Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 2: Bố cục của văn bản

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục.

2. Kĩ năng:

- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.

- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.

- KNS: Ra quyết định, giao tiếp.

3. Thái độ: Ý thức giao tiếp lưu lóat, có nội dung.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

- Bảng phụ, ví dụ mẫu.

- KT: Thảo luận, trao đồi; thực hành viết tích cực.

2. HS: Bảng nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, soạn bài.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3659Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 2: Bố cục của văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát 8: 	BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2. Kĩ năng:
Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.
KNS: Ra quyết định, giao tiếp.
3. Thái độ: Ý thức giao tiếp lưu lóat, có nội dung.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: 
Bảng phụ, ví dụ mẫu.
KT: Thảo luận, trao đồi; thực hành viết tích cực.
2. HS: Bảng nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Khởi động: (5 phút)
a) Ổn định lớp:
b) Bài cũ:
Tính thống nhất về chủ đề trong văn bản là gì? 
Vì sao văn bản cần có tính thống nhất về chủ đề? 
Muốn xây dựng văn bản có tính thống nhất về chủ đề, chúng ta cần phải làm gì? 
(Kiến thức lớp 7: tính thống nhất, tính mạch lạc, tính liên kết)
2. Bài mới: GV gợi lại cho HS mảng kiến thức về tạo lập văn bản mà các em đã được học ở chương trình ngữ văn 7.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. 
Hoạt động a: Bố cục của văn bản. (10 phút)
- HS đọc văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”.
- GV hỏi: Văn bản chia làm mấy phần? 
(- Mở bài: Từ đầu ® danh lợi.
- Thân bài: Tiếp ® vào thăm
- Kết bài: còn lại.)
- HS nêu nhiệm vụ của từng phần trong văn bản.
- HS nêu chủ đề của văn bản.
(Người thầy đạo cao đức trọng)
- GV hỏi: Cho biết các phần của văn bản có quan hệ với nhau như thế nào?
(Phần 1: Giới thiệu người thầy; Phần 2: nêu nội dung làm rõ phần 1; Các phần có mối quan hệ chặt chẽ làm rõ chủ đề)
- GV hỏi: Bố cục văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?
Hoạt động b: Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản. (15 phút)
- GV hỏi: Trong văn bản trọng tâm nằm ở phần nào? 
(Phần thân bài đảm nhiệm một vai trò khá quan trọng, nó làm rõ chủ đề của văn bản.)
- GV hỏi: Phần thân bài của văn bản “Tôi đi học” kể về những sự kiện nào? Các sự kiện đó được sắp xếp ra sao?
(Sắp xếp theo sự hồi tưởng của tác giả qua những sự kiện: trên đường ® trường ® bước vào sân trường ® vào giờ học đầu tiên, theo trình tự thời gian.)
- GV hỏi: Diễn biến tâm lí của bé Hồng ở văn bản “Trong lòng mẹ” của phần thân bài diễn ra như thế nào?
(Diễn ra theo trình tự: tâm lí ® thái độ thương mẹ ® ghét những người nói xấu mẹ ® vui sướng khi ở trong lòng mẹ.)
- GV hỏi: Khi làm một bài văn tả cảnh, thường tả theo trình tự như thế nào?
(Xa ® gần, cao ® thấp, ngoài ® trong)
- GV tổng kết: Nội dung phần thân bài thường được sắp xếp theo kiểu bài và ý đồ giao tiếp của người viết.
- GV hỏi: Bố cục văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần như thế nào? Cách sắp xếp các ý thân bài ra sao?
- HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập. (13 phút)
- HS phân tích cách trình bày các ý trong đoạn trích.
- HS trình bày lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản “Trong lòng mẹ”.
- HS nêu các ý và cách sắp xếp ý.
(Cách sắp xếp các ý cho một văn bản nói về lòng yêu thương mẹ của bé Hồng
- Hoàn cảnh
- Nỗi nhớ
- Thái độ phản ứng.
- Niềm hạnh phúc.)
- HS tạo lập thành văn bản có bố cục ba phần (về nhà).
- HS nhận xét cách sắp xếp ý và sửa lại cho phù hợp.
I. Tìm hiểu bài:
1. Bố cục của văn bản:
Văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”.
a. Mở bài: Giới thiệu thầy Chu Văn An.
b. Thân bài: Công lao, uy tín, tính cách của thầy.
c. Kết bài: Tình cảm của mọi người đối với thầy Chu Văn An.
2. Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản:
- Sắp xếp theo trình tự thời gian.
- Sắp xếp theo sự phát triển của sự việc.
- Sắp xếp theo trình tự không gian.
3. Ghi nhớ: (SGK/25)
II. Luyện tập:
Bài tập 1: 
a. Trình bày ý theo thứ tự không gian: nhìn xa – đến gần – đến tận nơi – đi xa dần
b. Trình bày ý theo thứ tự thời gian: về chiều, lúc hoàng hôn
c. Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
Bài tập 2: 
Bài tập 3: 
3. Củng cố – Dặn dò: (2 phút)
Củng cố: HS lập BĐTD.
Dặn dò:
HS học ghi nhớ và hoàn chỉnh bài tập 2 và 3.
HS xây dựng một bố cục văn bản theo đề tài tự chọn.
Tiết tới: “Tức nước vỡ bờ” [SGK/28].

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Bo_cuc_cua_van_ban.doc