Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Trần Thị Quỳnh Trang

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Khái niệm tục ngữ.

 - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và h. thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

2. KN:

 - Đọc- hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

 - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

 B. CHUẨN BỊ:

 - GV: Bài soạn

 - HS: Đoc- soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk.

 

doc 9 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2171Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Trần Thị Quỳnh Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Tiết: 73
TỤC NGỮ VÊ THIÊN NHIÊN
VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Soạn: 2/1/15
Giảng: 6/1/15
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm tục ngữ.
 - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và h. thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
2. KN:
 - Đọc- hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
 - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
 B. CHUẨN BỊ: 
 - GV: Bài soạn
 - HS: Đoc- soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk. 
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ : Chọn đáp án trả lời đúng:
Ca dao dân ca là gì 
 Hãy đọc 1 bài ca dao mà em thích
 3. Bài mới :
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
Phương pháp: Thuyết trình
Nếu ca dao, dân ca thiên về tình cảm con người, thì tục ngữ được ví là kho báu mang tính trí tuệ, triết lý dân gian, là “túi khôn dân gian vô tận”. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài câu TN tiêu biểu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm tục ngữ
Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm tục ngữ
Phương pháp: Thuyết trình, giải thích
? Dựa vào chú thích em hãy cho biết thế nào là TN?
- Giáo viên nói thêm: Về hình thức: là một câu nói ngắn gọn, kết cấu bền vững, có hình ảnh nhịp điệu. Về nội dung: diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên và LĐSX về con người XH.
- Gv hướng dẫn đọc: giọng đọc chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở các vế đối trong câu hoặc phép đối giữa hai câu.
- Gv đọc mẫu. Gọi HS đọc
- Gv sửa chữa.
- Có thể chia 8 câu tục ngữ
thành mấy nhóm? Gọi tên từng nhóm?
?Dựa vào đâu em chia những câu TN này thành 2 nhóm?
Hoạt động 3. H/d tìm hiểu văn bản
Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung, nghệ thuật các câu tục ngữ ở bài học
Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, thảo luận
Dẫn vào 1 Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu những câu TN của nhóm 1
Gọi HS đọc câu 1
- Quan sát câu TN, em thấy có mấy vế? 
? Em hãy chỉ ra những cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ?
? Phép tu từ nào được sử dụng? 
 Chiếu
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
? Cách nói quá: chưa nằm đã sáng chưa cười đã tối có tác dụng gì?
Giảng: nhấn mạnh đặc điểm Đêm tháng năm Ngày tháng mười và gây ấn tượng độc đáo khó quên
- Kinh nghiệm được rút ra từ ý nghĩa câu TN này là gì?
GV liên môn kiến thức về Địa lý
Tháng 5 âm là vào khoảng tháng 6,7 dương lịch. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trục Trái Đất nghiêng 23,5 độ. Dẫn đến vào mùa hè bắc bán cầu được chiếu sáng nhiều hơn hoàng hôn đến chậm nhưng bình minh lại sớm hơn và ngược lại vào mùa đông.
- Đọc thầm câu TN 2
Câu này có mấy vế? dựa vào dấu hiệu nào? (dấu phẩy gieo vần gì?
? Câu trúc cú pháp của câu tục ngữ như thế nào?
- Em hiểu thế nào là mau sao, vắng sao?
? Câu tục ngữ cho ta kinh nghiệm gì?Ghi bảng
? Theo em kinh nghiệm đó hoàn toàn chính xác không? Vì sao
Liên hệ thực tế: Người Việt ta chủ yếu làm nông nghiệp nên họ rất quan tâm đến việc nắng, mưa.
Ngày xưa, người ta kg mua sắn củ tươi như bây giờ nên ông bà mình nhổ khoai sắn về tối xắt lát để ngày mai phơi. Vì vậy tối đến hay ra nhìn sao trời để đoán thời tiết để phơi. Không chỉ nhìn sao mà họ còn nhìn cả mây trời Chiếu Các em quan sát xem những hình ảnh này nói đến hiện tượng gì?
- Em hiểu “ ráng” &“mỡ gà” là gì ? 
Có mấy vế? Cách gieo vần? 
 Vì sao có nhà thì giữ? Nhà ở đây có phải chỉ là nhà hay còn gì nữa? Vậy câu này sử dụng biện pháp tu từ gì?
? Em đã học văn bản nói đến tác hại của hiện tượng thời tiết này?
 ? Qua phân tích em thấy nhân dân ta muốn nói đến kinh nghiệm nào? Ngµy nay, người ta cßn dùa vµo nh÷ng kinh nghiÖm nµy kh«ng? V× sao?
Giảng: Câu tục ngữ này cho thấy bão giông, là hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm khôn lường cũng cho thấy ý thức thường trực chống giông bão của nhân dân ta mà tiêu biểu là truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Chiếu Không chỉ bão mà còn có hiện tượng khắc nghiệt khác của thiên nhiên, hãy quan sát xem hình ảnh này nói về đến câu tục ngữ nào?
- Hãy xác định cách gieo vần? Mấy vế? 
- Em biết vì sao kiến bò nhiều thì lại sắp có lụt lớn kg?
? Câu tục ngữ khuyên ta điều gì?
 HS trả lời kết hợp giảng->-
Các em học môn Sinh lớp 6 đã biết Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt. Khi trời chuẩn bị có những đợt mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiến từ trong tổ kéo ra hàng đàn để tránh mưa, lợi dụng đất mềm sau mưa để làm tổ mới
Chuyển ý: Qua 4 cốn câu tục ngữ vừa tìm hiểu em thấy có điểm gì chung? 
- Đúc rút kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở đất nước ta liên quan đến lao động sản xuất, nhất là trồng trọt chăn nuôi. Điều đó được thể hiện ở 4 câu TN còn lại( ghi mục 2)
Gọi HS đọc câu 5
- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Em hiểu ntn là “tấc”?
Giá trị 1 tấc đất ntn so với 1 tấc vàng?
 ngụ ý muốn nói lên điều gì ?
- Tìm một câu ca dao có nội dung tương tự?
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang 
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Nhấn mạnh: Câu TN nói giá trị của đất đai trong đ/s l/đ sản xuất của con người. Về kiến thức Toán học, Tấc là đơn vị cũ đo chiều dài bằng 1/10 thước mộc hoặc thước đo vải. Đơn vị đo diện tích đất bằng 1/10 thước tức là bằng 2,4 mét vuông (Bắc Bộ) hay 3,3 mét vuông (Trung Bộ .Như vậy tấc đất là mảnh đât rất nhỏ. Vàng là kim loại quý được đo bằng cân tiểu ly. Tấc vàng là 1 lượng vàng rất lớn.Nhưng đất là nói ta ở, nơi ta sản xuất. Qua bàn tay và trí tuệ của con người có thể làm ra của cải vật chất đem lại c/s ấm no-> (nói thêm nd phần bên)
Hãy đọc câu TN 6
Em thấy vần gì được gieo ở câu TN này? Đố các em câu này sử dụng phép tu từ cú pháp nào? Đó là phép liệt kê các em sẽ được học ở tiết 114 của HKII
? Em hiểu “ canh trì”, “ canh viên” , “ canh điền” là gì?
- Thứ tự khẳng định giá trị của các nghề trên dựa trên cơ sở nào? 
có thích hợp với vùng quê chúng ta không ? Vì sao ? Kinh nghiệm của câu TN kg phải áp dụng nơi nào cũng đúng. Nhưng ở những nơi điều kiện tự nhiên có thể thuận lợi cho 1 nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đề lại kg như vậy. Quan trọng là khi con người biết khai thác tốt điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. Trong sản xuất cần có yếu tố nào để đạt năng xuất cao chúng ta cùng tìm hiểu câu TN 7
Đọc lên em thấy phép tu từ cú pháp nào được sử dụng?
- Tìm các yếu tố nói về kinh nghiệm trồng lúa trong câu này? Các yếu tố đó có mối quan hệ với nhau không ? Vì sao? 
- Ngoài ra còn có các câu tục ngữ chỉ nói riêng cho yếu tố “ nước” “ phân” như Một lượt tát, một bát cơm.
-Nhì phân: Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
Giảng: Nhất nước, nhì phân tam cần, tứ giống. Đây là 4 khâu quan trọng, 4 quy trình kỹ thuật trong quá trình làm lúa để đạt năng suất cao. ghi 
 Nói thêm Mượn kiến thức sinh học về Sự sinh trưởng và phát triển của cây; Thứ nhất, ruộng phải có nước đủ. Thứ 2 là ruộng phải bón phân đúng thời vụ, đủ yêu cầu. Rồi tiếp đó phải chuyên cần, chăm chỉ vun xới, làm cỏ trừ sâu, theo dõi từng bước sinh trưởng của cây. Cuối cùng cần coi trọng giống lúa giống cây. Cho đến ngày nay, các kỹ sư nông nghiệp cho rằng quy trình của 4 yếu tố hài hòa vẫn là kinh nghiệm quý báu cho nông dân làm tốt nhiệm vụ sx lúa gạo, đem lại no ấm cho cả dân tộc, cả đất nước ta.Song cần chú ý đến kỹ năng nào nữa chúng ta tìm hiểu câu 8
Gọi HS đọc câu TN 8
- Em hiểu “ thì” “ thục” là như thế nào? 
Thảo luận nhóm
-Nhận xét gì về hình thức của câu tục ngữ?
-Câu tục ngữ cho ta kinh nghiệm gì ? Qua ®©y, em suy nghÜ g× vÒ sù hiÓu biÕt, kh¶ n¨ng quan s¸t c¸ch diÔn ®¹t cña nh©n d©n?
Giảng: Chúng ta thấy, về hình thức đây là câu rút gọn, đối xứng thông tin nhanh dễ nói, dễ nghe và dễ nhớ có nhịp điệu. Kinh nghiệm này đã đi vào thực tế nông nghiệp hiện nay khi đến mùa vụ, các em nghe đài phát thanh cho các tổ sản xuất cải tạo đất và gieo giống đúng thời vụ. Mặc dù ông cha ta chân lấm tay bùn nhưng đã truyền lại những kinh nghiệm quý báu, là bài học thiết thực, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp nhân dân ta xưa cũng như nay dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động.
Chiếu lần lượt hình ảnh minh họa cho các câu TN 5,6,7 và hỏi em thấy hình ảnh này minh họa cho câu TN nào vừa học.
Hoạt động 4. Tổng kết
Mục tiêu: Hs khái quát lại nghệ thuật nội dung của các câu tục ngữ.
Phương pháp: Khái quát hoá
- Em hãy chỉ ra trong bài những đặc điểm nghệ thuật ?
Củng cố: Tổ chức trò chơi Đuổi hình bắt chữ
Các em nhìn vào hình ảnh và tìm câu tục ngữ tương ứng cùng chủ đề với nội dung ta vừa học
Hình ảnh này minh họa cho câu TN nào?
- Học sinh đọc chú thích SGK
Chiếu: - Một thể loại văn học dân gian
- Những câu nói ổn định, ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh
- Thể hiện kinh nghiệm của nội dung về mọi mặt
- Được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày
- HS đọc văn bản
- Học sinh đọc 2 em -> học sinh nhận xét
- Chia làm 2 nhóm:
- Nhóm 1: ( câu 1, 2, 3, 4 tục ngữ về thiên nhiên )
- Nhóm 2: ( Câu 5, 6, 7, 8 tục ngữ về lao động sản xuất )
-> vì những câu đó gần gũi nhau về nội dung
- Học sinh đọc câu 1:
- Vần lưng
- Phép đối: 2 câu đối lập nhau
-phóng đại: chưa nằm đã sáng, Chưa cười đã tối
-> làm nổi bật được tính chất của đêm và ngày giữa mùa hạ và mùa đông
-
- Học sinh đọc câu 2:
HS trả lời kết hợp ghi bảng
Câu có 2 vế
Vần lưng
- Cấu trúc theo kiểu điều kiện- giả thiết-kết quả
- mau sao: nhiều sao thì ít mây; vắng sao: ít sao thì nhiều mây.
- ngày nào đêm trước trời có nhiều sao, hôm sau trời sẽ nắng; trời ít sao sẽ mưa.
- Kinh nghiệm đó chưa tuyệt đối chính xác vì nhiều khi vắng sao mà vẫn nắng hoặc ngược lại )
HS nghe
Học sinh theo dõi hình ảnh -đọc câu tục ngữ số 3
- Ráng: màu sắc: vàng, trắng, đỏ phía chân trời do ánh nắng mặt trời chiếu vào mây
- Ráng mỡ gà: ráng có màu mỡ gà
-Hình thức: 2 vế
 - nhà và của cải, hoa màu
- hoán dụ 
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ phủ
- Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gà tức là sắp có bão. Dự đoán bão để chủ động gìn giữ nhà cửa.
- Ngµy nay vẫn còn dùng nhưng ít vì đã có dự báo thời tiết. 
- HS đọc câu 4:
- Vần lưng: bò - lo
- kiến di chuyển chỗ ở lên nơi cao hơn vào tháng 7 âm lịch
HS nghe
Các em thấy đó, nạn lũ lụt thường xuyên xảy ra ở nước ta, vì vậy nhân dân ta rất “ lo” để phòng chống. Câu này còn có dị bản nữa: “Th¸ng b¶y heo may, chuån chuån bay th× cã b·o”.
-HS đọc câu 5:
- So sánh
-Câu tục ngữ lấy cái rất nhỏ “tấc đất” để so sánh với cái rất lớn “tấc vàng” để nói lên giá trị của đất.
- Đất quý giá vì nuôi sống con người...
- Đề cao đất, phê phán hiện tượng lãng phí đất 
HS lắng nghe
Do đó, đất là vàng. Một loại vàng sinh sôi phát triển. Người có vàng ngồi không ăn mãi cũng hết, “miệng ăn núi lở”. Còn chất vàng trong đất khai thác mãi kg cạn. Vì thế đất quý hơn vàng. Nhưng hiện tượng bán đất kiếm lời trong kinh doanh lại không nằm trong ý nghĩa câu TN này
- HS đọc câu 6:
Hs trả lời-> ghi 
- Nuôi cá, làm vườn, làm ruộng
- Nghề đem lại lợi ích kinh tế nhất là nghề nuôi cá sau đố đến nghề làm vườn rồi mới đến nghề làm ruộng.
- Dựa trên cơ sở là từ giá trị kinh tế thực tế của các nghề. - - HS tự trả lời có thích hợp hay không ?
HS đọc câu 7:
- liệt kê
-Các yếu tố ( nước, phân, giống ) đều có quan hệ, bổ sung cho nhau.
Gọi HS đọc câu TN 8
-Thì là thời, thời vụ, đúng thời vụ
- Thục: thành thạo, thuần thục
làm đất kỹ
Thảo luận nhóm
-Gieo vần, đối xứng	+ Liệt kê
Câu rút gọn.
- Thời vụ, đất đai là hai yếu tố quan trọng với nhà nông
-> kinh nghiệm thể hiện rất trí tuệ về cách quan sát các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất. Diễn đạt ngắn gọn có vần, có nhịp.
HS quan sát và đọc các câu theo thứ tự 5,6,7
-Câu 1,2,3,4 có vần lưng,các vế đối nhau, có hình ảnh, lập luận chặt chẽ.
-Lối thậm xưng, so sánh.
1. Con trâu là đầu cơ nghiệp
2. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
3. Tấc đất, tấc vàng
4. Được mùa cau, đau mùa lúa.
5. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
I. Đọc- tìm hiểu chung
1. Khái niệm tục ngữ:
SGK
2. Bố cục:
2 phần
II. Đọc và tìm hiểu văn bản:
1. Những câu tục ngữ về thiên nhiên
 - Câu 1:
- Gieo vần lưng đối xứng, đối lập, nói quá.
Nội dung:	Kinh nghiệm về thời gian theo mùa.
a cần tranh thủ chủ động sắp xếp công việc thời gian cho hợp lí.
 - Câu 2:
+ Câu hai vế, gieo vần lưng, đối lập, kết cấu: nhân-quả.
+ Dự báo thời tiết qua quan sát saoa Cần chủ động sắp xếp công việc tránh rủi ro
- Câu 3:
+ Câu hai vế, vần lưng, hoán dụ, kết cấu: nhân-quả.
+ Biết được dự đoán bão thì sẽ có ý thức chủ động gìn giữ nhà cửa, hoa màu
- Câu 4:
+ Câu hai vế, vần lưng
+ Dự đoán lũ lụt để chủ động phòng chống tránh rủi ro thiệt hại.
2. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất
- Câu 5:
+So sánh.
+Giá trị một tấc đất bằng hoặc hơn một tấc vàng a khuyên con người cần sử dụng đất đai có hiệu quả. Phê phán hiện tượng lãng phí đất
- Câu 6:
+Vần lưng, liệt kê. 
+ Nội dung: Câu tục ngữ giúp con người biết khai thác tốt điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
- Câu 7:
+Gieo vần lưng, liệt kê. 
+Nội dung:	- Kinh nghiệm trong quá trình trồng lúa. Đảm bảo 4 yếu tố để mùa màng bội thu.
. 
- Câu 8:
+Gieo vần lưng, đối xứng, liệt kê. 
+ Nội dung:	a Thời vụ, đất đai là hai yếu tố quan trọng với nhà nông. Trong đó, thời vụ là quan trọng hàng đầu.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ SGK.
 3/ Dặn dò: 
 - Sưu tầm những câu tục ngữ có nội dung phản ảnh kinh nghiệm của nhân dân ta về hiện tượng: mưa, nắng, bão, lụt. 
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Trần Thị Quỳnh Trang.doc