Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 3

I. Mục tiêu :

 1/ Kiến thức:

- Khái niệm ca dao, dan ca.

 - Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.

 2/ Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.

 - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.

II/ CHUẨN BỊ:

- GV: Sgk, Sgv, hướng dẫn thực hiên chuẩn kiến thức , kĩ năng.

 -sưu tầm những câu ca dao ở bậc tiểu học

- HS:Học bài, sgk, Đọc và tìm hiểu về ca dao dân ca trả lời câu hỏi theo yêu cầu.

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn đinh lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: (HT: vấn đáp)

 Tóm tắt truyện: “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) và cho biết bài học rút ra từ câu chuyện.

 Nhân vật chính trong câu truyện là ai?

a) mẹ b) cô giáo c) hai anh em d) hai con búp bê

 Cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của văn bản “cuộc chia tay của những con búp bê”?

 3. Bài mới:

 “Chim có tổ, người có tông”

 Mái ấm gia đình dù có đơn sơ, nhỏ bé vẫn là nơi chúng ta tránh nắng, tránh mưa và mưu cầu hạnh phúc. Đây cũng là nơi ta gửi gắm tình cảm chân thành, sâu sắc, Những bài haut về tình cảm gia đình ví như một mạch máu chảy xuyên suốt, mạnh mẽ đến với chúng ta ở tiết học hôm nay.

 

doc 14 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1540Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ú ý? Thể hiện điều gì?
à HS: Đọc và trả lời câu hỏi: Nỗi nhớ ông bà trong câu ca dao thể hiện rất sâu nặng. “Nuộc lạt” là mối buộc của sợi lạt. Trên mái nhà tranh tre, nuộc lạt không đếm xuể tình cảm của đứa cháu xa đối với ông bà khó có thể cân đong đo đếm chỉ biết nó bền dai khít chặt như nuộc lạt  Hình thức so sánh mức độ: “Bao nhiêu  bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết sâu sắc khôn nguôi. Am điệu thơ lục bát phù hợp, hỗ trợ cho sự diễn tả tình cảm trong bài. Hình thức phổ biến “Qua cầu ”.
(?) Cái hay trong cách diễn tả đó còn thể hiện như thế nào?
à HS: Cụm từ “Ngó lên” thể hiện sự trân trọng tôn kính.
(?) Hình thức nghệ thuật đó nói lên điều gì?
 à HS: trả lời
à GV liên hệ một số bài ca dao khác có sử dụng nghệ thuật so sánh : Qua cầu ngả nón trông cầu	
 Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu
« Bài 4:
- GV gọi HS đọc bài 4 và trả lời câu hỏi:
(?) Tình cảm thân thương của anh em được diễn tả ntn? Biện pháp nghệ thuật gì?
à HS: trao đổi, phát biểu.
à GV: Quan hệ anh em như ruột thịt khác “người xa”. Tình cảm ấy được diễn đạt bằng các từ “cùng, chung, một ” chung một cha mẹ sinh ra cùng chung sướng khổ. Biện pháp so sánh “Anh em như thể tay chân” biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em?
(?) Bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta điều gì?
à HS: suy nghĩ, trả lời.
à GV chốt: anh em phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, phải biết nương tựa vào nhau.
(?) Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự?
à HS: thảo luận, phát biểu tự do.
(?) Qua tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bốn bài ca dao, em hãy xác định ý nghĩa mà bốn bài ca dao muốn khuyên nhủ chúng ta là gì ?
 à HS dựa vào ghi nhớ SGK/36 trả lời.
Ø GV chốt lại phần ý nghĩa VB.
HĐ4: HDHS luyện tập:
- GV cho HS thực hiện theo yêu cầu luyện tập.
* BT1. 1 HS xác định yêu cầu BT1 (SGK/36)
à GV phân nhóm, khuyến khích HS trả lời câu hỏi, đánh giá cho điểm.
* BT2. Tìm các biện pháp nghệ thuật dược sử dụng chung trong 4 bài ca dao?
I/ TÌM HIỂU CHUNG: 
- Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc.
- Ca dao là lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.
- Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam.
II/ ĐỌC – HIỂU VB:
 1/ Nội dung và nghệ thuật trong bốn bài ca dao:
Bài 1: “Công cha  con ơi!”
à Thể thơ lục bát ngọt ngào, uyển chuyển, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giản dị, sâu sắc; so sánh: công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận làm con trước công lao to lớn ấy.
Bài 2: “Chiều chiều  chín chiều”
à Điệp từ “chiều chiều”, ẩn dụ “ngõ sau”: Câu ca cất lên tiếng than thở buồn buồn, tiếc nuối, đau xót, ngậm ngùi, pha chút tủi hờn của người con gái lấy chồng xa quê nhớ mẹ.
Bài 3: “Ngó lên  bấy nhiêu”
à So sánh: Diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu, biết ơn của con cháu đối với ông bà.
Bài 4: “Anh em  vui vầy”
à So sánh: Anh em phải hòa thuận, phải biết đùm bọc, nương tựa, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn cũng như khi sung sướng, hạnh phúc. 
2/ Ý nghĩa VB:
 Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người. 
III/ LUYỆN TẬP:
1/ Tình cảm trong 4 bài ca dao là tình cảm đối với gia đình. Tình cảm chân thành yêu thương gắn bó máu thịt.
 2/ Biện pháp nghệ thuật dược sử dụng:
 - Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp
 - Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nhiêm.
 - Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể 
 - Âm điệu tâm tình nhắn nhủ
 - So sánh bằng những hình ảnh truyền thống quen thuộc
4/ Củng cố 
 Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Trong những từ ngữ sau, từ ngữ nào không thuộc “Chín chữ cù lao”?
	a. Sinh đẻ. b. Nuôi dưỡng. c. Dạy dỗ. d. Dựng vợ gã chồng.	
Câu 2: Tâm trạng của người con gái được thể hiện trong bài ca dao “Chiều chiều ra đứng ngõ sau” là tâm trạng gi?
. Thương người mẹ đã mất. b. Nhớ về thời con gái đã qua.
 c. Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ. d. Nỗi đau khổ cho tùnh cảm hiện tại. 
5. Hướng dẫn tự học- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Học thuộc các bài ca dao.
- Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.
* Soạn bài “những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”. 
- Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm để hỏi – đáp 
- Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3 ? Phân tích đại từ “Ai” ?
- Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ ? Tác dụng, ý nghĩa ? Đây là lời của ai ? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì ?
Tuần 3
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
Tiết: 10
Bài 3
Văn bản:
I/ Mục tiêu:
 1/ Kiến thức:
 Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
 2/ Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dan ca trữ tình.
 - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những môtíp quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, giáo án, các bài ca dao chủ đề tình yêu, quê hương, đất nước.
- HS: SGK, tập học, soạn bài theo yêu cầu.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: (HT: vấn đáp)
 a. Nêu khái niệm về ca dao, dân ca và cho biết cảm nhận của em về những câu ca dao mà em đã học.
 b. Đọc thuộc lòng diễn cảm 4 bài ca dao đã học. Em yêu thích nhất bài nào? Vì sao?
 3/ Bài mới:
 Trong kho tàng ca dao – dân ca cổ truyền Việt Nam, các bài ca về chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người rất phong phú. Mỗi miền quê trên đất nước ta đều có không ít câu ca hay, mượt mà, mộc mạc tô điểm cho niềm tự hào của riêng địa phương. Bốn bài dưới đây chỉ là bốn ví dụ tiêu biểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung:
- GV Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích:
B1: GV hướng dẫn cho 2 HS (nam, nữ) đọc theo lối đối đáp; giọng hồ hởi phấn khởi.
B2: Giọng hỏi – thách thức, tự hào.
B3: Giọng gọi mời.
B4: Chú ý 2 câu 1 - 2, nhịp chậm 4/4/4.
à GV cùng 4 HS đọc diễn cảm một lần, GV nhận xét cách đọc, viết hợp giải từ khó. Theo 16 chú thích (SGK/38,39)
 Nói đến ca dao, dân ca thuộc chủ đề tình yêu quê hương, đất nước con người thì không có gì xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Vậy em nào có thể khái quát lại một vài nét thể hiện chủ đề của những bài ca dao, dân ca này ?
à HS nêu ý kiến. GV chốt lại.
HĐ2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu VB:
« Bài 1:
- GV gọi 2 HS đọc : 1 nam đọc lời hỏi, 1 nữ đọc lời đáp và trả lời câu hỏi:
(?) Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào. (SGK/39)
à HS: Đọc diễn cảm và trả lời: Đồng ý với ý kiến b, c.
?Những địa danh nào được nhắc towistrong lời đối đáp của chàng trai và cô gái.
à Sông Lục Đầu, Sông Thương, Núi Đức Thánh Tản, Đền sòng, xứ Thanh.
(?) Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi đáp? Nghệ thuật? 
à HS: thảo luận, trả lời.
à GV giảng: Đây là một hình thức để trai gái thử tài nhau, thi tài về kiến thức địa lý, lịch sử  Qua đó, cô gái cũng như chàng trai có dịp thăm dò sự hiểu biết, trí thông minh của người bạn để làm quen, bày tỏ tình cảm, kết thân.
Qua lời hỏi đáp, có thể thấy chàng trai và cô gái đều là những người lịch lãm, hiểu rõ đặc điểm của từng địa danh không chỉ về địa lý tự nhiên mà cả những dấu vết lịch sử, văn hóa rất nổi bật.
« Bài 2:
- GV gọi HS đọc bài 2 và trả lời câu hỏi:
(?) Khi nào người ta nói “rủ nhau”?
à HS: đọc, trao đổi, phát biểu.
à GV chốt: khi người rủ và người được rủ có mối quan hệ gần gũi, thân thiết. Họ có chung mối quan tâm và cùng muốn làm một việc nào đó.
(?) Em hãy nêu nhận xét về cách tả ở bài 2 (gợi hay tả, vì sao?)
à HS: gợi nhiều hơn tả, chỉ nhắc đến những địa danh, cảnh trí tie biểu của HHK, cầu.
(?) Em có suy nghĩ về câu hỏi ở cuối bài.
à HS: câu hỏi tâm tình nhắn nhủ, câu hỏi xác định, nhắc nhở công lao xây dựng đất nước của cha ông, nhắc nhở con cháu tiếp tục giữ gìn xd và bảo vệ cho xứng với truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc.
 à GV chốt: Câu hỏi hàm chứa sự khẳng định, đồng thời cũng là lời nhắc nhở đối với con cháu.
(?) Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Bài 2 muốn nhắc nhở ta điều gì?
à HS: Một Thăng Long đẹp , giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, cảnh đa dạng. không gian tạo nên cảnh đẹp, thơ mộng và thiêng liêng, gợi lên âm vang lịch sử, mọi người háo hức muốn đến thăm.
« Bài 3:
- GV gọi HS đọc bài 3 và trả lời câu hỏi:
(?) Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế (rất đẹp và thơ mộng) và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “Ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi?
à HS: Đọc, trao đổi, phát biểu.
à GV: Khung cảnh Huế sống động về đường nét uyển chuyển, uốn khúc, quyến rũ về màu sắc chẳng khác nào “tranh họa đồ”. Từ “Ai” là đại từ phiếm chỉ có thể là 1 người hoặc nhiều người. Có thể chỉ 1 người mà trong bài ca dao trực tiếp nhắn gửi hoặc hướng tới người chưa quen biết. Lời nhắn gửi ẩn chứa một niềm tự hào lòng yêu mến cảnh đẹp xứ Huế, sẵn sàng cùng mọi người chia sẻ nỗi niềm ấy thể hiện ý tình rất tinh tế và sấu sắc.
« Bài 4:
- GV gọi HS đọc bài 4 và trả lời câu hỏi:
(?) Hai dòng đầu bài 4 có gì đặc biệt (về từ ngữ).
à HS: Được kéo dài, sự kéo dài rộng to lớn của cánh đồng, sử dụng BPNT: phép điệp, đảo ngữ, đối xứng.
 (?) Quan sát về điệp ngữ, trật tự từ, sự đối xứng, nêu tác dụng và ý nghĩa của nghệ thuật này?
à HS: Nhìn phía nào cũng thấy rộng lớn, đẹp , trù phú, đầy sức sống.
(?) Hai câu cuối bài dùng nghệ thuật gì? Hãy phân tích hình ảnh cô gái ở 2 dòng cuối.
à HS: Quan sát, phân tích: “lúa đồng đồng” là lúa sắp trổ bông, “nắng hồng ban mai” là nắng mới lên à So sánh có sự tương đồng ở nèt trẻ trung, phơi phới tràn đầy sức sống đang xuân.
Ø GV giảng: Có 2 cách hiểu:
- Bài 4 là lời chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và thấy cô gái với vẻ đẹp mảnh mai trẻ trung đầy sức sống, chàng trai đã ca ngợi cánh đồng, ca ngợi vẻ đẹp của cô gái.
- Cách hiểu khác cho rằng bài ca dao này là lời của cô gái trước cánh đồng rộng lớn, cô gái nghĩ về thân phận mình qua từ “phất phơ” bộc lộ tâm trạng lo lắng của cô gái giống như “thân em như tấm lụa ”.
è Cấu tứ của các bài ca dao rất đa dạng, độc đáo, giọng điệu tha thiết, tự hào.
HĐ3: HDHS tìm hiểu ý nghĩa VB: 
(?) Ca dao, dân ca thuộc chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước, con người có ý nghĩa như thế nào .
à HS trả lời dựa vào ghi nhớ (SGK/40)
Ø GV chốt lại ngắn gọn: bồi đắp thêm tình cảm của con người đối với quê hương đất nước.
HĐ4: HDHS luyện tập:
- GV cho HS đọc BT, xác định yêu cầu
(HS: Đọc BT, nêu yêu cầu, làm BT, nhận xét)
à GV: phân tích đáp án, đánh giá, cho điểm.
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
 Là một trong những chủ đề góp phần thể hiệ đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam.
II/ ĐỌC - HIỂU VB:
 1/ Nội dung và nghệ thuật của bốn bài ca dao:
« Bài 1: “Ở đâu  thành tiên xây”
 - Thể thơ lục bát.
 - Lối hát đối đáp.
à Niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương, đất nước.
« Bài 2: “Rủ nhau  non nước này”
 à Câu hát giàu âm điệu nhắn nhủ tận tình, gợi nhiều hơn tả: Địa danh, cảnh trí gợi lên tình yêu, niềm tự hào về đất nước nhắc nhở thế hệ con cháu phải tiếp tục giữ gìn và xây dựng đất nước.
« Bài 3: “Đường vô  thì vô”
 à So sánh, đại từ “Ai” dấu chấm lửng: ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của xứ Huế và lời mời, lời nhắn gửi chân tình nhất của tác giả tới mọi người.
« Bài 4: “Đứng lên  ban mai”
 à Điệp từ, đảo từ, đối xứng, so sánh: ngợi ca cánh đồng và vẻ đẹp trẻ trung của cô gái. Qua đó thể hiện tình cảm của chàng trai đối với cô gái.
2/ Ý nghĩa VB:
 Ca dao bồi đắp thêm tình cảm của con người đối với quê hương đất nước.
III/ LUYỆN TẬP:
* BT1: Thể thơ trong 4 bài ca dao:
Ngoài thể thơ lục bát, chùm ca dao này còn sử dụng:
+ Thể thơ lục bát biến thể: (B1: số tiếng không phài là 6 ở dòng lục,không phải là 8 ở dòng bát. B3: kết thúc ở dòng lục chứ không phải là dòng bát như thường thấy).
+ Thể thơ tự do (2 dòng đầu ở bài 4).
* BT2: Tình cảm chung: thể hiện ở 4 bài ca dao là tình yêu quê hương, đất nước, con người
 4. Củng cố: 
(?) Nghệ thuật được sử dụng chung trong bốn bài ca dao là gì ? 
 Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao “Đứng bên ni đồng” là vẻ đẹp?
	a. Rực rỡ và quyến rũ.
	b. Trong sáng và hồn nhiên.
	c. Trẻ trung và đầy sức sống.
	d. Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh.
Câu 2: Cách tả cảnh của bốn bài ca dao về “Tình yêu quê hương, đất nước, con người” có đặc điểm chung là gì?
	a. Gợi nhiều hơn tả.
	b. Tả rất chi tiết những hình ảnh thiên nhiên.
	c. Chỉ tả chi tiết những hình ảnh tiêu biểu nhất.
	d. Chỉ liệt kê tên địa danh chứ không miêu tả.
5. Hướng dẫn tự học-Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
 - Học bài. Sưu tầm 1 số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.
 « - Soạn bài “từ láy”.
 + Các từ láy trong đoạn trích Sgk/41 có đặc điểm âm thanh gì giống, khác nhau ?
 + Phân loại các từ láy ?
 + Vì sao các từ láy “bần bật, thăm thẳm” không nói được là “bật bật, thẳm thẳm” ?
 + Nghĩa của các từ láy “ha hả, oa oa, ” được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?
 + So sánh nghĩa của từ láy “mềm mại, đo đỏ” à tiếng gốc mềm, đỏ.
TỪ LÁY
Tuần 3
Tiết: 11
Bài 3
Tiếng Việt:
I. MỤC TIÊU
 1/ Kiến thức:
 - Khái niệm từ láy.
 - Các loại từ láy.
 2/ Kĩ năng:
 - Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong VB.
 - Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm để nói giảm hoặc nhấn mạnh.
II. CÁC KNS CƠ BẢN:
 -Ra quyết định, kĩ năng giao tiếp
III. CÁC PP / KT DẠY HỌC:
 - Phân tích các tình huống, thực hành có hướng dẫn.
 -Động não, suy nghĩ, phân tích các vd.
IV.CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, bảng phu.
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
V/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định lớp.
 2/ Kiểm tra bài cũ: (HT: vấn đáp)
 a. Có mấy loại từ ghép? Chi ví dụ và phân tích cấu tạo của từ ghép.
 b. Cho biết nghĩa của 2 loại từ ghép. Đặt câu có từ ghép chính phụ.
 3/ Bài mới:
- GV nêu vấn đề:
 Các em còn nhớ định nghĩa từ láy đã học ở lớp 6 không? Cho ví dụ?
à HS: Suy nghĩ trả lời: Từ láy là từ phức gồm 2 tiếng trở lên, các tiếng có quan hệ lặp (láy âm. VD: mơn mởn).
à GV nhấn mạnh:
+ Từ phức có 2 loại: Từ ghép và từ láy.
+ Từ láy có 2 loại: láy toàn bộ và láy bộ phận (hôm nay học).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
« HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung:
Cấu tạo của từ láy:
- GV gọi HS đọc kỹ mục I và trả lời các câu hỏi:
(?) Nhận xét về đặc điểm âm thanh của 3 từ láy: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu.
à HS: Suy nghĩ, phát biểu.
à GV nhấn mạnh đặc điểm về âm thanh:
+ Tiếng láy lặp lại toàn tiếng gốc: đăm đăm
+ Biến âm để tạo nên sự hài hòa về vần và thanh điệu (đọc thuận miệng, nghe êm tai): mếu máo, liêu xiêu.
(?) Dựa vào kết quả phân tích trên, các em hãy phân loại từ láy.
à HS: trả lời.
(?) Phân biệt nghĩa của “Mếu” và “Máo” .
à Mếu : méo miệng sắp khóc Mếu máo : gợi tả : dáng miệng méo xệch vừa khóc vừa trả lời.
(?) Vì sao các từ láy: bần bật, thăm thẳm không nói được là bật bật, thẳm thẳm?
à HS: thảo luận trả lời: Đây là hiện tượng biến đổi thanh điệu, cấu tạo theo lối lặp lại tiếng gốc để cho dễ nói, nghe xuôi tai.
- GV ghi bảng thêm từ : khe khẽ
(?) Hai từ láy thăm thẳm và khe khẽ, từ nào có nghĩa nhấn mạnh, từ nào giảm nhẹ? 
à Thăm thẳm ð Sắc thái ý nghĩa nhấn mạnh.
 Khe khẽ ð Sắc thái ý nghĩa giảm nhẹ.
(?) Hãy nêu khái niệm về từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận ?
à HS trả lời dựa vào ghi nhớ.
à GV gọi HS đọc to mục ghi nhớ 1 (SGK/42), chép vào tập, đóng khung.
* VD: Từ láy bộ phận: phụ âm đầu (long lanh, nhăn nhó) ; phần vần (lác đác, lí nhí)
 Từ láy toàn bộ: hoàn toàn (nhỏ nhỏ, xiêu xiêu) ; biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối (nho nhỏ, đèm đẹp, xôm xốp,)
« HĐ2: Tìm hiểu nghĩa của từ láy:
- GV gọi HS đọc mục II (SGK/42) và trả lời câu hỏi:
(?) Nghĩa của từ láy: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh.
à HS: suy nghĩ trả lời: mô phỏng âm thanh của tiếng cười, tiếng khóc, tiếng đồng hồ, tiếng chó sủa. (Oa oa, ha hả, tích tắc, gâu gâu à tạo nghĩa dựa trên sự mô phỏng âm thanh: tiếng cười, tiếng khóc, tiếng kêu)
(?) Những từ mô phỏng âm thanh gọi là từ gì.
à HS: trao đổi, phát biểu: từ láy mang giá trị tượng thanh
(?) Các từ láy trong mỗi nhóm a, b (SGK/42) có đặc điểm gì chung về ý nghĩa.
à Lí nhí, li ti, ti hí à Hình thành ý nghĩa trên cơ sở miêu tả. Các từ láy có khuôn vần i miêu tả âm thanh, hình dáng bé nhỏ.
 à Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh à Nhóm từ láy tiếng gốc đứng sau, tiếng láy lại đứng trước lập lại phụ âm đầu và mang vần “âp” ð biểu thị trạng thái vận động.
(?) So sánh nghĩa của từ láy “đo đỏ” và “mềm mại” với nghĩa của tiếng gốc “đỏ” và “mềm”.
à Có sắc thái giảm nhẹ và sắc thái riêng.
(?) Em hãy nhận xét về nghĩa của từ láy.
à HS trả lời dựa vào ghi nhớ.
- GV gọi 1 HS đọc mục ghi nhớ (SGK/42), chép vào tập, đóng khung.
« HĐ3: HDHS luyện tập:
- GV cho HS đọc BT, xác định yêu cầu
à HS: Đọc BT, nêu yêu cầu, làm BT, nhận xét.
à GV: phân tích đáp án, nhận xét, đánh giá.
BT6: Các từ “chùa chiền, rơi rớt, học hành, no nê” là từ láy hay từ ghép ? Các từ ấy có nghĩa là gì ?
HS: trình bày.
A/ TÌM HIỂU CHUNG:
 I/ CÁC LOẠI TỪ LÁY
 1/ Từ láy tòan bộ
 VD: (SGK/41)
- Đăm đăm à Các tiếng lặp lại hoàn toàn
- Bần bật à Biến đổi phụ âm cuối, thanh điệu.
- Thăm thẳm à Biến đổi thanh điệu
è Từ láy toàn bộ
 2/ Từ láy bộ phận
- Mếu máoà lặp lại phụ âm đầu.
- Liêu xiêu à lặp lại phần vần
è Từ láy bộ phận
* Ghi nhớ 1 (SGK/42)
II/ NGHĨA CỦA TỪ LÁY
VD: (SGK/42)
So sánh nghĩa của từ láy
a) Nghĩa của từ láy toàn bộ:
VD: Đo đỏ à sắc thái giảm nhẹ hơn nghĩa của tiếng gốc đỏ.
b) Nghĩa của từ láy bộ phận:
VD: Mềm mại à Có sắc thái riêng so với nghĩa của tiếng gốc không hoàn toàn giống nghĩa của tiếng gốc.
* Ghi nhớ 2 (SGK/42)
B/ LUYỆN TẬP:
1/ Tìm và phân loại từ láy:
- Từ láy toàn bộ: thăm thẳm, chiền chiện, bần bật, chiêm chiếp.
- Từ láy bộ phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề.
2/ Điền các tiếng láy:
- lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, khanh khách.
3/ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a) Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.
b) Làm xong  thờ phào nhẹ nhõm.
c) Mọi  động xấu xa
d) Bức tranh  ngoại xấu xa
e) Chiếc lọ  vỡ tan tành
g) Giặc đến, dân làng tan tác 
4/ Đặt câu
- Đứa bé đó dáng vẻ nhỏ nhắn.
- Chúng ta không nên sợ những vấn đề nhỏ nhặt.
