Giáo án Ngữ văn 8 - Chủ đề: Văn nghị luận (lớp 8)

A. KẾ HOẠCH CHUNG

I. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm luận điểm của bài văn nghị luận

- Nhớ được đặc điểm của luận điểm, quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết và quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận. Chỉ ra và trình bày được bố cục, cách thức xây dựng và lời văn trong bài văn nghị luận có yếu tố tự sự ,miêu tả, biểu cảm.

- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn bản nghị luận.

2. Kĩ năng

- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích, sắp xếp luận điểm.

- Trình bày miệng bài nghị luận về một vấn đề có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

- Có kĩ năng viết đoạn văn, bài văn, lựa chọn ngôn ngữ, đưa yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào việc tạo lập bài văn nghị luận.

 

doc 13 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4580Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Chủ đề: Văn nghị luận (lớp 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảm trong văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng
- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích, sắp xếp luận điểm.
- Trình bày miệng bài nghị luận về một vấn đề có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Có kĩ năng viết đoạn văn, bài văn, lựa chọn ngôn ngữ, đưa yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào việc tạo lập bài văn nghị luận.
3. Thái độ
- Có thái độ đứng đắn trong việc tìm hiểu và đưa yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào việc tạo lập bài văn nghị luận.
II. LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ 
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Văn nghị luận
- Trình bày khái niệm luận điểm, quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Nhận biết các yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận.
- Nhớ được bố cục và cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Chỉ ra được đặc điểm của bài văn nghị luận.
- Hiểu được vai trò của các yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận.
- Phân biệt được những đặc điểm về bố cục và cách thức xây dựng đoạn văn – bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Lập dàn ý cho bài văn theo yêu cầu.
- Viết được đoạn văn có yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận.
- Viết được bài văn có bố cục đầy đủ.
- Phân tích, lý giải so sánh về tác dụng của các yếu tố tự sự.
- Phát hiện và sửa chữa những lỗi về luận điểm trong văn bản nghị luận.
- Lựa chọn yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm vào văn nghị luận một cách phù hợp.
- Sưu tầm một văn bản nghị luận và chỉ rõ bố cục và các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Câu hỏi định tính, định lượng:
- Trắc nghiệm khách quan: ( Khái niệm luận điểm, các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận...)
- Câu tự luận trả lời ngắn( lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá...)
- Bài nghị luận ( Viết đoạn văn, bài văn nghị luận).
- Phiếu quan sát làm việc nhóm( Trao đổi, thảo luận về các giá trị của văn bản dựa trên đặc trưng của văn nghị luận).
Bài tập thực hành:
- Hồ sơ: Các sản phẩm thực hành của học sinh.
- Bài tập dự án: Nghiên cứu so sánh các đặc điểm của văn bản nghị luận.
- Bài trình bày miệng: thuyết trình, trao đổi thảo luận.
	IV. XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP, ĐÁP ÁN
1. Bộ câu hỏi nhận biết
Câu 1: Yêu cầu quan trọng nhất với một bài văn nghị luận là gì ?
 	A. Hệ thống luận điểm , luận cứ , lập luận trong bài văn nghị luận phải rõ ràng.
B. Cảm xúc của người viết về đối tượng nghị luận phải chân thật
C Lời văn trong bài văn nghị luận phải chân thật, rõ ràng
 D. Dẫn chứng trong bài nghị luận phải cụ thể , chính xác
Đáp án:
- Mức đạt: đáp án A
- Mức không đạt: các đáp khác hoặc không có câu trả lời
Câu 2: Ý nào nói đúng khái niệm luận điểm trong bài văn nghị luận ?
  A. Là cách lựa chọn dẫn chứng để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
 	B. Là ý kiến chủ chốt thể hiện tư tưởng , quan điểm của bài văn nghị luận
 	C. Là cách sắp xếp lí lẽ , dẫn chứng để làm sáng rõ vấn đề cần nghị luận
 	D. Là cách lập luận để làm sáng rõ vấn đề cần nghị luận
Đáp án:
- Mức đạt: đáp án B
- Mức không đạt: các đáp khác hoặc không có câu trả lời
Câu 3: Nhận định nào không cần thiết đối với một bài tập làm văn nghị luận ?
Lập luận chặt chẽ , hợp lí
Luận điểm rõ ràng , đúng đắn
Sự việc đầy đủ , chi tiết
Luận cứ tiêu biểu , đúng đắn
Đáp án:
- Mức đạt: đáp án C
- Mức không đạt: các đáp án khác hoặc không có câu trả lời
Câu 4: Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận ?
 	A. Gia đình thân yêu của em.
 	B. Ý kiến của em về câu tục ngữ “ Đói cho sạch, rách cho thơm ”.
 	C. Chứng minh tính đúng đắn của câu : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người .Ý kiến của em về vấn đề này.
Đáp án:
- Mức đạt: đáp án A
- Mức không đạt: các đáp khác hoặc không có câu trả lời
Câu 5. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào mỗi nhận định sau:
A. Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính và luận điểm phụ.
B. Các luận điểm trong bài văn nghị luận phải sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
C. Yếu tố tự sự và miêu tả được dùng trong bài văn nghị luận để tạo sự liên tưởng giữa sự vật này đối với sự vật khác.
D. Văn nghị luận không cần yếu tố biểu cảm.
 Đáp án: 
 - Mức tối đa: trả lời đúng các đáp án: A,B – Đ ; C,D – S
 - Mức không đạt: các đáp án khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 6. Yếu tố biểu cảm có tác dụng gì trong văn nghị luận?
Đáp án
- Mức tối đa: Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có tính thuyết phục hơn vì nó tác động mạnh mẽ đén tình cảm của người đọc, người nghe.
- Mức chưa tối đa: Hs trả lời không đầy đủ ý.
- Mức không đạt: Hs không trả lời được câu hỏi
2. Bộ câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Cho đoạn văn sau: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".
Dựa vào ngữ liệu trên em hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 2- 4 câu) nói lên vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn.
 Đáp án: 
- Mức tối đa: HS viết được đoạn văn nêu được các ý chính sau:
+ Thái độ căm thù giặc sâu sắc của tác giả.
+ Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc, không sợ hi sinh.
- Mức chưa tối đa: HS viết được đoạn văn nêu được 1 trong 2 ý trên.
- Không đạt: HS không viết được đoạn văn.
Câu 2: Đoạn văn nghị luận trên đã thể hiện rõ luận điểm hay chưa? Vì sao?
Đáp án: 
- Mức tối đa: HS trả lời được: Đoạn văn trên thể hiện rõ luận điểm vì: có chứa các yếu tố thể hiện tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn.
- Mức chưa tối đa: HS trả lời được 1 trong 2 ý của luận điểm.
- Không đạt: HS không trả lời.
Câu 3: Cho đoạn trích sau: "....Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời".
Em hãy xác định câu chủ đề ( câu nêu luận điểm) cho đoạn trích trên và nêu cách lập luận trong đoạn trích đó?
Đáp án:
 - Mức tối đa: 
+ HS xác định câu chủ đề: "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời".
+ Cách lập luận: quy nạp.
	 - Mức chưa tối đa: HS trả lời được 1 trong 2 ý trên.
 - Mức chưa đạt: HS không trả lời.
Câu 4: Cho đoạn trích sau: "....Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời".
 Đoạn văn trên được lập luận theo cách quy nạp. Theo em có thể biến đổi đoạn văn trên từ quy nạp thành diễn dịch được không? Vì sao?
Đáp án:
 - Mức tối đa: Không biến đổi từ quy nạp thành diễn dịch được vì nó không làm nổi bật được vị trí, thắng địa của kinh đô mới.
	 - Mức chưa tối đa: HS trả lời được nhưng không lí giải được.
 - Mức chưa đạt: HS không trả lời hoặc trả lời sai.
Câu 5: Theo em nếu viết đoạn văn như sau: ".... Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù...". Có hợp lí không ? Vì sao?
Đáp án:
 - Mức tối đa: Không hợp lí vì không làm nổi bật được chí căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn theo mức độ tăng tiến.
- Mức chưa tối đa: HS trả lời được nhưng không lí giải được. - Mức chưa đạt: HS không trả lời hoặc trả lời sai.
3. Bộ câu hỏi vận dụng
Câu 1: Em hãy triển khai câu chủ đề sau thành một đoạn văn nghị luận khoảng 5 – 7 câu: "Tác hại của trò chơi điện tử đối với lứa tuổi học sinh THCS".
Đáp án:
 - Mức tối đa: HS viết được đoạn văn, trình bày được các ý cơ bản sau: 
+ Trò chơi điện tử làm mất thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, sức khỏe của học sinh.
+ Làm suy thoái đạo đức, hình thành thói quen xấu( lười biếng, nói dối, trộm cắp....) của HS.
	 - Mức chưa tối đa: HS viết được đoạn văn, trình bày còn thiếu ý.
 - Mức chưa đạt: HS trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quan để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Qua lời dạy của Bác, em có suy nghĩ gì về tuổi trẻ và tương lai của đất nước?.
Đáp án:
a. Mức tối đa:
* Về nội dung 
+ Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề bằng lời dạy của Bác Hồ, nêu vai trò của tuổi trẻ với tương lai của đất nước.
	+ Thân bài:
Tại sao nói “ tuổi trẻ là tương lai đất nước”?
+ Tuổi trẻ bao giờ cũng dồi dào sức khỏe, có đủ nhiệt tình để cống hiến cho quê hương đất nước
+ Tuổi trẻ không bao giờ thiếu ước mơ và sự sáng tạo
+ Có nhiệt huyết, sự táo bạo và sẵn sàng dấn thân để đến những nơi khó khăn và làm những việc khó.
Tuổi trẻ nước ta trong quá khứ đã cống hiến cho đất nước như thế nào? ( kể về một số tấm gương mà em biết, như: Trạng Hiền, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi)
Tuổi trẻ hôm nay cần làm gì để cống hiến cho đất nước?
+ Ra sức học tập
+ Tham gia tích cực các hoạt động xã hội
+ thi đua lập thành tích trong mọi lĩnh vực của đời sống.
+ Chủ động tiếp nhận và gánh vác dần những công việc của thế hệ trước.
Tuổi trẻ cũng cần khắc phục nhược điểm không có lợi cho bản thân và tương lai của đất nước ( sự bồng bột, thói ỷ lại, thói ăn chơi sa đọa)
+ Kết bài:
	Khái quát dược những nội dung đã trình bày ở thân bài (nêu liên tưởng hoặc cảm nhận của bản thân; có nhiều cách – chú ý cách hay và sáng tạo)
* Về kĩ năng: 
 - Đoạn văn không sai về lỗi chính tả, dung từ, diễn đạt.
	- Đảm bảo bố cục, văn phong mạch lạc, trong sáng làm rõ chủ đề và có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
	- Lí lẽ, dẫn chứng lập luận chặt chẽ, cụ thể, thuyết phục.
b. Mức chưa tối đa:
	Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung và hình thức trên.
c. Mức không đạt: 
Không làm bài hoặc làm lạc đề.
Câu 3 . Suy nghĩ của em về vấn đề "Trang phục và văn hóa" trong thực tế đời sống ở nhà trường và ngoài xã hội.
Đáp án:
a. Mức tối đa:
* Về nội dung 
+ Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề: cái răng cái tóc là gốc con người (trích dẫn ca dao tục ngữ)
-Nêu VĐ: trang phục thể hiện văn hóa (VH) của mỗi cá nhân là 1 điều cần lưu tâm
 + Thân bài
1.Trang phục là gì? Văn hóa là gì?
-Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức, là vẻ bề ngoài của con người.
VD: có người ăn mặc gọn gàng, có người lôi thôi, có người cầu kì, có người đơn giản.
-VH không đồng nghĩa với trình độ học vấn mà là khả năng ứng xử với cộng đồng hợp với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội.
VD: người có VH luôn cư xử đúng mực, tôn trọng mình và tôn trọng mọi người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người vô VH là người sẵn sàng chà đạp lên những chuẩn mực đạo đức không phù hợp với quy định của xã hội.
2.Mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa;
-Trang phục sẽ thể hiện trình độ VH hoặc cho thấy người đó có VH không.
-Vì trang phục là tiếng nói thầm lặng thể hiện người đó là ai, có tính cách gì, trình độ thẩm mĩ như thế nào.
3.Chúng ta phải làm gì?
-Ăn mặc phù hợp với môi trường, hoàn cảnh, lứa tuổi.
+ Kết bài:
	Khái quát được những nội dung đã trình bày ở thân bài (nêu liên tưởng hoặc cảm nhận của bản thân; có nhiều cách – chú ý cách hay và sáng tạo)
* Về kĩ năng: 
 - Đoạn văn không sai về lỗi chính tả, dung từ, diễn đạt.
	- Đảm bảo bố cục, văn phong mạch lạc, trong sáng làm rõ chủ đề và có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
	- Lí lẽ, dẫn chứng lập luận chặt chẽ, cụ thể, thuyết phục.
b. Mức chưa tối đa:
	Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung và hình thức trên.
c. Mức không đạt: 
Không làm bài hoặc làm lạc đề.
	IV. THIẾT LẬP MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA
 Mực độ
Chủ đề
Mức độ nhận thức
Cộng
 Nhận biết
 Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
Thấp
cao
Đặc điểm văn nghị luận
Nhớ được khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của văn nghị luận
Số câu: 5
Số điểm:2,0
Tỉ lệ:20%
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 5
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ: 20%
Yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm
Trình bày được vai trò của yếu tố biểu cảm
Chỉ rõ được vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn nghị luận
Viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh
Số câu: 3
Số điểm:8,0
Tỉ lệ:80%
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 1
Số điểm:1,0
Tỉ lệ:10%
Số câu: 1
Số điểm:2,0
Tỉ lệ:20%
Số câu: 1
Số điểm:5,0
Tỉ lệ: 50%
Tổng
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
 Số câu: 6
 Số điểm:3,0
 Tỉ lệ:30%
 Số câu: 1
 Số điểm:2,0
 Tỉ lệ:20%
 Số câu: 1
 Số điểm:5,0
 Tỉ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
* ĐỀ KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( Từ câu 1-4)
Câu 1: Yêu cầu quan trọng nhất với một bài văn nghị luận là gì ?
 	A. Hệ thống luận điểm , luận cứ , lập luận trong bài văn nghị luận phải rõ ràng.
B. Cảm xúc của người viết về đối tượng nghị luận phải chân thật
C Lời văn trong bài văn nghị luận phải chân thật, rõ ràng
 D. Dẫn chứng trong bài nghị luận phải cụ thể , chính xác
Câu 2: Ý nào nói đúng khái niệm luận điểm trong bài văn nghị luận ?
  A. Là cách lựa chọn dẫn chứng để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
 	B. Là ý kiến chủ chốt thể hiện tư tưởng , quan điểm của bài văn nghị luận
 	C. Là cách sắp xếp lí lẽ , dẫn chứng để làm sáng rõ vấn đề cần nghị luận
 	D. Là cách lập luận để làm sáng rõ vấn đề cần nghị luận
Câu 3: Nhận định nào không cần thiết đối với một bài tập làm văn nghị luận ?
 A. Lập luận chặt chẽ , hợp lí
B. Luận điểm rõ ràng , đúng đắn
 C. Sự việc đầy đủ , chi tiết
D. Luận cứ tiêu biểu , đúng đắn
Câu 4: Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận ?
  A. Gia đình thân yêu của em.
  B. Ý kiến của em về câu tục ngữ “ Đói cho sạch, rách cho thơm ”.
  C. Chứng minh tính đúng đắn của câu : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người .Ý kiến của em về vấn đề này.
Câu 5. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào mỗi nhận định sau:
A. Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính và luận điểm phụ.
B. Các luận điểm trong bài văn nghị luận phải sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
C. Yếu tố tự sự và miêu tả được dùng trong bài văn nghị luận để tạo sự liên tưởng giữa sự vật này đối với sự vật khác.
D. Văn nghị luận không cần yếu tố biểu cảm.
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 6. ( 2 điểm): Cho đoạn văn sau: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".
Dựa vào ngữ liệu trên em hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 2- 4 câu) nói lên vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn.
Câu 7 ( 1 điểm): Yếu tố biểu cảm có tác dụng gì trong văn nghị luận?
Câu 8 ( 5 điểm): Suy nghĩ của em về vấn đề "Trang phục và văn hóa" trong thực tế đời sống ở nhà trường và ngoài xã hội.
* HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Trắc nghiệm ( 2 điểm- mỗi ý đúng 0.25 điểm)
Câu 1: 
Đáp án:
- Mức đạt: đáp án A
- Mức không đạt: các đáp khác hoặc không có câu trả lời
Câu 2: 
 Đáp án:
- Mức đạt: đáp án B
- Mức không đạt: các đáp khác hoặc không có câu trả lời
Câu 3: Đáp án:
- Mức đạt: đáp án C
- Mức không đạt: các đáp án khác hoặc không có câu trả lời
Câu 4:  	
Đáp án:
- Mức đạt: đáp án A
- Mức không đạt: các đáp khác hoặc không có câu trả lời
Câu 5. Đáp án: 
 - Mức tối đa: trả lời đúng các đáp án: A,B – Đ ; C,D – S
 	 - Mức không đạt: các đáp án khác hoặc không có câu trả lời.
II. Tự luận ( 8 điểm)
Câu 6 ( 2 điểm)
 Đáp án: 
Mức tối đa: HS viết được đoạn văn nêu được các ý chính sau:
+ Thái độ căm thù giặc sâu sắc của tác giả.( 1đ)
+ Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc, không sợ hi sinh.( 1đ)
Mức chưa tối đa: HS viết được đoạn văn nêu được 1 trong 2 ý trên.
Không đạt: HS không viết được đoạn văn.
Câu 7. Yếu tố biểu cảm có tác dụng gì trong văn nghị luận?
	Đáp án
	- Mức tối đa: Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có tính thuyết phục hơn vì nó tác động mạnh mẽ đén tình cảm của người đọc, người nghe.
	- Mức chưa tối đa: Hs trả lời không đầy đủ ý.
	- Mức không đạt: Hs không trả lời được câu hỏi
Câu 8 ( 5 điểm)
+ Mở bài:( 0.5 điển)
- Dẫn dắt vào đề: cái răng cái tóc là gốc con người (trích dẫn ca dao tục ngữ) 
- Nêu VĐ: trang phục thể hiện văn hóa (VH) của mỗi cá nhân là 1 điều cần lưu tâm
 + Thân bài ( 4điểm)
1.Trang phục là gì? Văn hóa là gì? ( 1.5 điểm)
-Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức, là vẻ bề ngoài của con người.
VD: có người ăn mặc gọn gàng, có người lôi thôi, có người cầu kì, có người đơn giản.
-VH không đồng nghĩa với trình độ học vấn mà là khả năng ứng xử với cộng đồng hợp với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội.
VD: người có VH luôn cư xử đúng mực, tôn trọng mình và tôn trọng mọi người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người vô VH là người sẵn sàng chà đạp lên những chuẩn mực đạo đức không phù hợp với quy định của xã hội.
2.Mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa;( 1.5 điểm)
-Trang phục sẽ thể hiện trình độ VH hoặc cho thấy người đó có VH không.
-Vì trang phục là tiếng nói thầm lặng thể hiện người đó là ai, có tính cách gì, trình độ thẩm mĩ như thế nào.
3.Chúng ta phải làm gì? ( 1 điểm)
- Ăn mặc phù hợp với môi trường, hoàn cảnh, lứa tuổi.
+ Kết bài ( 0.5 điểm)
	Khái quát được những nội dung đã trình bày ở thân bài (nêu liên tưởng hoặc cảm nhận của bản thân; có nhiều cách – chú ý cách hay và sáng tạo)
* Về kĩ năng: 
 - Đoạn văn không sai về lỗi chính tả, dung từ, diễn đạt.
	- Đảm bảo bố cục, văn phong mạch lạc, trong sáng làm rõ chủ đề và có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
	- Lí lẽ, dẫn chứng lập luận chặt chẽ, cụ thể, thuyết phục.
b. Mức chưa tối đa:
	Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung và hình thức trên.
c. Mức không đạt: 
Không làm bài hoặc làm lạc đề.
B. THỰC HIỆN 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - Trình bày được khái niệm luận điểm của bài văn nghị luận
 - Nhớ được đặc điểm của luận điểm, quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết và quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận. Chỉ ra và trình bày được bố cục, cách thức xây dựng và lời văn trong bài văn nghị luận có yếu tố tự sự ,miêu tả, biểu cảm.
 - Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng
- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích, sắp xếp luận điểm.
- Trình bày miệng bài nghị luận về một vấn đề có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Có kĩ năng viết đoạn văn, bài văn, lựa chọn ngôn ngữ, đưa yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào việc tạo lập bài văn nghị luận.
3. Thái độ
 Có thái độ đúng đắn trong việc tìm hiểu và đưa yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào việc tạo lập bài văn nghị luận.
II. THỜI LƯỢNG: 7 tiết
III.IẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ngày giảng:.
- Ôn tập về luận điểm và viết đoạn văn trình bày luận điểm: 1,5 tiết.
- Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm: 1 tiết
- Tìm hiểu và luyện tập yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: 2 tiết
- Tìm hiểu và luyện tập về các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận: 2,5 tiết
HĐ1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục đích hoạt động: Giúp HS ôn tập lại kiến thức về văn tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Tạo hứng thú tìm hiểu kiến thức mới về tác dụng của các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận.
- Nội dung hoạt động: Sử dụng tình huống để giới thiệu nội dung bài học, chơi trò chơi( giải ô chữ), tranh ảnh( môi trường, ma túy, trò chơi điện tử, trang phục).....
- Phương pháp – KTDH: đàm thoại, nêu vấn đề. 
 - Thời gian - Hình thức tổ chức
+ Thời gian: 15phút /7 tiết học 
+ Hình thức tổ chức: Tổ chức trò chơi, xem tranh ảnh tư liệu....
HĐ2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Mục đích hoạt động 
 + Nhớ, trình bày khái niệm luận điểm, quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
+ Hiểu được tác dụng của các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận.
 + Chỉ ra được đặc điểm của bài văn nghị luận.
 + Viết được đoạn văn có yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận.
 + Phát hiện và sửa chữa những lỗi về luận điểm trong văn bản nghị luận.
- Nội dung hoạt động: Cho học sinh làm việc với ngữ liệu: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi để ôn tập các kiến thức về văn nghị luận, hình thành các kiến thức mới đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm phù hợp vào bài văn nghị luận.
- Phương pháp - KTDH
+ Phương pháp: đàm thoại, phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thực hành.
+ KTDH: HĐ nhóm
- Thời gian - Hình thức tổ chức:
+ Thời gian: 140 phút /7 tiết học 
+ Hình thức tổ chức: tập trung tại lớp học. HS HĐ cá nhân, nhóm.
HĐ3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Mục đích hoạt động: HS vận dụng kiến thức văn nghị luận để tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận hoàn chỉnh.
- Nội dung hoạt động
+ HS làm bài tập thực hành theo yêu cầu trong SGK.
+ HS làm bài tập nâng cao.
- Phương pháp- kỹ thuật
+ Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thực hành.
+ Kỹ thuật: HĐ nhóm.
- Thời gian - Hình thức tổ chức
+ Thời gian: 150 phút /7tiết
+ Hình thức tổ chức: tập trung tại lớp học, HS làm bài tập cá nhân, nhóm trong SGK, phiếu học tập.
HĐ4: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Mục đích hoạt động:
+ GV tạo những tình huống gắn những kiến thức vừa học về văn nghị luận.
 + HS nhận biết, liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn giao tiếp.
- Nội dung hoạt động: HS hỏi người thân, thầy cô, bạn bè về những vấn đề cần nghị luận.
- Phương pháp – KTDH
+ Phương pháp: Vấn đáp, gợi 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_3_Tuc_nuoc_vo_bo.doc