I. Mức độ cần đạt:
Bước đầu hiểu được khái niệm thể loại truyền thuyết.
Nắm kĩ nội dung, ý nghĩa, tên các văn bản và nghệ thuật của mỗi truyện truyền thuyết.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
Khái niệm thể loại truyền thuyết.
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong các tác phẩm về thể loại truyền thuyết.
2. Kĩ năng:
Đọc diễn cảm các văn bản truyền thuyết.
Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng, kì ảo tiêu biểu trong truyện.
III. Tiến trình bài dạy :
Ổn định lớp:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS :
Giới thiệu khái quát về chủ
a/ Ca ngợi tính chất nhân dân,toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - ý nghĩa đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê. - Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm. b/ Nghệ thuật: Thể hiện ý nguyện, tinh thần đoàn kết một lòng đánh giặc. Hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa. Củng cố , Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài về thể loại truyện cổ tích. Khái niệm, tóm tắt nội dung và biện pháp nghệ thuật của các văn bản: (Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, cây bút thần và ông lão đánh cá và con cá vàng). Ngày soạn : 1/09/2014. Tiết: 2 CỔ TÍCH Mức độ cần đạt: Bước đầu hiểu biết về thể loại truyện cổ tích. Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của các truyện cổ tích. II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: Sơ giản về truyện cổ tích. Một số đặc điểm tiêu biểu của các kiểu nhân vật:. Nội dung và ý nghĩa của truyện. Kĩ năng: Đọc – hiểu các truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. Nắm các sự việc chính trong các truyện đã học. Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong các truyện.. III. Lên lớp: Ổn định lớp: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : Hệ thống các kiến thức đã học: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng. GV gọi HS nhắc lại khái niệm truyện cổ tích. Lớp góp ý, nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. GV gọi HS nêu tên các văn bản cổ tích mà các em đã được học. Lớp góp ý, nhận xét, bổ sung . Em hãy nêu ý nghĩa, kiểu nhân vật của các văn bản trên? Em hãy tóm tắt nội dung truyện? Đây là ý nghĩa nhân bản và đạo lý truyền thống của nhân dân ta. “Thương người như thể thương thân” Một số chi tiết giàu sức gợi cảm. (tiếng sáo, tiếng gà gáy trưa) Em hãy nêu ý nghĩa, kiểu nhân vật của truyện Thạch Sanh? Em hãy tóm tắt nội dung truyện? GV gọi HS trả lời, lớp góp ý, bổ sung. GV chốt ý. Các chi tiết thần kì (tiếng đàn, niêu cơm thần,cung tên thần,) Truyện tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Em hãy nêu ý nghĩa, kiểu nhân vật của truyện cổ tích “em bé thông minh”? Em hãy tóm tắt nội dung truyện? Nghệ thuật (câu đố thử tài thử thách nhân vật - bộc lộ tài năng, phẩm chất). Em hãy nêu ý nghĩa , kiểu nhân vật của truyện “Cây bút thần ”? Em hãy tóm tắt nội dung truyện? Nghệ thuật (chi tiết kì ảo, nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống khả năng con người chính nghĩa). Em hãy nêu ý nghĩa,biện pháp nghệ thuật của truyện cổ tích? GV gọi HS trả lời, lớp góp ý, bổ sung. GV chốt ý. I. Tìm hiểu chung: 1. Khái niệm: Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một kiểu nhân vật quen thuộc: - Nhân vật bất hạnh: ( nhân vật mồ côi, con riêng, em út, người có hình dạng xấu xí) - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ. - Nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch. - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động tính cách như con người). Truyện thường có yếu tố hoang đường,thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùngcủa cái thiện-ác, tốt- xấu, công bằng - bất công. 2. Tên các văn bản : - Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần và ông lão đánh cá và con cá vàng. II. Ý nghĩa, kiểu nhân vật: 1. Sọ Dừa : a. Ý nghĩa: Đề cao giá trị đích thực,vẻ đẹp bên trong của con người. Đề cao lòng nhân ái đối với người bất hạnh thể hiện ước mơ đổi đời,hạnh phúc của người lao động xưa. Sức sống mãnh liệt và tinh thần lạc quan của nhân dân lao động . b. Kiểu nhân vật: Người mang lốt xấu xí. 2. Thạch Sanh: a. Ý nghĩa: - Tiếng đàn thần kì giúp nhân vật được giải oan, giải thoát . - Tinh thần yêu chuộng hòa bình. - Lòng nhân đạo,tư tưởng yêu hòa bình của dân ta. - Ước mơ và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa và lương thiện. b.Nhân vật: Người dũng sĩ diệt chằn tinh. 3.Em bé thông minh: a. Ý nghĩa: - Đề cao trí khôn dân gian và kinh nghiệm đời sống dân gian. - Tạo ra tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên. b.Kiểu nhân vật : Thuộc kiểu nhân vật thông minh. 4.Cây bút thần: a. Ý nghĩa: - Tài năng, nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân và chống lại cái ác. - Ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lý xã hội và khả năng kì diệu của con người b. Kiểu nhân vật: Nhân vật mồ côi và có tài năng kì lạ. 5.Ông lão đánh cá và con cá vàng: a. Ý nghĩa : Ca ngợi lòng biết ơn của những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc. b.Nghệ thuật của truyện: Sự lặp lại tăng tiến của các cốt truyện. Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập và mang nhiều ý nghĩa. Sử dụng yếu tố tưởng tượng, hoang đường. Củng cố và dặn dò: Về nhà học thuộc khái niệm của hai thể loại truyện. Tập tóm tắt các văn bản trong sgk. Nhớ các kiểu nhân vật về các thể loại trên. Chuẩn bị trước truyện ngụ ngôn và truyện cười, tên văn bản. Ngày soạn : 10/ 09/2014. Tiết : 3 TRUYỆN NGỤ NGÔN I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Hiểu được một số nét chính về nghệ thuật của các truyện ngụ ngôn. II/ TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: - Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo. 2/ Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể diễn cảm truyện. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3/ Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY-TRÒ GV gọi HS nhắc lại các khái niệm về truyện ngụ ngôn và truyện cười. GV gọi HS trả lời,lớp góp ý,bổ sung. GV chốt ý. Em hãy nhớ lại tên của các văn bản mà chúng ta đã học GV gọi HS trả lời,lớp góp ý,bổ sung. GV chốt ý. Em hãy tóm tắt nội dung của từng truyện? GV tổ chức hướng dẫn cho HS thảo luận nhóm . Em hãy nêu biện pháp nghệ thuật và ý nghĩa của các truyện trên? Đại diện nhóm trình bày, bổ sung, lớp nhận xét. Lớp góp ý,nhận xét,bổ sung. GV chốt ý bài. Em hãy nêu biện pháp nghệ thuật và ý nghĩa của các truyện? GV gọi HS trả lời, lớp góp ý, bổ sung. GV chốt ý. NỘI DUNG GHI BẢNG I.Khái niệm: 1.Truyện ngụ ngôn:loại truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi,mượn chuyện về loài vật,đồ vật hay chính chuyện con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người,nhằm khuyên nhủ,răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. II. Tên các văn bản: 1.Truyện ngụ ngôn: - Thầy bói xem voi. - Ếch ngồi đáy giếng. - Đeo nhạc cho mèo. - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. III. Nghệ thuật và ý nghĩa của truyện: 1. Truyện ngụ ngôn: a. Thầy bói xem voi: *.Nghệ thuật : - Cách nói bằng ngụ ngôn,giáo huấn. - Dùng đối thoại tạo nên tiếng cười hài hước kín đáo. -Dùng phép lặp và nghệ thuật phóng đại. *. Ý nghĩa: Khuyên nhủ con người khi tìm hiểu một sự vật,sự việc thì phải xem xét chúng một cách toàn diện. b. Ếch ngồi đáy giếng: *. Nghệ thuật : -Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống. - Cách kể bất ngờ, hài hước. *. Ý nghĩa: phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp lại huênh hoang phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo. c.