Giáo án Ngữ văn 8 - Lão hạc

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo huynh hướng hiện thực.

- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.

- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo huynh hướng hiện thực.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo huynh hướng hiện thực.

- KNS: Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự nhận thức.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5062Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Lão hạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát 13, 14: 	 Laõo Haïc
 (Nam Cao)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo huynh hướng hiện thực.
Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
2. Kĩ năng: 
Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo huynh hướng hiện thực.
Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo huynh hướng hiện thực.
KNS: Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự nhận thức.
3. Thái độ: Thương cảm và trân trọng người nông dân trong chế độ cũ.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: 
Bảng phụ, tranh ảnh.
KT: Động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, viết sáng tạo.
2. HS: Bảng nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Khởi động: (5 phút)
a) Ổn định lớp:
b) Bài cũ:
Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”? 
Chị Dậu có tình cảnh như thế nào? Vì sao chị có thể quật ngã tên cai lệ?
Câu nói “thà ngồi tù tôi không chịu được” cho thấy chị là một người như thế nào?
2. Bài mới: GV giới thiệu một vài nét về tác giả Nam Cao, về các khuynh hướng sáng tác trong văn học Việt Nam trước 1945. Trong những truyện ngắn của ông viết về Cách mạng tháng Tám năm 1945 là “Lão Hạc”. Tác phậm đã khắc hoạ được hình ảnh một người nông dân có tình cảnh đáng thương nhưng có phẩm chất đáng trọng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. (15 phút)
- HS nêu vài nét về tác giả.
(- Trần Hữu Tri [1915-1951], Hà Nam.
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc.
- Hi sinh trên đường đi công tác vùng sau lưng địch.)
- GV hỏi: Tác phẩm Lão Hạc ra đời vào thời gian nào?
(1943, viết về số phận người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.)
- HS nêu thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản.
(Truyện ngắn hiện thực, phương thức: Tự sự xen với biểu cảm, miêu tả, nghị luận)
- HS nêu vị trí đoạn trích.
(- Lão Hạc nhà nghèo, vợ đã chết, chỉ còn đứa con trai. Không có tiền cưới vợ, anh con trai lão bỏ làng vào làm ở đồn điền cao su biền biệt mấy năm không có tin tức gì.
- Trong nhà chỉ còn lại lão Hạc với “cậu Vàng”- con chó.
- Sau trận ốm nặng, lão không đi làm thuê được, buộc phải bán cậu Vàng. 
- Lão đến báo tin ông giáo – người cùng xóm và chủ yếu nhờ cậy ông giáo một việc.Đoạn trích bắt đầu từ đó.)
- HS nêu chủ đề văn bản.
(Miêu tả tình cảnh khốn cùng và phẩm chất đáng trân trọng của lão Hạc, đồng thời thể hiện sự gắn bó, thương cảm với người nông dân nghèo khổ của ông giáo.)
- GV hướng dẫn cách đọc ® Đọc mẫu đoạn đầu ® HS đọc ® Nhận xét.
- GV hỏi: Câu chuyện được kể qua lời của nhân vật nào? Ngôi thứ mấy? Nhân vật chính? 
(Ông giáo, ngôi thứ nhất - Lão Hạc)
Hoạt động 2: Phân tích.
Hoạt động a: Tình cảnh của Lão Hạc. (5 phút)
- HS đọc từ đầu đến “con tôi”.
- GV hỏi: Nguyên nhân nào lão phải xa con? Nêu tình cảnh của lão Hạc?
- GV hỏi: Tình cảm của lão đối với con vàng như thế nào?
Hoạt động b: Phẩm chất của Lão Hạc. (15 phút)
- HS đọc “Lão Hạc ơi” đến “làm gì được đâu?”
- GV hỏi: Nội dung chính của phần này là gì?
(Cuộc trò chuyện của Lão Hạc với ông giáo sau khi bán cậu Vàng)
- GV hỏi: Cậu Vàng có ý nghĩa như thế nào đối với Lão Hạc?
(Quan trọng:
- Kỉ niệm của người con trai duy nhất.
- Người bạn thân thiết.)
- GV hỏi: Tình cảm của Lão Hạc đối với cậu Vàng như thế nào?
(Yêu thương hết mực)
- GV hỏi: Vì sao lão phải bán cậu Vàng?
(- Nghèo, yếu, sau trận bão không có việc làm ® không có ăn.
- Nuôi thân không nổi, không thể nuôi cậu.
- Đã nuôi không nỡ để cậu đói.
® Hoá kiếp cho nó)
- HS học nhóm: Tìm những chi tiết miêu tả thái độ, tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng?
- GV hỏi: Qua đó em thấy tâm trạng của Lão Hạc như thế nào?
(- Đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc đến tột cùng.
- Ân hận vì cho rằng mình đã lừa một con chó.)
- GV hỏi: Vì sao bán cậu Vàng - một con chó mà lão đau đớn đến vậy?
(- Bán cậu Vàng là bán đi niềm an ủi, bán chỗ dựa tinh thần.
- Bán cậu Vàng là bán đi kỉ vật của con, bán đi niềm hi vọng trong lão về việc chờ ngày con trở về.)
- GV hỏi: Qua đây, ta thấy ở Lão Hạc có phẩm chất tốt đẹp gì?
(Một người nông dân nghèo khổ nhưng giàu tình thương, giàu lòng nhân hậu)
- GV hỏi: Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả?
- GV hỏi: Hình ảnh nào để lại ấn tượng sâu đậm nhất? Vì sao?
(Cố kìm nén nỗi đau nhưng nó cứ oà vỡ)
- HS phân tích cái hay của từ láy “ầng ậng”.
(Tâm trạng chua chát, ngậm ngùi)
- GV hỏi: Trong lời kể, lời phân trần với ông giáo còn cho ta thấy rõ hơn tâm trạng của lão Hạc như thế nào? Vì sao lão có tâm trạng ấy?
(Ngậm ngùi, chua xót cho một kiếp người của chính mình: nghèo khó, khổ cực, mất mát không hơn gì một con chó ® Bất lực trước cả hiện tại và tương lai mờ mịt.
Câu chuyện này là cái cớ để lão thực hiện một điều quan trọng, điều ấy là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau.
- GV chốt: Con Vàng là kỉ vật của con trai để lại, lão xem nó như một đứa con của mình, tình cảm lão dành cho nó là tình cảm gián tiếp cho con trai.
- HS đọc “Hôm sau” đến “lừa nó”.
- GV hỏi: Bán con Vàng rồi lão Hạc đau đớn? Vì sao? 
- GV hỏi: Nhận xét nghệ thuật miêu tả ở đoạn văn?
- GV chốt: Con chó là niềm an ủi đối với lão khi đứa con đi xa. Vì túng quẫn nghèo đói lão không nuôi nổi cả mình nên đã quyết định bán nó. Nhưng khi bán rồi lão dằn vặt mình, ân hận như đã lừa dối nó.
- GV hỏi: Sau khi kể với ông giáo việc bán cậu Vàng, lão Hạc đã nhờ ông giáo việc gì?
(- Giữ hộ 3 sào vườn cho con.
- Giữ hộ 30 đồng bạc để lo liệu khi lão chết khỏi làm phiền bà con.)
- GV hỏi: Qua việc làm đó, có suy nghĩ gì về lão Hạc?
- GV hỏi: Mục đích của lão khi làm việc này?
(Chuẩn bị cho cái chết)
- GV chốt: Sau khi bán chó lão chỉ ăn củ khoai củ ráy, lão không dùng đến số tiền để dành, không bán mảnh vườn đi. Vì lão lão luôn hi vọng con trai sẽ trở về. Lão là người cha thương con, cả đời hi sinh vì con, lão tìm đến cái chết cũng vì hạnh phúc, cuộc sống của con.
Củng cố tiết 1 – Dặn dò (5 phút)
Tiết 2:
Hoạt động c: Cái chết của lão Hạc. (15 phút)
- HS đọc“Lão ơi” đến “thêm đáng buồn”
- GV hỏi: Tại sao lão phải tìm đến cái chết?
- GV hỏi: Trước khi chết lão đã ủy thác cho ông giáo điều gì? 
- GV bình: Lão là người biết quý trọng danh dự, mặc dù nghèo nhưng không muốn phiền lụy đến hàng xóm có lòng tự trọng cao, sống lương thiện, người cha thương yêu con.
- GV hỏi: Lão Hạc đã chuẩn bị cho cái chết của mình như thế nào?
(- Từ chối sự giúp đỡ của ông giáo.
- Xin bả chó của Binh Tư.
® Ông giáo và Binh Tư hiểu lầm.)
- GV hỏi: Cái chết của Lão Hạc được tác giả miêu tả như thế nào?
- HS tìm những từ ngữ miêu tả cái chết của lão. 
(Vật vã rũ rượi, mắt long sòng sọc, tru tréo, sùi bọt mép)
- GV hỏi: Vì sao lão lại tự tử bằng bã chó, một cái chết vật vã đáng thương như vậy?
(Lão nghĩ lão đã lừa cậu Vàng giờ phải chết theo kiểu một con chó để tự trừng trị mình)
- GV hỏi: Những từ “mắt long sòng sọc, tru tréo, sùi bọt mép” được chỉ sang trường từ vựng nào?
(Đối với người ® Đây là những từ tố cáo mạnh mẽ cái xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ)
- GV hỏi: Từ đó, em hiểu gì về Lão Hạc? 
(- Giữ phẩm chất lương thiện.
- Tạ tội với cậu Vàng.
- Tương lai con được bảo đảm.)
- HS động não: Theo em, cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa gì?
(- Bộc lộ số phận và tính cách của lão Hạc - người nông dân trong xã hội cũ.
- Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến.
- Cái chết của lão Hạc làm cho mọi người hiểu rõ con người của lão hơn, quí trọng và thương tiếc lão hơn.)
- GV hỏi: Cái chết của lão Hạc giúp em hiểu được gì về cuộc sống của người nông dân nói chung dưới chế độ phong kiến? 
