I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
- Khái niệm về từ trái nghĩa.
- Tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa trong văn bản.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản
- Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh
3.Thái độ:Yêu thích môn tiếng Việt
II.NỘI DUNG HỌC TẬP: Khái niệm và tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa
III. CHUẨN BỊ
- Giáo viên:Sách tham khảo
- Học sinh:Chuẩn bị bài,SGK, VBT, Vghi
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Bài 10 Tiết 39 Tuần :10 Tiếng Việt: TỪ TRÁI NGHĨA I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức: - Khái niệm về từ trái nghĩa. - Tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa trong văn bản. 2.Kĩ năng: - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh 3.Thái độ:Yêu thích môn tiếng Việt II.NỘI DUNG HỌC TẬP: Khái niệm và tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa III. CHUẨN BỊ - Giáo viên:Sách tham khảo - Học sinh:Chuẩn bị bài,SGK, VBT, Vghi IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS(1 phút) 2. Kiểm tra miệng (4 phút) Câu 1: Thế nào là đồng nghĩa? có mấy loại từ đồng nghĩa .(3đ) + Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau + Có 2 loại từ đồng nghĩa: Đồng nghĩa hoàn toàn. Đồng nghĩa không hoàn toàn Câu 2: Khi söû duïng töø ñoàng nghóa caàn phaûi chuù yù ñieàu gì?(3 đ) + Khoâng phaûi bao giôø caùc töø ñoàng nghóa cuõng coù theå thay theá cho nhau. Khi noùi cuõng nhö khi vieát, caàn caân nhaéc ñeå choïn trong soá caùc töø ñoàng nghóa nhöõng töø theå hieän ñuùng thöïc teá khaùch quan vaø saéc thaùi bieåu caûm. Câu 3: “Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.”(Ca dao) - Tìm từ đồng nghĩa với từ đùm bọc? Vì sao? (2đ) + Đồng nghĩa với đùm bọc là che chở- vì 2 từ này có nghĩa như nhau. Câu 4: Từ lành- rách có phải là cặp từ đồng nghĩa không? Vì sao? (2đ) + Không - vì nghĩa của 2 từ này không giống nhau 3. Tiến trình bài học(32 phút) HOẠT ĐỘNG GIỮA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới(2 phút) Cặp từ rách - lành không phải là từ đồng nghĩa mà là từ trái nghĩa. Vậy thế nào là từ trái nghĩa và sử dụng từ trái nghĩa như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay Hoạt động 2: Thế nào là từ trái nghĩa (10 phút) - Treo bảng phụ, Gọi Hs đọc VD bản dịch thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Tương Như “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Trần Trọng San. CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ Khi đi trẻ, lúc về già Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao. Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi ? ? Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bài thơ trên . - Bài 1: Ngẩng – cúi - Bài 2 : trẻ - già ; đi – trở lại ? Vì sao em biết đó là những cặp từ trái nghĩa. - Vì chúng có nghĩa trái ngược nhau. ? Sự trái nghĩa này dựa trên cơ sở , tiêu chí nào. - Bài 1; Ngẩng - cúi-> trái nghĩa về hoạt động của đầu theo hướng lên xuống -Bài 2 : Trẻ - già-> trái nghĩa về tuổi tác của người. Đi - trở lại-> trái nghĩa về sự di chuyển, rời khỏi nơi xuất phát hay quay trở lại nơi xuất phát ? Qua tìm hiểu trên , như thế nào là từ trái nghĩa ? VD - Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau. GV cho HS em một số tranh ảnh và tìm cặp từ trái nghĩa tương ứng. cao – thÊp vui - buån ( chiều cao ) ( t©m tr¹ng ) ?Tìm từ trái nghĩa với từ già với trường hợp rau già, cau già. - rau già - rau non, - cau già - cau non - >Già - non : trái nghĩa về tính chất của thực vật. ? Như vậy từ già là từ đơn nghĩa hay nhiều nghĩa. - Từ già là từ nhiều nghĩa ? Em có thể rút ra kết luận gì về từ nhiều nghĩa . - Từ nhiều nghĩa, có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau BTN: Tìm từ trái nghĩa với từ “ lành” trong lành: đức tính,áo lành, thuốc lành. - Lành (đức tính)- ác , dữ - Lành(áo lành)- rách - Lành (thuốc lành) - độc ? Thế nào là từ trái nghĩa? VD ? Một từ nhiều nghĩa thì nó có khả năng nào? - Đọc ghi nhớ SGK/128 Hoạt động 3 : Việc sử dụng từ trái nghĩa (10 phút) ? Trong 2 bài thơ trên việc dùng từ trái nghĩa có tác dụng gì . - Ngẩng - cúi -> Tạo phép đối, góp phần biểu hiện tâm tư trĩu nặng tình cảm quê hương của nhà thơ. - Trẻ - già, đi - về -> Tạo phép đối, làm nổi bật sự thay đổi của chính nhà thơ ở 2 thời điểm khác nhau. -> Tạo nên các cặp tiểu đối(đối trong 1 câu),tác dụng nhấn mạnh,câu văn sinh động . ? LH :Em hãy tìm trong ca dao , tục ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa ấy - HS tìm GV chốt lại và đưa ra 2 VD cho HS nhận xét - Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho trong bể kia đầy, Cho ao kia cạn , cho gầy cò con. - Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non, Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng, Mà em vẫn giữ tấm lòng son. -> Tạo thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. + Bài 1 :Cuộc đời vất vả, lận đận của người nông dân trong XH xưa. + Bài 2 :Cuộc đời chìm nổi của người phụ nữ trong XH xưa, họ hoàn toàn lệ thuộc vào XH nhưng họ vẫn giữ được vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý . ? Gv cho HS tìm 1 số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược Bảy nổi ba chìm.