Đeo nhạc cho mèo: *. Nghệ thuật : -Sử dụng các chi tiết nghệ thuật đối lập. - Hình tượng nhân vật mang ý nghĩa tượng trưng cho sự kém cõi, hèn nhát, viễn vông, thiếu thực tế . *. Ý nghĩa: - Ý kiến viễn vông không thay đổi thực tế - Phản ánh hiện thực xã hội. d. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng: *. Nghệ thuật: sử dụng nghệ thuật ẩn dụ *. Ý nghĩa: - Nêu bài học về vai trò mỗi thành viên trong gia đình. - Đoàn kết, nương tựa gắn bó để cùng tồn tại và phát triển. Củng cố , Dặn dò : Về nhà học thuộc định nghĩa của truyện. Các kiểu nhân vật, nội dung và biện pháp nghệ thuật ở các văn bản trên. Tập tóm tắt các văn bản về truyện ngụ ngôn. chuẩn bị trước truyện Cười về nội dung, ý nghĩa của truyện. Ngày soạn: 10/ 9/ 2014 Ngày dạy: .../..../ 2014. Tiết : 4 TRUYỆN CƯỜI I. Mức độ cần đạt: Có hiểu biết bước đầu về truyện cười. Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của các truyện cười. Hiểu một số nét chính về nghệ thuật gây cười của các truyện cười. II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: Kiến thức: Khái niệm về truyện cười. Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm. Cách kể hài hước về hành động không suy xét không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác. Kĩ năng: Nắm được nội dung, ý nghĩa văn bản và nghệ thuật của truyện. Tiến trình dạy học: Ổn định lớp: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : Giới thiệu bài : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG GV hướng dẫn HS nhớ và nhắc lại thế nào là truyện cười. GV gọi HS nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. Em hãy nêu biện pháp nghệ thuật và ý nghĩa của các truyện? Truyện “ Treo biển” GV gọi HS trả lời, lớp góp ý, bổ sung. GV chốt ý. GV tổ chức hướng dẫn cho HS thảo luận nhóm . Em hãy nêu biện pháp nghệ thuật và ý nghĩa của các truyện trên? Đại diện nhóm trình bày, nhóm bổ sung. GV chốt ý. I. Khái niệm: 1. Truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư,tật xấu trong cuộc sống. 2. Truyện cười : a. Treo biển: *. Nghệ thuật: Xây dựng tình huống cực đoan vô lí và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ,đắn đo chủ nhà hàng. -Sử dụng yếu tố gây cười . *. Ý nghĩa: Tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người hành động thiếu chủ kiến và cần phải tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. b. Lợn cưới áo mới: *. Nghệ thuật : - Tạo tình huống gây cười. - Miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe lố bịch của nhân vật. Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại. *. Ý nghĩa: Chế giễu, phê phán người có tính hay khoe của - Một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. Củng cố, Dặn dò: Học thuộc khái niệm thể loại truyện cười. Nhớ ý nghĩa cuae truyện và những chi tiết nghệ thuật đặc sắc của truyện. Tập tóm tắt các văn bản trên. Tiết sau chuẩn bị ôn tập các thể loại truyện Truyền thuyết. Ngày soạn: 10/ 9/ 2014. Ngày dạy: / / 2014. Tiết: 5 ÔN TẬP TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT I. Mục tiêu bài : Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của mỗi truyện truyền thuyết. Hiểu được vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong truyện. Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích. II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng: Khái niệm về thể loại truyền thuyết. Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong các tác phẩm truyền thuyết. Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân ta. Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ. Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà và nghệ thuật tự sự của truyện cổ tích. III. Tiến trình bài dạy: Ổn định lớp: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG GV hướng dẫn HS kể tên các văn bản đã học về truyện truyền thuyết? HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. Em hãy nêu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản “ Con Rồng cháu Tiên”? GV hướng dẫn HS trả lời. Em hãy nêu ý nghĩa của truyện? GV gọi HS ôn lại khái niệm. GV hướng dẫn HS trả lời. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Đại diện trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. Em hãy tóm tắt văn bản “Con Rồng Cháu tiên”. I/ Truyền thuyết: 1/ Gồm có 5 văn bản: Con rồng cháu tiên Sơn tinh, thủy tinh Thánh Gióng Bánh chưng, bánh giầy. Sự tích Hồ Gươm. 2/ Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản: a/ Con rồng cháu tiên: Nội dung: Giải thích, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc. Sự xuất thân và hình dáng đặc biệt của Âu Cơ và Lạc Long Quân. Sự sinh nở đặc biệt và quan niệm người Việt có chung nguồn gốc tổ tiên. Ngợi ca công lao của Âa Cơ và LLQ. Mở mang bờ cõi, giúp dân diệt trừ yêu quái dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, dạy dân phong tục, lễ nghi. Nghệ thuật: Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo, kể về nguồn gốc và hình dạng của Âu Cơ, Lạc Long Quân. Xây dựng hình tượng mang dáng dấp thần linh. Ý nghĩa: Truyện kể về nguồn gốc con rồng cháu tiên, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết, gắn bó của dân tộc ta. Củng cố, dặn dò: Về nhà học thuộc định nghĩa về truyền thuyết và tóm tắt được văn bản thuộc thể loại truyền thuyết? Nhớ tên các văn bản của hai thể loại truyện trên. Tiết sau kiểm tra chủ đề tự chọn. Ngày soạn: // 2014. Ngày dạy: / / 2014. Tiết: 6. ÔN TẬP TRUYỆN CỔ TÍCH. I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nắm kĩ tên các văn bản truyện cổ tích. Tóm tắt được nội dung của truyện. II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: Nắm kĩ tên các văn bản truyện cổ tích. Tóm tắt được nội dung của truyện. 2/ Kĩ năng: Nắm được các sự việc chính của truyện. Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong các truyện. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG GV gọi HS nhắc lại các văn bản đã học về thể loại cổ tích. GV hướng dẫn HS tóm tắt các văn bản truyện cổ tích GV tổ chức cho HS thảo luận. Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của bài “ Sọ Dừa”? HS dựa vào kiến thức đã học, em hãy tóm tắt văn bản trên. GV gọi HS tóm tắt, lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. Có đôi vợ chồng già hiếm muộn con. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa. Sọ Dừa nhận thay mẹ chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo khoẻ. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi cậu, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế, cô út đem lòng thương yêu. Phú ông thách cưới. Sọ Dừa hiện nguyên hình làm một chàng trai trẻ đẹp. Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ nước ngoài Em hãy nêu đôi nét về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản truyện Thạch Sanh. GV gợi ý. HS thảo luận, lên bảng trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. GV tổ chức cho HS tóm tắt truyện “Thạch Sanh”. Thạch sanh là thái tử được ngọc hoàng sai xuống đầu thai làm con hai vợ chồng người tiều phu. nhiều năm mang thai, người mẹ mới sinh ra chàng. Thạch Sanh sớm mồ côi cha mẹ, lúc mới biết cầm búa thì chàng được thiên thần xuống dạy cho võ nghệ và phép thần thông. chàng gặp và kết nghĩa anh em với Lí Thông-một người bán rượu. Lí Thông gian manh đã lừa thạch sanh hết lần này đến lần khác, nhằm hãm hại chàng để cướp công. Thạch Sanh đã giết chằn tinh, đại bàng tinh cứu công chúa và thái tử con vua thuỷ tề nên được tặng cây đàn thần. chàng còn bị hồn chằn tinh, đại bàng tinh vu oan nên bị tống vào ngục. tiếng đàn của chàng đến tai công chúa, nàng hết câm và bẩm chuyện với vua cha. Thạch Sanh được giải oan, chàng tha chết cho hai mẹ con Lí Thông nhưng chúng đã bị sét đánh chết biến thành bọ hung. Quân 18 nước chư hầu tiến đánh triều đình, Thạch Sanh đã dùng cây đàn thần và niêu cơm thần để cảm hoá kẻ thù. chàng lấy công chúa và lên ngôi vua. 1/ Tên các văn bản: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần và Ông lão đánh cá và con cá Vàng. 2/ Nội dung, nghệ thuật cổ tích: Nội dung: Nhân vật Sọ Dừa: Sự ra đời và vẻ bên ngoài khác thường. Tài năng đặc biệt. Sự thay đổi kì diệu: Sọ Dừa trở thành chàng trai thông minh, tuấn tú, đỗ đạt. Nhân vật cô Út: Tính tình hiền lành, hay thương người. Đồng ý lấy Sọ Dừa vô điều kiện. Nghệ thuật: Sử dụng chi tiết nghệ thuật đối lập. Xây dựng hình tượng nhân vật mang ý nghĩa tượng trưng. Kết thúc tác phẩm có hậu thể hiện quan niệm, triết lí dân gian về quy luật của cuộc đời. Ý nghĩa văn bản: Lòng nhân ái với những người bất hạnh, phẩm chất bên trong tạo nên giá trị đáng quý của con người. Truyện thể hiện ước mơ đổi đời, hạnh phúc của người lao động xưa. 2/ Thạch Sanh: Nội dung: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật ( Thạch Sanh) Nguồn gốc xuất thân cao quý, sống nghèo, lương thiện. Lập nhiều chiến công hiển hách Bản chất nhân vật Lí Thông( nhân vật chức năng, đại diện cho cái ác) bộc lộ qua lời nói, sự mưu tính cà hành động: dối trá, nham hiểm, xảo quyệt, bội nghĩa. Nghệ thuật: Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo: Công chúa lâm nạn, công chúa bị câm, Sử dụng những chi tiết thần kì: Tiếng đàn, niêu cơm thần, Kết thúc có hậu: thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình. Ý nghĩa văn bản: Thể hiện ước, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người cính nghĩa, lương thiện. */ Tóm tắt truyện: + Thạch Sanh làm con hai vợ chồng người tiều phu. + Mồ côi cha mẹ + Được thiên thần xuống dạy cho võ nghệ và phép thần thông + Kết nghĩa anh em với Lí Thông - một người bán rượu. + Giết chằn tinh, đại bàng tinh cứu công chúa và thái tử con vua thuỷ tề. Củng cố, dặn dò: Về nhà tóm tắt các văn bản còn lại. Nêu đầy đủ các chi tiết, sự kiện. Học thuộc khái niệm truyện cổ tích. Chuẩn bị trước tiết ôn tập truyện Ngụ ngôn. Ngày soạn: // 2014. Ngày dạy: / / 2014. Tiết: 7 ÔN TẬP TRUYỆN NGỤ NGÔN I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 1/ Kiến thức: - Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong các tác phẩm ngụ ngôn. - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo. 2/ Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể diễn cảm truyện. II/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG GV gọi HS nhắc lại tên các văn bản truyện ngụ ngôn trong SGK Ngữ văn 6 tập 1. GV hướng dẫn HS tóm tắt lại các văn bản thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. Em hãy tóm tắt truyện “ Thầy bói xem voi” ? GV gọi HS tóm tắt, lớp nhận xét bổ sung. GV chốt ý. Em hãy đọc lại truyện Ếch ngồi đáy giếng và tóm tắt lại văn bản ? GV tổ chức cho HS thảo luận. Đại diện trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. I. Tên các văn bản: Thầy bói xem voi, Chân tay tai mắt miệng, Đeo nhạc cho mèo, Ếch ngồi đáy giếng. II. Tóm tắt: 1/ Thầy bói xem voi: - Năm ông thầy bói mù rủ nhau chung tiền người quản voi để xem con voi hình thù như thế nào. - Mỗi ông sờ vào một bộ phận của con voi và cho đó là nguyên con voi. - Họ tranh cãi nhau, không ai chịu ai, cuối cùng năm ông đánh nhau đến toác đầu, chảy máu. 2/ Ếch ngồi đáy giếng: - Một con ếch nọ sống trong giếng cạn lâu ngày cùng với các sinh vật nhỏ bé khác như cua, nhái, ốc,.... nó cứ nghĩ mình là chúa tể còn bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung. - Một hôm nọ trời mưa to, đưa ếch ra khỏi giếng. nó nghênh ngang đi lại khắp nơi, không để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Củng cố, dặn dò: Về nhà tóm tắt các văn bản còn lại. Nêu đầy đủ các chi tiết, sự kiện. Học thuộc khái niệm truyện ngụ ngôn. Ngày soạn: // 2014. Ngày dạy: / / 2014. Tiết: 8 ÔN TẬP TRUYỆN CƯỜI. I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 1/ Kiến thức: - Khái niệm truyện cười. - Đặc điểm thể loại truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển, Lợn cưới áo mới. - Cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những chủ kiến của người khác. Chế giễu, phê phán những người có tính khoe khoang, hợm hĩnh. -Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái với tự nhiên. 2/ Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện cười.Phân tích, hiểu ngụ ý gây cười của truyện. - Kể lại được truyện. II/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG GV gọi HS nhắc lại tên các văn bản truyện cười trong SGK Ngữ văn 6 tập 1. GV hướng dẫn HS tóm tắt lại các văn bản thuộc thể loại truyện cười. GV tổ chức cho HS tóm tắt truyện. Lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. Qua truyện Treo Biển, em có nhận xét gì về Hành động của chủ cửa hàng? Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên? GV gọi HS trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung. Em hãy tóm tắt truyên “Lợn cưới áo mới” và cho biết ý nghĩa của câu chuyện trên? GV tổ chức cho HS tóm tắt truyện. Lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. I. Tên các văn bản truyện cười: Treo biển, Lợn cưới áo mới. II. Tóm tắt: 1/ Treo biển: Nhà hàng kia bán cá, treo biển là "ở đây có bán cá tươi", có những vị khách đi qua góp ý về các chữ trên tấm biển. Nhà hàng nghe và lần lượt bỏ đi từng chữ. còn một chữ "cá" cuối cùng, thế mà có người góp ý, nhà hàng bèn cất nốt luôn cái biển. */ Ý nghĩa: Tạo ra tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những người hành động thiếu chủ kiến và nêu lên bài học về sự cần thiết phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. 2/ Lợn cưới áo mới: Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm. Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to: -Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả! */ Ý nghĩa:Truyện chế giễu, phê phán những người hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. Củng cố, dặn dò: Về nhà tập kể lại hai mẫu truyện trên. Học thuộc lòng khái niệm truyện cười. Nắm kĩ nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện trên. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: 9 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nắm vững các khái niệm trong thể loại truyện dân gian. Nội dung và ý nghĩa của các văn bản ở các thể loại. Tóm tắt được truyện. II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: Khái niệm về thể loại truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười. 2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm các văn bản thuộc các thể loại trên. Nhận ra những sự việc chính của truyện. III. Tiến trình bài dạy: Ổn định lớp: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG GV hướng dẫn HS nhắc lại khái niệm thể loại truyền thuyết? GV gọi HS nhắc lại khái niệm về thể loại truyền thuyết. Lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. Em hãy kể tên các văn bản thuộc thể loại truyền thuyết? GV gợi ý, HS trả lời. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm khái niệm truyện cổ tích. Đại diện nhóm lên trình bày bảng. Lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. Em hãy kể tên cá
Tài liệu đính kèm: