Giáo án Ngữ văn 7 - Tiếng việt: Từ đồng nghĩa

I. Mục tiêu: Giúp HS

 1. Kiến thức: Hiểu thế nào từ đồng nghĩa, hiểu và phân biệt được đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.

 2. Kỹ năng:

- Nâng cao kỹ năng sử dụng từ đồng nghĩa.

- Lựa chọn cách sử dụng các từ đồng nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng các từ đồng nghĩa.

 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa, tránh lạm dụng.

II. Chuẩn bị:

- GV: Sgk, soạn giảng, giáo án điện tử

- HS: học bài và chuẩn bị bài

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiếng việt: Từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35: 	Ngày soạn: 12/10/2015
	Ngày dạy: 21/10/2015
Tiếng Việt: 	 TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu: Giúp HS
 1. Kiến thức: Hiểu thế nào từ đồng nghĩa, hiểu và phân biệt được đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
 2. Kỹ năng: 
- Nâng cao kỹ năng sử dụng từ đồng nghĩa. 
- Lựa chọn cách sử dụng các từ đồng nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng các từ đồng nghĩa.
 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa, tránh lạm dụng.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk, soạn giảng, giáo án điện tử
HS: học bài và chuẩn bị bài
III. Phương pháp dạy: Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận. Kỹ thuật động não
IV. Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp: Sĩ số
Kiểm tra bài cũ: 
*Câu hỏi: Nêu các lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ? Cách sửa? Đặt câu có sử dụng quan hệ từ?
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu ví dụ, hình thành khái niệm.
GV gọi HS đọc bản dịch thơ bài “Xa ngắm thác núi Lư”-Tương Như.
? Trong bản dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của Tương Như có từ rọi, trông, bằng kiến thức đã học em hãy tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ đó?
HS: 
Rọi: chiếu, soi
Trông: Nhìn, ngó, dòm
? Ngoài nghĩa trên từ “trông” còn có nghĩa nào khác?
HS: 
Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn
Mong
? Tìm từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông?
HS:
Trông coi, chăm sóc
Hi vọng, trông mong, trông đợi.
? Từ trông là từ có một nghĩa hay nhiều nghĩa?
HS: Nhiều nghĩa.
? Từ các ví dụ trên, hãy cho biết thế nào là từ đồng nghĩa?
HS: Đọc ghi nhớ1/ T114.
GV cho HS lấy thêm ví dụ.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu, phân loại từ đồng nghĩa.
GV yêu cầu HS đọc ngứ liệu SGK.
? So sánh nghĩa của từ quả và từ trái trong 2 vd trên?
HS: Giống nhau hoàn toàn.
? Từ Trái và từ quả có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
HS: Có thể dùng thay thế trong mọi hoàn cảnh. Vì hai từ trên là từ đồng nghĩa hoàn toàn, là từ không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.
GV gọi HS đọc ví dụ 2.
? Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hy sinh trong hai câu trên giống và khác nhau chỗ nào?
HS: 
- Giống: đều nói về cái chết
- Khác: Sắc thái ý nghĩa. Từ Hy sinh (chết vì nghĩa vụ, vì lý tưởng cao đẹp), từ Bỏ mạng (chết vô ích mang sắc thái khinh bỉ).
? Như vậy có mấy loại từ đồng nghĩa? Đó là những loại nào?
HS: Có 2 loại. Từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
? Em hiểu như thế nào về từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn?
HS: phát biểu.
*Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu cách sử dụng từ đồng nghĩa.
? Thử thay các từ đồng nghĩa: quả- trái, bỏ mạng-hy sinh trong các ví dụ trên. Từ đó em rút ra kết luận gì?
HS: Tử quả-trái thay thế được. Từ bỏ mạng – hy sinh không thay thế được.
GV lấy thêm ví dụ cho HS hiểu rõ: 
- Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
- Đàn bà 
- Đứa trẻ đã chết tối qua.
- Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân đã mai táng cụ trên một ngọn đồi. 
? Tại sao đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc”|lấy tiêu đề “Sau phút chia li” mà không lấy tiêu đề “Sau phút chia tay”?
HS: Hai từ chia tay và chia li đều có nghĩa rời nhau, mỗi người một nơi. Nhưng “chia li” mang sắc thái cổ xưa và diễn tả được cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ.
? Như vậy, khi nói và viết từ đồng nghĩa cần chú ý điều gì?
HS Dựa vào ghi nhớ 3 trả lời.
GV nhận xét, ghi bảng.
*Hoạt động 4: HDHS luyện tập
GV yêu cầu HS đọc và lần lượt thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa.
HS: Đọc, xác định yêu cầu và làm bài.
GV nhận xét, sửa bài.
GV cho HS thảo luận, trả lời:
* Câu hỏi: Phân biệt sắc thái nghĩa của từ đồng nghĩa (gạch chân) trong các câu sau: 
- Trời thu xanh ngắt mấy từng cao. 
- Ôi! Con sông xanh biếc
- Một vùng cỏ mọc xanh rì.
* Đáp án: 
- Xanh một màu trên diện rộng.
- Xanh đậm và tươi ánh lên.
- Xanh đậm và đều như màu cỏ cây rậm rạp
I. Thế nào là từ đồng nghĩa?
1. Xét ví dụ:
- Rọi: soi/ chiếu.
- Trông: 
+ Nhìn, ngó, dòm
+ Trông coi, coi sóc, giữ gìn.
+ Trông mong, hy vọng.
2. Ghi nhớ 1: (Sgk)
II. Các loại từ đồng nghĩa:
1. Xét ví dụ:
- Quả - Trái: đồng nghĩa hoàn toàn.
- Hy sinh – Bỏ mạng: đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Ghi nhớ 2: (Sgk)
III. Sử dụng từ đồng nghĩa
1. Xét ví dụ:
- Quả - trái: có thể thay thế cho nhau. 
- Bỏ mạng – hy sinh: không thay thế cho nhau được.
2. Ghi nhớ 3: (Sgk)
IV. Luyện tập:
Bài tập 1:
Gan dạ - dũng cảm
Nhà thơ – thi sĩ
Mổ xẻ - phẫu thuật
Của cải- tài sản
Nước ngoài – ngoại quốc
Chó biển – hải cẩu
Đòi hỏi – yêu cầu
Nam học – niên khóa
Loài người – nhân loại
Thay mặt – đại diện
Bài tập 2:
Máy thu thanh – Radio
Sinh tố - Vitamin
Xe hơi – ô tô
Dương cầm – Piano
Bài tập 3:
Heo – lợn
Má – mẹ, u, bầm
Ba – bố, thầy, tía
Vô – vào
 4. Củng cố, dặn dò:
- Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa? Phân loại từ đồng nghĩa? Sử dụng từ đồng nghĩa?
- Làm các bài tập 6,7,8,9.
- Viết một đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa (10 câu).
- Chuẩn bị bài mới: Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm.
V. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_9_Tu_dong_nghia.doc