với những đặc điểm riêng không hoan toàn giống như cuộc đời hiện thực.

 Vd: Văn bản “Dế Mèn phiêu lưu kí”- thế giới loài vật với mong ước một thế giới đại đồng,muôn loài chung sống hòa bình,không có chiến tranh,áp bức.

 3.Dẫn vào bài:

 Thủy,Hỏa Đạo,Tặc,trong 4 thứ giặc ấy nhân dân xếp giặc nước,giặc lụt lên hàng đầu.Điều này vô cùng dễ hiểu những trận lụt của nước ta gần đây chắc các em cũng đã được cứng kiến qua các phương tiện truyền thông và chúng ta có thể thấy sức tàn phá của lũ.Cho đến nay đã hàng bao thế kỉ người dân vùng châu thổ sông Hồng miền Bắc Việt Nam đã phải đối mặt với cảnh:đê vỡ, nhà trôi,người chết.Mặc dù hệ thống đê điều vẫn được gia cố hàng năm,nhưng nhiều đoạn đê vẫn không chống nổi sức nước hung bạo.Thêm vào đó là sự vô trách nhiệm,của không ít tên quan lại cầm quyền,thiên nạn ấy càng thêm thê thảm.Truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã dựng lại bức tranh đau lòng và đáng giận ấy.

 

doc 9 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 14541Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Sống chết mặc bay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26
Tiết 105.
Văn học.
 Dạy lớp:7A13.
A.Mục tiêu cần đạt.
 1.Kiến thức.
 Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của tác phẩm-một trong những truyện ngắn được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX.
 2.Tích hợp với tập làm văn ở cách làm văn giải thích,Luyện tập nghị luận giả thích và bài viết tập làm văn giải thích.Với phần Tiếng Việt ở bài Luyện tập sử dụng các cụm chủ-vị làm thành phần trong câu.
 3.Kĩ năng.
 Đọc,kể,tóm tắt truyện,phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập-tương phản và tăng cấp.
B.Thiết kế bài dạy học.
 1.Ổn định tổ chức lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ.
 CH:Em hiểu thế nào về luận điểm:
 Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.Chẳng những thế,văn chương còn sáng tạo ra sự sống.Cho ví dụ.
→-Hình dung với nghĩa là sự phản ánh bằng hình ảnh-hình tượng nghệ thuật,một cách thể hiện rất đặc trưng,đặc thù của văn chương nghệ thuật.Đối tượng của văn chương chính là thiên nhiên,vạn vật và chủ yếu là cuộc sống của con người,thế giới tâm hồn của con người qua cảm nhận của nhà văn,rồi tái hiện trên trang giấy hay thành văn chương truyền miệng.
 Vd: Văn bản “Mùa xuân của tôi”-Vũ Bằng không chỉ nói đến cảnh thiên nhiên Bắc Việt mà còn nói đến phong tục tập quán,những món ăn của người Bắc.
 -Văn chương sáng tạo ra sự sống,nghĩa là thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn cũng sống động,linh hoạt,phức tạp với những đặc điểm riêng không hoan toàn giống như cuộc đời hiện thực.
 Vd: Văn bản “Dế Mèn phiêu lưu kí”- thế giới loài vật với mong ước một thế giới đại đồng,muôn loài chung sống hòa bình,không có chiến tranh,áp bức.
 3.Dẫn vào bài:
 Thủy,Hỏa Đạo,Tặc,trong 4 thứ giặc ấy nhân dân xếp giặc nước,giặc lụt lên hàng đầu.Điều này vô cùng dễ hiểu những trận lụt của nước ta gần đây chắc các em cũng đã được cứng kiến qua các phương tiện truyền thông và chúng ta có thể thấy sức tàn phá của lũ.Cho đến nay đã hàng bao thế kỉ người dân vùng châu thổ sông Hồng miền Bắc Việt Nam đã phải đối mặt với cảnh:đê vỡ, nhà trôi,người chết...Mặc dù hệ thống đê điều vẫn được gia cố hàng năm,nhưng nhiều đoạn đê vẫn không chống nổi sức nước hung bạo.Thêm vào đó là sự vô trách nhiệm,của không ít tên quan lại cầm quyền,thiên nạn ấy càng thêm thê thảm.Truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã dựng lại bức tranh đau lòng và đáng giận ấy.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung về tác giả,tác phẩm.
 CH:Dựa vào phần chú thích trong SGK hãy nêu hiểu biết của em về tác giả Phạm Duy Tốn?
 GV nói thêm:Ông có 5 người con.Con cả là Phạm Duy Khiêm là giáo sư,thạc sĩ và đã từng lam đại sứ Việt Nam tại Pháp.Con út là nhạc sĩ Phạm Duy nổi tiếng với những bài hát;Tình ca,Gánh lúa...Phạm Duy Tốn vừa là một nhà báo vừa là một doanh nhân tiến bộ từng viết những đoản văn đầu tiên của thể loại truyện ngắn theo lối Tây phương.
 Ông cũng là một trong số những người Việt đầu tiên húi tóc ngắn và mặc Âu phục,một trong số những người sáng lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hàn Nội năm 1907.Ông cùng một số chí sĩ yêu nước đã từng dạy ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
 Năm 1924,ông qua đời vì bệnh lao.
 Gv: đọc mẫu một đoạn sau đó gọi học sinh đọc tiếp.nhận xét.
 -Phân biệt giọng kể,tả của tác giả.
 -Giọng hách dịch của quan phụ mẫu.
 -Giọng sự sệt,khúm núm của thầy đề dân phu.
CH:Sau khi nghe cô và các bạn đọc toàn bài,bạn nào có thể tóm tắt ngắn gọn cho câu truyện? 
 Tóm tắt:Gần một giờ đêm,trời mưa tầm tã.Nước ở con sông Nhị Hà lên rất to,một số đoạn đê khó có thể chống đỡ nổi vì sức nước quá mạnh.Hàng nghìn dân phu đang ra cố sức giữ gìn bảo vệ con đê.Trong khi đó,ở trong đình,trên một khúc đê cao,quan phụ mẫu vẫn đang lo đánh bài như không cso chuyện gì xảy ra.Lúc quan ù ván bài to cũng là lúc đê vỡ nước tràn lênh láng,nhà cửa ,con người...lênh đênh trên mặt nước.Cảnh tượng rất thê thảm.
 GV:-núng thế:ở vòa trạng thía không còn vững chắc,dễ đổ,dễ sụt xuống.
 -thẩm lậu:hiện tượng chất lỏng thấm ra và rỉ ra nơi khác.
 -cừ:dùng những tấm ván hoặc tấm phên đan và đóng cọc đỡ để ngăn đê vỡ,nước tràn.
CH:theo em có thể chia tác phẩm thành mấy phần?
Hoạt động 2:hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
CH:Em hãy cho biết thời gian,không gian,địa điểm bắt đầu câu chuyện?
 GV:Không gian bấy giờ là trời mưa tầm tã,nước sông đang lên rất to và con đê sắp không chịu được sức nước.Lại vào thời điểm là 1 giờ đêm trời khuya,tối càng làm tăng thêm sự khó khăn,vất vả.
 Không những thế trời lại mưa tầm tã không dứt và ngày càng mưa lớn hơn.Con đê 2,3 đoạn đã thẩm lậu và nguy cơ vỡ là điều dễ xảy ra.
CH:hãy so sánh chảnh tượng trên đê và trong đình?
 GV lập bảng.
Cảnh trên đê
Chảnh trong đình
-Tg:từ chiều tới giờ.
-hàng trăm nghìn người hộ đê.
-hành động:hết sứ giữ gìn,kẻ thì thuổng,người thì quốc...
-Âm thanh:trống đánh liên thanh,ốc thổi vô hồi...
-tình thế mưa tầm tã trút xuống,nước cuồn cuộn bốc lên...
→cảnh vô cùng thảm thương hối hả,nhốn nháo căng thẳng nhưng bất lực và thảm hại.
-ĐỊa thế;vững chãi,nước to nữa cũng không việc gì.
-Tư thế quan:uy nghi,chễm chện,có người hầu kẻ hạ.
-Đồ dùng:bát yến trong khay khảm,tráp đồi mồi,ngăn bạc trầu vàng,đồng hồ vàng,dao chuôi ngà...
-Quang cảnh:trang nghiêm,nhà nhã,đường bệ,nguy nga,lúc mau luc khoan ung dung,êm ái... 
→cuộc sống sang trọng,sa hoa cách biệt với cuộc sống của người dân lầm than,cực khổ.
 CH:Theo em biện pháp nghệ thuật nào đã được nhà văn sử dụng trong đoạn này?
 Phạm Duy Tốn đã sử dụng rất khéo léo các biện pháp nghệ thuật miêu tả,liệt kê và đặc biệt là tương phản và tăng cấp nhằm diễn tả được tình cảnh khốn đốn của những người dân phu trước sự đe dọa của thiên tai,lũ lụt.Đồng thời qua đó chúng ta cũng thấy được sự thờ ơ vô trách nhiệm của những tên quan được coi là phụ mẫu của dân chúng chỉ biết ăn chơi,hưởng lạc mà không biết đến nỗi thống khổ của dân.Cái uy nghi,chễm chện trong hoàn cảnh này không hề tôn vinh cái uy quyền của quan,ngược lại chỉ càng chứng tỏ sự kệch cỡm, vô lối quen đè nén,bắt nạt kẻ dưới của quan phụ mẫu.
CH:Cảnh tượng lúc đê vỡ diễn ra như thế nào?
CH:Trước cảnh tượng như vậy thì quan phụ mẫu có thái độ ra sao?
 Dân phu rối rít hộ đê còn quan vẫn ung dung,bình thản với thú vui,niềm đam mê của mình không cần biết ngoài kia dân chúng ra sao.Khi sự việc xảy ra rồi lại đổi ngay cho kẻ dưới. →thái độ sống chết mặc bay,vô trách nhiệm đến thành tội ác của bậc phụ mẫu chi dân.Vì thế mà ta có thể thấy được rằng 4 thứ giặc nguy hiểm nhất cũng không thể nguy hại bằng sự vô trách nhiệm,nhẫn tâm của những bậc phụ mẫu.
CH:Tác phẩm có những giá trị nào?nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công của tác phẩm là gì?
Dặn dò:-học bài .
 -Soạn bài:Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Trả lời
Đọc,nhận xét.
Tóm tắt.
Trả lời:3 đoạn.
Trả lời.
-TG:gần 1h sáng
-KG:mưa tầm tã
-ĐĐ:khúc đê làng X-phủ X
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
I.Tìm hiểu chung về tác giả,tác phẩm.
1.Tác giả.
-Phạm Duy Tốn:1883-1924.
-Quê:Phượng Vũ-Thường Tín-Hà Tây.
-Là nhà văn xã hội đầu tiên của nền văn học mới đầu thế kỉ XX.
2,Tác phẩm.
-Sống chết mặc bay như bông hoa đàu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
-Các tác phẩm chính:Bực mình(1914),Sống chết mặc bay(1918),Con người sở khanh(1919)...
a,Đọc,tóm tắt.
b,Giải thích từ khó.
c,Bố cục:3 đoạn.
-Đ1:từ đầu...khúc đê này hỏng mất:nguy cơ đê vỡ và sự chống cự tuyệt vọng của dân phu.
-Đ2:tiếp theo...Điếu, mày!Cảnh nha phủ cùng lũ nha lại hộ đê ở trong đình.
-Đ3.còn lại:cảnh đê vỡ muôn sầu nghìn thảm.
II.Tìm hiểu chi tiết.
1,Cảnh đê sắp vỡ.
-thời gian:gần 1h đêm
-không gian:mưa tầm tã,nước sông Nhị Hà đang lên
-địa điểm:khúc đê làng X-phủ X
-tình trạng khúc đê:đã thẩm lậu,không khéo thì vỡ mất.
→tình thế vô cùng nguy nan,khẩn cấp.
2,Cảnh trên đê và trong đình trước khi đê vỡ.
-Nghệ thuật:tương phản,đối lập và tăng cấp đã được sử dụng→làm nổi bật đối lập giữa sự bất lực của sức người trước sức trời,sự yếu thế của đê trước sức nước.(sức nước càng mạnh bao nhiêu thì sức người càng yếu bấy nhiêu;sức người khó lòng địch nổi với sức trời,thế đê không sao cự lại được với thế nước.)
-Thái độ của tác giả:”Than ôi...Lo thay!Nguy thay!Khúc đê này hỏng mất.” →biểu lộ tình cảm một cách trực tiếp đó chính là sự đồng cảm,sự lo lắng sợ hãi cho số phận của những người dân trong thảm họa thiên tai.
3,Cảnh đê vỡ.
-Đê vỡ:
 +gà,chó,trâu,bò kêu vang tứ phía.
 +nước lênh láng,xoáy thành vực.
 +nhà trôi,lúa ngập.
 +kẻ sống không chỗ ở,kẻ chết không ai chôn...
→cảnh tượng vô cùng thảm thương,đau xót.
-Thái độ của quan:
 +đe dọa,đuổi người báo tin.
 +đổ trách nhiệm cho cấp dưới.
 +say sưa với ván bài sắp ù. 
→niềm vui tàn bạo,phi nhân đạo của quan phụ mẫu.
Khi quan ù ván bài to,được thỏa mãn hả hê cũng là lúc người dân lâm vào tình cảnh thảm thương nhất.Vậy ma quan vẫn có thể nói những câu mất nhân tính “đê vỡ mặc đê,nước sông dù nguy không bằng nước bài cao thấp.”
III,Tổng kết.
 1, Nội dung:
 -Mang đạm giá trị hiện thực và nhân đạo.
 -Giá trị hiện thực:phản ánh sự đối lập gay gắt giữa cuộc sống của nhân dân và bọn quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú trước sinh mạng của dân.
 -Giá trị nhân đạo:sự cảm thông sâu sắc của tác giả trước cảnh nhân dân hộ đê vô cùng vất vả và cảnh nhân dân điêu linh sau khi đê vỡ.
 2,Nghệ thuật:
 -Đối lập:
 +cảnh trên đê >< trong đình.
 +dân phu >< quan 
 +trách nhiệm >< việc làm của quan
 +Mọi người trong đình >< quan 
 +tình cảnh của dân >< niềm vui của quan
 +sức nước >< sức người
-Tăng cấp:
 +Mức độ mưa và độ dâng của nước sông.
 +sự tích cực của người dâ,nguy cơ vỡ đê.
 +Sự đam mê tổ tôm của quan...
-Kể chuyện,miêu tả ngắn gọn cụ thể
-Đối thoại ngắn,sinh động.

Tài liệu đính kèm:

  • docSống chết mặc bay (3).doc