- Nói nói năng, ăn uống thật nhỏ nhẹ.
- Mẹ cố dành dụm món tiền nhỏ nhoi.
4. Củng cố: 
 (?) Thế nào là từ láy toàn bộ và từ lay bộ phận ? Ý nghĩa của từ láy bộ phận ntn ?
 Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?
	a. Xinh xắn. b. Gần gũi. 	c. Đông đủ. 	d. Dễ dàng.
Câu 2: Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
	a. Mạnh mẽ. b. Ấm áp. c. Mong manh. d. Thăm thẳm. 	
 5. Hướng dẫn tự học-Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 
- Học thuộc ghi nhớ, làm BT4
 Nhận diện từ láy trong một VB đã học. Học thuộc bài tập 6.
«- Soạn bài “ Quá trình tạo lập văn bản” 
 + Đọc các yêu cầu (SGK/45).
 + Tìm hiểu các bước tạo lập văn bản.
 + Khi nào người ta có nhu cầu tạo lập VB ?
 + Sau khi đã xác định được các vấn đề để tạo lập VB, cần phải làm việc gì để viết được VB ?
 + Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được 1 VB chưa ? phải đạt các yêu cầu gì ? 
 + Mục đích của việc tạo lập văn bản để làm gì?
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
Tuần 3
Tiết: 12
Bài 3
TLV
I. MỤC TIÊU
 1/ Kiến thức:
 Các bước tạo lập VB trong giao tiếp và viết bài TLV.
 2/ Kĩ năng:
 Tạo lập VB có bố cục, liên kết, mạch lạc.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, soạn giáo án, bảng phụ
- HS: SGK, tập học, soạn bài theo yêu cầu.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: (HT: vấn đáp)
 a. Thế nào là mạch lạc trong VB?
 b. Một số Vb cần có những điều kiện nào để có tính mạch lạc?
 3. Bài mới:
 Các em vừa học xong về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản. Hãy nghĩ xem các em học những kỹ năng và kiến thức ấy để làm gì ? Để giúp các em hiểu rõ và nắm vững hơn về những vấn đề đã học, chúng ta cùng tìm hiểu về một công việc. Đó là quá trình tạo lập văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
« HĐ1: Tìm hiểu chung về các bước tạo lập VB:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
(?) Khi người ta có nhu cầu tạo lập VB. VD: viết thư cho một người nào đó. Hãy cho biết điều gì thôi thúc người ta viết thư?
à HS trả lời: Vì sự phát triển ngày càng cao của xã hội đòi hỏi ngôn ngữ không chỉ giới hạn là “câu” mà phải tiếp cận các đơn vị và các kết cấu trên câu tiến tới một văn bản hoàn chỉnh.
(?) Để tạo lập một VB (viết thư) người tạo VB phải thực hiện các bước nào? Phải chú ý đến những vấn đề gì?
à HS: phát biểu: 4 bước và chú ý đến 4 vấn đề: viết cho ai, viết để àm gì,
à GV hướng dẫn HS phân tích VB “Mẹ tôi” để làm rõ các bước.
(?) Tại sao người tạo VB lại phải xác định rõ 4 vấn đề như thế?
à HS trả lời: 4 vấn đề trên giúp cho việc tạo VB hoàn chỉnh, rõ ràng, rành mạch.
(?) Có thể bỏ qua 1 vấn đề nào đó được không? Vì sao?
à HS: thảo luận, phát biểu: không thể bỏ qua 1 vấn đề nào được, vì nó không tạo VB hoàn chỉnh.
(?) Sau khi đã xác định được 4 vấn đề đó, cần phải làm gì để viết được VB?
à HS: trả lời: tìm ý, sắp xếp ý.
(?) Chỉ có ý và dàn bài chưa viết thành văn thì đã tạo được một VB chưa? Hãy cho biết việc viết thành VB ấy cần đạt được những yêu cầu gì?
à HS: diễn đạt các ý trong bố cục thành lời.
GV: Viết thành văn thì mới tạo nên 1 văn bản.
 -Phải đảm bảo theo yêu cầu trong sgk
(?) Có thể coi VB là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không? Nếu có thì sự kiểm tra ấy dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào?
à Cần kiểm tra lại, VB viết xong cần phải được kiểm tra lại, sửa lỗi chính tả, lỗi từ ngữ, ngữ pháp chờ sự đánh giá nhận xét từ người khác.
à HS:phát biểu dựa vào ghi nhớ.
Ø GV gọi HS đọc to mục ghi nhớ (SGK/46)
« HĐ2: HDHS luyện tập:
Treo bảng phụ tóm tắt quá trình tạo lập VB
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
(?) Em từng tạo 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Tu_Han_Viet_tiep_theo.doc