+Đầu xuôi đuôi lọt +Lên bỗng xuống trầm +Ba chìm bảy nổi - > Tạo sự cân đối làm cho lời nói thêm sinh động ? Từ trái nghĩa thường hay được sử dụng ở đâu, để làm gì? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? - Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. - Gv gọi HS đọc ghi ngớ SGK/128 Hoạt động 4: Luyện tập (10 phút) HS chia 4 nhóm thảo luận, đại diện trình bày -Gọi Hs đọc bài tập -Tìm từ trái nghĩa trong bài ca dao? BT2: Tìm từ trái nghĩa với các từ in đậm trong các cụm từ cho sẵn - Vì sao, em lại chọn những từ đó là từ trái nghĩa? (vì những từ này là từ nhiều nghĩa, mà từ nhiều nghĩa thì có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau) -BT 3: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ - Các từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ trên được dùng để làm gì? Nó có tác dụng như thế nào? (Được dùng để tạo phép tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động) - BT 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa? Gạch chân dưới các từ trái nghĩa? GV gợi ý cho HS về nhà làm + Hình thức : đoạn văn 5-7 câu , có sử dung từ trái nghĩa + Nội dung : đề tài quê hương + Phương thức biểu đạt: biểu cảm I.Thế nào là từ trái nghĩa * VD1:SGK/128 - Ngẩng - cúi-> trái nghĩa về hoạt động của đầu theo hướng lên xuống - Trẻ - già-> trái nghĩa về tuổi tác của người. - Đi - trở lại-> trái nghĩa về sự di chuyển, rời khỏi nơi xuất phát hay quay trở lại nơi xuất phát => Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau * VD2 :SGK/128 - rau già - rau non, - cau già - cau non - > trái nghĩa về tính chất của thực vật.-> từ nhiều nghĩa -> Từ nhiều nghĩa, có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau * Ghi nhớ SGK/128 II. Sử dụng từ trái nghĩa VD : SGK - Ngẩng - cúi . Trẻ - già, đi - về -> Tạo phép đối , tạo ấn tượng về hình ảnh tương phản. - Thành ngữ + Đầu xuôi đuôi lọt + Lên bỗng xuống trầm + Ba chìm bảy nổi ->tạo sự cân đối làm cho lời nói thêm sinh động * Ghi nhớ : SGK /128 III. Luyện tập 1.Bài tập 1:Tìm töø traùi nghóa - Lành / rách - Giàu / nghèo - Ngắn / dài - Sáng / tối 2.Bài tập 2: Tìm töø traùi nghóa - cá tươi / cá ươn - Hoa tươi / héo - AÊn yếu / khỏe (mạnh) - Chữ xấu / đẹp - Đất xấu / tốt -Học lực yếu / giỏi / khá 3.Bài tập 3: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ - Chân cứng đá mềm - Có đi có về - Gần nhà xa ngõ . - Mắt nhắm mắt mở - Chạy sấp chạy ngửa . - Vô thưởng vô phạt - Bên trọng bên khinh . - Buổi đực buổi cái .Chân ướt chân ráo 4 .Bài 4 (129 ):về nhà làm 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức)(5 phút) ? Từ trái nghĩa là gì? VD -> Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau. ? Từ trái nghĩa thường hay được sử dụng ở đâu, để làm gì? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? - Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. BT: Tìm từ trái nghĩa với những từ sau( quả chín , cơm chín, đất xấu) + quả chín/xanh + cơm chín/sống + đất xấu/tốt 5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà) (3 phút) * Đối với bài học ở tiết học này - Về nhà học bài, học thuộc ghi nhớ , xem lại các bài tập SGK -Viết đọan văn (3-5 câu)về tình cảm quê hương có sử dụng từ trái nghĩa? * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo - Chuẩn bị:Luyện nói văn biểu cảm về sự vật con người(Chuẩn bị dàn ý cho đề bài SGK/129-130) V. PHỤ LỤC: tư liệu VI. RÚT KINH NGHIỆM a.Nội dung...................................................................................................................................................... .......................... b.Phương pháp...................................................................................................................................................... .............................. c.Đồ dùng thiết bị dạy học .......................... ...............................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: