Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Tiết 122: Dấu gạch ngang

1. MỤC TIÊU:

 a) Kiến thức: Giúp HS

 - Hiểu được công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản.

 c) Kĩ năng:

 - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.

 - Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.

b)Thái độ:

 - Ý thức dùng dấu gạch ngang,dấu gạch nối có hiệu quả trong bài làm.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu

 b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 a. Kiểm tra bài cũ : (3')

 * Câu hỏi: Nêu tác dụng của dấu chấm lửng?

 * Đáp án: - Dấu chấm lửng dùng để:

 - Tỏ ý còn nhiều sợ vật hiện tượng chưa liệt kê hết.

 - Thể hiệnchỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng.

 - Làm giàu nhịp điệu của câu văn làm giàu sắc thái dí dỏm, hài hước.

 GV nhận xét và cho điểm.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 11283Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Tiết 122: Dấu gạch ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/4/2013	 Ngày dạy :7D: /4/2013
 7E: /4/2013
 Tiết 122- Tiếng việt: 
 DẤU GẠCH NGANG
1. MỤC TIÊU: 
 	a) Kiến thức: Giúp HS
 - Hiểu được công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản.
 	c) Kĩ năng:
 - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
 - Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.
b)Thái độ:
 - Ý thức dùng dấu gạch ngang,dấu gạch nối có hiệu quả trong bài làm.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 	a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu
 	b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 	a. Kiểm tra bài cũ : (3')
	* Câu hỏi: Nêu tác dụng của dấu chấm lửng?
	* Đáp án: - Dấu chấm lửng dùng để:
	- Tỏ ý còn nhiều sợ vật hiện tượng chưa liệt kê hết.
	- Thể hiệnchỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng.
	- Làm giàu nhịp điệu của câu văn làm giàu sắc thái dí dỏm, hài hước.
 GV nhận xét và cho điểm.
b. Bài mới
 * Giới thiệu bài mới (1'): Trong khi nói và viết người ta thường sử dụng dấu gạch ngang . Vây sử dụng chúng có tác dụng gì?...
 * Nội dung:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
ND GHI BẢNG
GV: Treo bảng phụ
? Trong mỗi ví dụ trên, dấu gạch ngang dùng để làm gì?
? Qua phân tích ví dụ, em rút ra kết luận về công dụng của dấu gạch ngang ?
Gv: Có hai loại dấu khác cũng dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu là dấu phẩy và dấu ngoặc đơn. Trong một số trường hợp, dường như dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn có thể thay thế cho nhau. VD:
- Bác tôi - cụ Nguyễn Gia Đạo- là người giữ cuốn gia phả ấy.
- Bác tôi, cụ Nguyễn Gia Đạo, là người giữ cuốn gia phả ấy.
- Bác tôi (cụ Nguyễn Gia Đạo) là người giữ cuốn gia phả ấy.
 - Tuy nhiên vẫn có một số khác biệt như sau:
+ Dấu gạch ngang thể hiện sự nhấn mạnh nào đó ( ở phía người viết): Bộ phận chú thích, gt ko phải là thuộc tính đã biết trước.
+ Dấu phẩy được dùng khi bộ phận chú thích,gt đã biết trước gắn với đối tuợng, sự vật được nói đến.
+ Dấu ngoặc đơn được dùng với chức năng như dấu phẩy, tuy nhiên có ý giảm nhẹ: thông tin chú thích giải thích là thông tin phụ ko quan trọng bằng các thông tin khác.
 Lời nói trực tiếp có thể được đặt trong dấu ngoặc kép. Tuy nhiên, đối với một số thể loại mà lời trực tiếp xuất hiện với tần số cao như truyện ngắn, kịch.... thì dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp.
? Em hãy lấy ví dụ?
GV Nhận xét bổ sung.
? Trong VD d ở mục I, dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-re được dùng để làm gì?
? Nó có phải là một dấu câu không? 
->Vậy công dụng của nó là nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
? Hãy lấy VD?
? Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang?
GV: gọi hs đọc ghi nhớ.
? Nêu công dụng của những dấu gạch ngang?
Bổ sung
? Nêu công dụng của dấu ngạch nối?
Bổ sung
GV hướng dẫn hs làm
HS đọc ví dụ
a. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
b. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Dùng để đánh dấu bộ phận liệt kê. 
d. Dùng để nối các bộ phận liên danh ( từ ghép)
a. Linh- Lớp trưởng lớp tôi là người chăm học.
b. Lan:- Cậu được mấy điểm?
 Hoa:- Tớ được 9 điểm.
c. Tuyến đường 6 Sơn La - Hà Nội đã hình thành.
d. Buổi lao động ngày mai cần mang:
- Chổi để quét sân trường.
- Xô để múc nước tưới cây.
- Ki để khiêng đất.
- Để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
- Dấu gạch nối không phải là dấu câu.
- Pa-ri, Ai-ma-tốp, In-tơ nét, Ma- két- tinh
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
HS Đọc
- Suy nghĩ làm bài
Lớp nhận xét
- Thảo luận
Lớp nhận xét
- Hs suy nghĩ làm bài
I. Công dụng của dấu gạch gang(13')
1.Ví dụ:
2. Nhận xét:
 Dấu gạch ngang có những công dụng:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
* Ghi nhớ: SGK
II. Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối (10')
1.Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
+ Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
* Ghi nhớ SGK (T130)
III. Luyện tập(15')
Bài tập 1:
a. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
b. Tương tự như câu a
c. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích.
d. Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh.
e.Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh.
2. Bài tập 2:
- Dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
- Bec-lin, An- dát, lo-ren.
3. Bài tập 3:
 c. Củng cố- luyện tập (2'): 
 ? Nêu công dụng của dấu ngạch ngang?
-HS: Dấu gạch ngang có những công dụng:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1')
- Nắm được nội dung bài học.
-Lấy được ví dụ và viết đoạn văn dùng các loại dấu trên.
- Làm hoàn thiện bt3
-Đọc và Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng Việt
4.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Nội dung kiến thức : ...................................................................................................
 ........................................................................................................................................
....................................................................................................................................... 
 - Phương pháp : .............................................................................................................
 .......................................................................................................................................
 - Thời gian : .................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDấu gạch ngang (2).doc