Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ II

A-Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Sơ lược về phong trào thơ mới. Hiểu được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.

- Cảm nhận được niềm khát khao mãnh liệt tự do; chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc thơ 8 chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.

3. Thái độ:

- Trân trọng thế hệ các nhà văn, nhà thơ.

- Bồi dưỡng cho hs tình yêu cuộc sống tự do, trân trọng cuộc sống tự do hiện tại mà mình đang có.

B-Chuẩn bị:

- Thiết bị: Máy chiếu, tài liệu tham khảo, tranh ảnh

 

doc 192 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1344Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c với sự phát triển của đất nước.
- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc, hiểu một văn bản viết theo thể tấu.
- Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và qui nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.
3. Thái độ: Có nhận thức đúng đắn và thái độ tích cực trong học tập.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Soạn bài, SGK, SGV.
- H/s: Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy.
C. Các hoạt động dạy – học
 1. Tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra: ?Đọc thuộc lòng đoạn trích “Nước Đại Việt ta” và cho biết tác giả đã khẳng định quyền độc lập của DT ta dựa trên những yếu tố nào?
 3. Tổ chức các hoạt động: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 Ở các tiết học vb trước, các em đã được làm quen với các dạng nghị luận trung đại như: chiếu, hịch, cáo. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về thể tấu qua VB: “Bàn luận về phép học” trích trong một bài tấu dâng vua Quang Trung của tác giả Nguyễn Thiếp. 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 2:Đọc- Hiểu văn bản
G?: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
GV: Nguyễn Thiếp (1723-1804) là người học rộng hiểu sâu, từng làm quan dưới triều Lê và sau đó ra giúp Quang Trung dựng nước. Ông được mọi người kính trọng, gọi là “La Sơn phu tử” (tức bậc thầy lớn ở La Sơn- Hà Tĩnh).
 Tháng 8/1791 ông dâng lên vua Quang Trung bản tấu gồm 3 điều:
+ Đức quân (đức của nhà vua): mong nhà vua 1 lòng tu lấy đức, lấy sự học vấn mà tăng thêm tài.
+ Dân tâm (lòng dân): Khẳng định lấy dân là gốccủa đất nước. Gốc có vãng, nước mới yên.
+ Học pháp (phép học)
-> VB trong SGK được trích từ phần 3.
 * GV hướng dẫn cách đọc: Chậm, rõ ràng, giọng thành kính.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- Giải thích từ khó: tam cương, ngũ thường, Chu Tử, tứ thư, ngũ kinh, chư sử.
G?: Nêu hiểu biết của em về thể tấu? S2?
GV: Tấu có điểm giống và khác so với chiếu, hịch, cáo:
+ Giống: đều là thể văn nghị luận cổ, đều được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu.
+ Khác: Chiếu, hịch, cáo là thể văn do vua hoặc chỉ huy viết, để ban bố mệnh lệnh hoặc công bố kết quả cho bề dưới được biết. Còn tấu thì lại do bề dưới viết để dâng lên bề trên (dâng lên vua).
- Một số VB tấu nổi tiếng trong lịch sử:
 “Xuất sư biểu” của Khổng Minh
 “Thất trảm sớ” của Chu Văn An
 “Biểu trần tình” của Hoàng Diệu.
GV: VB “Bàn luận về phép học” thuộc loại VB nghị luận trình bày, đề nghi 1 vấn đề.
?: Vấn đề mà tác giả đề nghị ở đây là gì?
H: Trả lời
-> Vấn đề chủ trương, thuộc lĩnh vực GD-ĐT con người.
G?: Bố cục của đoạn trích?
H: XĐ
G?: Tác giả dẫn câu châm ngôn:”Ngọc không mài...rõ đạo” ngay ở đầu VB có ý nghĩa gì?
H:-> Dễ hiểu, tăng tính thuyết phục, tạo tiền đề để bàn về việc học.
GV: Bằng cách nêu hình ảnh ẩn dụ quen thuộc nhưng nhấn mạnh bằng cách nói phủ định 2 lần để thành khẳng định. Giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.
G?: Đạo mà Nguyễn Thiếp muốn nói với chúng ta ở đây là gì?
H:-> Đạo là lẽ sống đúng, đẹp và là mối quan hệ XH giữa người với người.
G?: Đối với tác giả, kẻ đi học trước hết là phải học điều gì?
?: Vậy em hiểu mục đích chân chính của việc học là gì?
H: Suy nghĩ trả lời.
GV: Sau khi xác định mục đích chân chính của việc học, tác giả đã đưa ra lời bàn luận.
- HS chú ý đoạn văn trang tiếp theo
G?: Đoạn văn tiếp theo có nội dung là gì? 
H: XĐ
G?: Soi vào sử sách, tác giả đã chỉ ra những lối học lệch lạc, sai trái nào?
H: trả lời.
G?: Em hiểu như thế nào là lối học hình thức và cầu danh lợi?
GV: Nghĩa là học thuộc lòng câu chữ nhưng không hiểu nội dung, chỉ có danh mà không có thực (Hữu danh vô thực) mà được trọng vọng, lợi lộc, nhàn nhã.-> Nền chính học bị thất truyền là như thế. Không biết cả đến những điều giản đơn nhất, cơ bản nhất như tam cương, ngũ thường thì không thể là người biết trên dưới, biết làm người được, chứ nói gì đến làm quan.
G?: Hậu quả của lối học sai trái đó là gì?
H: trả lời.
GV: Hậu quả thật khôn lường. Các vua Lê, chua Trịnh như: Lê Cảnh Hưng, Lê Chiêu Thống, Trịnh Sâm, Trịnh Khải...đều là những tên dâm loạn, bạo chúa, hèn nhát, tầm thường và bán nước.
G?: Em có nhận xét gì về lời bàn luận của tác giả?
H: NX
- HS đọc “Cúi xin...bỏ qua”
G?: Tác giả đã đưa ra những ý kiến nào để bàn về cách học?
?: Việc mở rộng trường lớp, thành phần học nhằm mục đích gì?
H:-> Mở rộng trường học, thành phần học là tạo cho người học 1 điều kiện rất thuận lợi. Đây là chủ trương đúng đắn và tiến bộ của tác giả với tư cách là 1 nhà giáo dục lão thành.
G?: Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra phương pháp học đúng đắn như thế nào?
H: Quan sát trả lời
GV: Tác giả chỉ rõ: lấy Chu Tử làm chuẩn, lấy tiểu học làm căn bản, học tuần tự từ thấp lên cao, phải học rộng ra rồi tóm gọn, theo điều học mà làm.
G?: Học như thế nhằm đạt mục đích gì?
?: Tác giả tin tưởng phép học do mình đề ra có thể tạo nên điều gì?
GV: Nếu biết được mục đích chân chính của việc học, biết được cách học đúng đắn, thì từ đó sẽ hình thành đạo học.
G?: Hãy chỉ rõ tác dụng của đạo học?
G?: Tại sao nói: Đạo học thành thì sinh ra người tốt, học tích cực là cơ sở tạo ra người tài?
-> HS trả lời.
- Hoạt động3: Khái quát.
G?: Đạo học có sức mạnh như thế nào mà làm cho triều đình ngay ngắn?
H:-> Vì: Đạo học cải tạo con người
 Cải tạo XH
 Thúc đẩy XH phát triển theo hướng tích cực.
G?: Đằng sau những lí lẽ bàn về tác dụng của phép học, người viết đã thể hiện thái độ gì?
-> Tin tưởng vào đạo học chân chính, kì vọng vào tương lai đất nước.
- GV chốt lại, đưa ra nghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ, dặn học thuộc.
 Gọi HS đọc yêu cầu 
GV: Hướng dẫn HS lập sơ đồ.
I/ Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Nguyễn Thiếp (1723-1804) là người học rộng hiểu sâu, từng làm quan dưới triều Lê và sau đó ra giúp Quang Trung dựng nước.
2.Tác phẩm:Viết năm 1791
- Đoạn trích từ phần 3 của bản tấu.
* Thể loại:
- Thể tấu, một thể văn nghị luận cổ.
*. Bố cục: -> 3 phần:
+ P1: từ đầu-> điều ấy(Mục đích chân chính của việc học)
+ P2: Nước Việt ta-> xin chớ bỏ qua.( Bàn luận về phép học)
+ P3: Đạo học-> hết.(ý nghĩa và tác dụng của việc học chân chính).
III/ Tìm hiểu văn bản:
1. Mục đích chân chính của việc học.
- Dùng hình ảnh ẩn dụ: câu châm ngôn: “Ngọc không mài không sáng...”
-> Nhấn mạnh = cách nói phủ định 2 lần.
- Học để trở thành người biết rõ đạo, có đạo đức.
-> Học để làm người.
2. Bàn về cách học
* Phê phán cách học sai lầm.
- Học hình thức
- Học cầu danh lợi
-> Không hiểu nội dung, có danh mà không có thực chất.
- Hậu quả: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.
-> Lời bàn luận chân thật, thẳng thắn.
* Đề xuất cách học đúng
- Mở rộng trường lớp
- Mở rộng thành phần học.
- > Tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
- Phương pháp học đúng:
+ Học theo Chu Tử
+ Học tuần tự từ thấp đến cao
+ Học rộng nhưng phải biết hệ thống kiến thức.
+ Học đi đôi với hành.
-> Nắm đc k. thức, học có chiều sâu.
- Kết quả: 
+ Đào tạo được người tài giỏi
+ Giữ vững nước nhà.
3. Tác dụng của phép học:
- Có được người tốt.
- Triều đình ngay ngắn
- Thiên hạ thịnh trị
-> XH, đất nước ổn định và phát triển.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Lập luận: Đối lập 2 quan niệm về việc học bao hàm sự lựa chọn.
- Luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ.
2. Nội dung:
* Ghi nhớ: (SGK – 79).
* Luyện tập:
 Mục đích chân chính của việc học
 Phê phán những lệch lạc, Khẳng định quan điểm, 
 sai trái của việc học phương pháp học đúng đắn.
 Tác dụng của việc học chân chính
Hoạt động 4. Củng cố- Đọc lại VB, học bài theo quá trình tìm hiểu
Hoạt đọng 5: Hướng dẫn học bài: 
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập XD và trình bày luận điểm.
RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 06/03/2015	 
Ngày dạy: 9/03/2015
Tiết 102- TLV: TRẢ BÀI TLV SỐ 5
A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Nhận rõ ưu nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày. Từ đó củng cố thêm kiến thức về văn thuyết minh.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hình thành dàn ý bài thuyết minh, sử dụng kết hợp các thể văn miêu tả, tự sự, biểu cảm và nghị luận trong bài văn thuyết minh một cách hợp lí.
 3. Thái độ: Nghiêm túc, nghe nhận xét bài làm và có ý thức tự sửa lỗi.
B. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Chấm, chữa bài, phân loại bài kiểm tra. 
 Nhận xét, thống kê ưu, nhược điểm. 
C. Các hoạt động dạy – học
 1. Tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Tổ chức các hoạt động: 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1: Nhắc lại yêu cầu đề
* GV yêu cầu HS đọc đề bài 
H: Xác định kiểu bài của đề văn trên?
- Đối tượng thuyết minh?
- Với đối tượng và kiểu bài như trên, bài viết phải làm nổi bật nội điều gì? 
 Hoạt động 2: Nhận xét
G: Nhận xét chung:
H: Lưu ý, sửa chữa.
( Lập dàn ý.tham khảo)
A. Mở bài: Giới thiệu về chiếc bánh chưng.
B. Thân bài: 
* Nguyên liệu: (Đủ làm 10 bánh chưng)
- Nếp: 4 kg.
- Đỗ xanh: 0,5 kg.
- Thịt ba chỉ: 0,5 kg.
- Lá dong: 40 lá.
- Gia vị: tiêu, hành củ, muối...
- Kéo, khuôn, dây lạt...
* Chuẩn bị:
- Rửa sạch lá.
- Thịt: rửa, thái, ướp gia vị.
- Đỗ xanh: đãi sạch vỏ.
- Gạo đãi sạch, ngâm.
* Cách làm:
- Gói.
- Nấu.
- Vớt ra, ép.
* Yêu cầu thành phẩm:
- Hình thức: bánh vuông, đẹp, màu lá xanh.
- Chất lượng: bánh dẻo, thơm đặc trưng, có màu xanh.
C. Kết bài: Suy nghĩ của em về cái bánh chưng và ý nghĩa của nó.
Hoạt động 3: Chữa lỗi.
*GV nêu câu văn có từ dùng sai để HS phát hiện.
* Gọi HS nêu cách sửa.
* GV đọc chậm câu văn mắc lỗi
* HS lắng nghe và phát biểu, nêu cách sửa.
 Hoạt động 4: Trả bài
GV- Đọc mẫu: chọn đọc 1 số bài tốt cho HS 2 bài: 
 Loan, Trang: 8A; Trang, Hoàng: 8B
- GV trả bài cho HS 
- Gọi điểm, ghi điểm vào sổ.
- Tuyên dương một số bài làm tốt.
I/ Xác lập yêu cầu của đề bài
Đề bài: Em hãy thuyết minh cách làm một loại bánh trong ngày tết cổ truyền.
- Kiểu bài: Thuyết minh về một phương pháp, cách làm.
- Đối tượng: Một loại bánh
-> Phải làm nổi bật phương pháp (cách làm).
II/ Nhận xét:
1. Ưu điểm.
Về hình thức:
 Đa số trình bày sạch đẹp, bố cụ rõ ràng, không sai chính tả.
Về nội dung:
+ Nắm được đặc trưng của kiểu bài
+ Xác định đúng đối tượng
+ Sử dụng phương pháp phù hợp
+ Chuyển đoạn hợp lí
+ Đối tượng thuyết minh phong phú.
2. Hạn chế:
Về hình thức: 
+ Sai chính tả, viết tắt nhiều
+ Chữ viết xấu, ẩu, trình bày chưa khoa học.
+ Không tách ý, chuyển đoạn phù hợp
Về nội dung:
+ Bài viết sơ sài, chưa đầy đủ.
+ Viết lan man, chưa toát ý.
+ Sử dụng từ ngữ chưa chính xác.
+ Diễn đạt còn vụng.
+ Một số em mở bài theo phương thức tự sự.
III. Chữa lỗi
1. Lỗi chính tả:
2. Lỗi dùng từ:
Lỗi diễn đạt:
IV. Trả bài, gọi điểm:
Hoạt động 5. Củng cố- - GV nhắc lại bố cục của bài văn TM về một phương pháp và những lỗi cần tránh khi làm bài.
Hoạt đọng 6: Hướng dẫn học bài: 
- Viết lại bài văn trên cơ sở đã chữa lại
- Soạn bài luyện tập.
- HS giỏi: Làm bài TM về cái nón.
- HS Yếu: rèn chính tả.
RÚT KINH NGHIỆM:
hïïõ&õïïg
Ngày soạn: 8/03/2015	
Ngày dạy: 11/03/2015
Tiết 103- TLV: LUYỆN TẬP
XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM 
 A.Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch, qui nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
 2. Kĩ năng:
- Nhận biết sâu hơn về luận điểm.
- Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục hơn.
 3. Thái độ: Có ý thức trong việc trình bày luận điểm.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Soạn bài, SGK, SGV.
- H/s: Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy.
C. Các hoạt động dạy – học
 1. Tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra: ?Có mấy cách trình bày đoạn văn nghị luận? đặc điểm của những cách trình bày đó? ?Cách sắp xếp nội dung các câu trong đoạn văn phải đạt yêu cầu gì?
 3. Tổ chức các hoạt động:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 - KT phần chuẩn bị.
- HS chuẩn bị bài viết ở nhà theo đề bài trong SGK trang 82.
- GV kiểm tra kĩ vở soạn của HS. 
- Gọi HS đọc lại đề bài trong SGK
G?: Đề bài cần làm sáng tỏ vấn đề gì?
-> Vấn đề: cần phải học tập chăm chỉ
G?: Đối tượng viết cho ai?
-> Các bạn học cùng lớp
G?: Bài viết nhằm mục đích gì?
-> Mục đích khuyên các bạn cố gắng học tập để đạt kết quả tốt.
G?: Muốn đạt được mục đích trên ta phải làm gì?
 Hoạt động 2:Thực hành
GV: Một bạn định đưa vào bài viết của mình những luận điểm như sau:
- Gọi HS đọc hệ thống luận điểm.
G?: Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác?
?: Ngoài ra, hệ thống luận điểm trên đã đầy đủ chưa?
GV: Vì còn thiếu những luận điểm cần thiết nên mạch văn có những chỗ bịu đứt đoạn và vấn đề không được làm sáng tỏ. Cần phải thêm 1 số luận điểm như: + Đất nước bao giờ cũng cần những người tài giỏi.
+ Người tài giỏi không tự nhiên mà có, mà phải trải qua quá trình học tập.
G?: Việc sắp xếp các luận điểm như VD1 đã hợp lí chưa?
G?: Ta cần phải điều chỉnh, sắp xếp lại như thế nào?
H: Suy nghĩ, lần lượt trả lời
GV: Giả sử em phải giúp bạn trình bày luận điểm e thành 1 đoạn văn nghị luận. 
 HS đọc lại luận điểm e và các câu văn trình bày luận điểm e. 
G?: Có thể dùng những câu nào giới thiệu luận điểm e?
H: XĐ
GV: + Câu1 có tác dụng chuyển đoạn, nối đoạn, vừa giới thiệu được luận điểm mới -> Rất đơn giản mà dễ làm theo.
+ Câu 3: Không chỉ giới thiệu được luận điểm mới, nối với luận điểm trước đó mà còn tạo ra giọng điệu gần gũi, đối thoại trong văn nghị luận.
+ Câu 2 không phù hợp, bởi từ “do đó” ở đầu câu mang tính chất kết luận. Mà luận điểm d không phải là nguyên nhân để luận điểm e là kết quả.
G?: Em hãy nghĩ thêm một số câu giới thiệu luận điểm bằng cách khác?
H:-> Nhưng rất đáng tiếc, đáng buồn là 1 số bạn trong lớp vẫn chưa thấy rằng...
-> Một số bạn trong lớp lại phát biểu công khai...
- Gọi HS đọc 4 câu trình bày luận điểm e.
G?: Nên sắp xếp các luận cứ đó theo trình tự như thế nào để sự trình bày luận điểm được rành mạch, chặt chẽ?
?: Hãy giải thích tại sao sắp xếp như vậy là chính xác?
H: Thảo luận nhỏ, trả lời
- Gọi HS đọc yêu cầu phần c.
G?: Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn?
H: Trả lời
G?: Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa?
-> HS trả lời.
GV lưu ý: Việc viết câu kết đoạn như trên có thể có, có thể không tuỳ theo nội dung, kiểu loại của đoạn văn. Không nên quá gò bó,máy móc dẫn đến mất tự nhiên.
G?: Đoạn văn vừa viết theo cách trên là diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?
?: Có thể biến đổi cách trình bày từ quy nạp sang diễn dịch được không?
- GV yêu cầu HS viết.
 Hoạt động 3: Thực hành nói
 - HS đã chuẩn bị ở nhà
- GV gọi bất cứ 1 số em trình bày trước lớp.
- HS khác nhận xét- bổ sung.
- GV nhận xét chung.
I/ Chuẩn bị ở nhà.
II/ Luyện tập trên lớp.
1.Xây dựng hệ thống luận điểm:
a. Ví dụ: SGK-83
b. Nhận xét:
- 1 số luận điểm có nội dung không phù hợp
- Còn thiếu những luận điểm cần thiết.
- Cách sắp xếp: chưa theo trình tự hợp lí.
* Sắp xếp lại (Sau khi đã thêm bớt và sửa chữa)
+ đất nước ta đang rất cần những người tài giỏi.
+ Quanh ta có rất nhiều tấm gương học tốt.
+ Muốn học tốt, trước hết phải chăm học
+ Thế mà 1 số bạn trong lớp còn chưa chăm học, làm thầy cô và cha mẹ rất lo buồn.
+ Nếu bây giờ các bạn càng ham vui chơi....càng khó có được niềm vui trong c/s.
+ Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học tập chăm chỉ...
2. Trình bày luận điểm:
a. Giới thiệu luận điểm e.
- Dùng câu 1, câu 3.
b. Sắp xếp các luận cứ trình bày luận điểm e.
- Sắp xếp như SGK là chính xác (Vì luận cứ trước dẫn tới luận cứ sau, luận cứ sau làm rõ ý luận cứ trước. Cuối cùng đi đến kết luận).
c. Kết thúc đoạn.
Ví dụ: Lúc bấy giờ, các bạn có muốn vui chơi nữa, liệu có được không?
d. Cách trình bày:
- Quy nạp
-> Có thể biến đổi thành diễn dịch.
3. Trình bày phần chuẩn bị.
 Hoạt động 4. Củng cố- GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm của tiết học.
- Đọc lại bài học theo quá trình tìm hiểu
Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài: 
- Theo trình tự luyện tập trên lớp, hãy tập viết ở nhà 1 đoạn văn để trình bày luận điểm “Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống”
- Chuẩn bị tiết sau: bài hội thoại
 RÚT KINH NGHIỆM:
hïïõ&õïïg
Ngày soạn: 08/03/2015	 
 Ngày dạy: 12&14/03/2015
Tiết 104- TV: HỘI THOẠI
 A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Nắm được vai xã hội trong hội thoại và mối quạn hệ giữa các vai trong quá trình hội thoại.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định và phân tích các vai trong hội thoại.
3. Thái độ: - Biết xác định thái đọ đúng dắn trong quan hệ giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Soạn bài, SGK, SGV.
- H/s: Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy.
C. Các hoạt động dạy – học
 1. Tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của hs
 3. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hàng ngày, người nào cũng có mối quan hệ xã hội rộng- hẹp- thân- sơ khác nhau. Những mối quan hệ này thường phức tạp và tinh tế: một người có địa vị cao trong XH nhưng về nhà lại chỉ là con cái. Ngược lại, một người là cha, là mẹ của một gia đình nhưng khi đến cơ quan lại chỉ là bạn bè đòng nghiệp. Những “vị trí” trong XH, trong cơ quan, trong gia đình ấy được gọi là các “vai” của mỗi người khi họ tham gia hội thoại. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 .Hoạt động 2:C2 kiến thức mới
* Gọi HS đọc ví dụ trang 92-93.
G?: Có những nhân vật nào tham gia đoạn hội thoại trên?
-> Bé Hồng và người cô.
G?: Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? Ai là vai trên, ai là vai dưới?
?: Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách?
H: Lần lượt trả lời.
-> Có 2 điểm đáng chê trách.
 + Với quan hệ gia đình, đáng ra người cô phải yêu thương, đùm bọc, động viên khích lệ... vậy mà cô lại độc ác, gieo rắc vào đầu cháu những ý nghĩ....
 + Với tư cách là người lớn tuổi, người cô phải ăn nói mẫu mực cho con cháu noi theo, đằng này người cô lại.....
G?: Tìm những chi tiết cho thấy bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép?
H: Tìm 
-> Tôi cúi đầu không đáp.
 Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất....cay cay.
 Cô tôi chưa dứt câu, ....không ra tiếng.
G?: Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy?
H:-> Hồng phải làm như vậy vì biết rằng mình là người bề dưới, phải tôn trọng bề trên.
G?: Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu vai xã hội là gì?
- HS trả lời, GV chốt lại, đưa ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Ví dụ: Trong bữa cơm gia đình rất quen thuộc và phổ biến ở VN gồm: ông bà, bố mẹ, con.
G?: Hãy xác định vai của từng người?
- Người con: có 2 vai:
 Là con đối với bố mẹ
 Là cháu đối với ông bà.
- Cha mẹ có 2 vai:
 Cha mẹ đối với con
 Con đối với ông bà.
- Ông bà cũng có 2 vai:
 Cha mẹ đối với con
 Ông bà đối với cháu.
GV: Quan hệ HX rất đa dạng, vì căn cứ vào tuổi tác, chức vụ, quan hệ...cho nên vai XH cũng phức tạp theo. Khi vai của mình trong hội thoại thay đổi thì cách xưng hô cũng thay đổi.
 Hoạt động 3: Thực hành.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS từng em nêu kết quả.
- GV nhận xét, thống nhất đáp án.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: a
+ Nhóm 2: b
+ Nhóm 3: c.
- Các nhóm thảo luận 5 phút và ghi kết quả ra giấy nháp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chữa.
G: Gợi ý tình huống cho hs.
H: Viết tình huống và phân tích vai xh.
G: Gọi hs TL và nx.
G: KL.
II/ Vai xã hội trong hội thoại.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Quan hệ thứ bậc trong gia đình:
+ Người cô: vai trên
+ Bé Hồng: vai dưới.
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác điịnh bằng các quan hệ xã hội.
* Ghi nhớ: (SGK).
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a. Thái độ nghiêm khắc:
- Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo...phỏng có được không?
- Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung...biết bụng ta.
b. Thái độ khoan dung:
- Các ngươi ở cùng ta...chẳng kém gì.
- Nay ta bảo thật các ngươi...có được không?
- Nay ta chọn binh pháp...nghịch thù.
2. Bài tập 2:
a. Vai XH của các nhân vật:
- Xét về địa vị XH: Ông giáo vai trên, lão Hạc vai dưới.
- Xét về tuổi tác: Lão Hạc vai trên, ông giáo vai dưới.
b. - Thái độ kính trọng của ông giáo:
Ông giáo gọi lão Hạc bằng “cụ”, mời ngồi, mời hút thuốc, ăn khoai, uống nước.
- Thái độ thân tình: Nắm lấy vai lão Hạc, giọng điệu ôn tồn, xưng hô gộp “ông con mình”, xưng “tôi”.
c. Thái độ lão Hạc: 
- Quý trọng: Gọi người đối thoại với mình là “ông giáo”, đáp là “vâng”, dùng từ “dạy” thay cho từ “nói”.
- Thân tình: Xưng hô gộp là “hai chúng mình”.
- Những chi tiết thể hiện sự không vui và giữ ý của lão Hạc: lão chỉ cười ‘đưa đà”, “cười gượng” và khéo léo từ chối việc ăn khoai, uống nước. Chứng tỏ lão vẫn giữ khoảng cách đối với ông giáo.
Bài tập 3:
Ví dụ: Các em thăm cô giáo ốm tới nơi có bạn bè cô cũng tới thăm.
- Cô giáo thực hiện hai vai: với học sinh và với bạn bè của cô.
- Học sinh thực hiện một vai.
Các bạn của cô thực hiện hai vai: Với bạn và học sinh của bạn.
Hoạt động 4. Củng cố-- Em hiểu thế nào là vai xã hội?
- Những căn cứ nào giúp ta xác định vai xã hội?
 Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài: - Học nội dung cơ bản theo trình tự tìm hiểu.
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 vào vở.
- Chuẩn bị tiết sau: Soạn bài Thuế máu.
RÚT KINH NGHIỆM:
hïïõ&õïïg
Ngày soạn: 08/03/2015	 
 Ngày dạy: 12&14&16/03/2015
TUẦN 28: 
Tiết 105+106- Văn bản: THUẾ MÁU
 (Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp)
 - Nguyễn Ái Quốc -
A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Thấy được bản chất độc ác, giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn bịp bợm của bọn thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả.
- Thấy rõ bút pháp lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc qua văn bản chính luận.
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn ngghị luận.
3.Thái độ: Tập thói quen viết một đoạn văn nghị l

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_ngu_van_8_ki_II_Thuan_NA.doc