(Đau khổ, bế tắc không lối thoát)
- GV bình: Sự bất ngờ của cái chết ấy, càng làm cho câu chuyện thêm căng thẳng, thêm xúc động. Mâu thuẫn, bế tắc được đẩy lên đỉnh điểm và kết thúc một cách bi đát và tất yếu.
Hoạt động d: Thái độ, tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc. (15 phút)
- GV hỏi: Nhân vật “tôi” ở đây là ai? 
(Ông giáo, cũng là nhà văn)
- GV hỏi: Khi nghe lão Hạc kể chuyện nhân vật tôi có những chia sẻ, an ủi gì? 
(Muốn ôm choàng lẫy lão mà khóc, an ủi, ngấm ngầm giúp đỡ)
- GV hỏi: Nhận xét về tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão?
- GV hỏi: Khi nghe Bình Tư kể về việc lão xin bã chó, nhân vật “tôi” đã nói: “Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Nhân vật “tôi” muốn nói điều gì?
- GV bình: Cuộc đời quả thật buồn, vì lão là con người tự trọng mà tha hoá theo gót Bình Tư nhưng khi chứng kiến cái chết của lão, ông giật mình nghĩ rằng chưa hắn đáng buồn.
- GV hỏi: Suy nghĩ này nói thêm với ta điều gì về tâm hồn ông Giáo?
- GV hỏi: Theo em cái hay của truyện là ở điểm nào? 
(Diễn biến truyện được kể bằng lời ông Giáo trở nên gần gũi, chân thực, tự nhiên giữa kể với tả và bộc lộ cảm xúc)
- GV hỏi: Suy nghĩ gì về câu nói của ông Giáo khi nghe vợ nhận xét về lão Hạc?
(Đó là thái độ nhân đạo của nhà văn khi muốn hiểu sâu bản chất tốt đẹp của con người để đánh giá đúng họ không chỉ nhìn bên ngoài, không ích kỉ trước số phận của người khác mà phải có tình thương.)
Hoạt động 3: Tổng kết. (5 phút)
- GV hỏi: Nếu không có hai nhân vật Bình Tư và vợ ông Giáo thì có ảnh hưởng gì đến nội dung câu chuyện không?
- GV hỏi: Tình huống truyện bất ngờ ở điểm nào?
- GV hỏi: Lão Hạc có chỉ bị việc bán chó và cái chết không?
- GV hỏi: Nêu những phẩm chất tốt đẹp của Lão Hạc?
- GV hỏi: Em hiểu gì thêm về tác giả?
(- Tấm lòng thương yêu trân trọng đối với người nông dân.
- Tài năng nghệ thuật xuất sắc, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện.)
- HS trình bày 1 phút: Hiểu và học tập được gì về nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao? 
(Kể chân thật, dùng ngoại hình để khắc hoạ nội tâm nhân vật)
- HS trình bày giá trị nghệ thuật và nội dung của đọan trích.
- GV giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS về lối sống có nhân cách và lòng tự trọng.
- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: Luyện tập. (8 phút)
- - HS suy nghĩ, tranh luận: Theo em ai có lỗi trong cái chết của lão Hạc? Bi kịch của lão Hạc là bi kịch bi quan hay lạc quan? Vì sao?
- HS trao đổi và viết sáng tạo: Cảm nghĩ về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám qua các nhân vật chị Dậu, lão Hạc.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Vị trí đoạn trích:
II. Phân tích:
1. Tình cảnh của Lão Hạc:
- Vợ mất sớm, con đi phu, nghèo đói.
- Sống với con Vàng 
Þ Đáng thương.
2. Phẩm chất của Lão Hạc:
a. Đối với con Vàng:
- Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu
- Mắt ầng ậng nước.
- Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy 
- Đầu ngoẹo, miệng mếu máo.
- Hu hu khóc...
® Miêu tả ngoại hình để thể hiện nội tâm nhân vật.
- Lão dằn vặt bản thân: “già từng này con chó” 
® Độc thoại nội tâm.
Þ Sự đau khổ tột cùng và khẳng định tình nghĩa thủy chung, nhân hậu của Lão - ngay cả khi đối với một con vật.
b. Đối với con:
 Thà chết, không bán vườn, không đụng đến số tiền để dành cho con.
Þ Thương con, tự trọng, giàu lòng hi sinh.
3. Cái chết của lão Hạc: 
a. Nguyên nhân:
- Do mất mùa, đói kém, già yếu không còn khả năng tự nuôi sống bản thân.
- Không muốn sống để phải ăn vào tiền đã dành cho con.
® Cách suy nghĩ chân thật; thương con, lo cho con, hi sinh bản thân cho con.
b. Chuẩn bị cho cái chết:
- Bán chó.
- Gửi tiền cho ông giáo lo ma chay, gửi tiền và vườn lại cho con trai.
- Tự lo cho mình mà không nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm.
® Chu đáo, tự trọng.
c. Chọn cái chết: Dùng thuốc độc tự vẫn.
® Cái chết bất ngờ, dữ dội, đau đớn, vật vã.
Þ Nông dân nghèo khó, lương thiện, nhân cách trong sạch, một người cha giàu tình thương con. 
4. Thái độ, tình cảm của ông giáo:
- Đồng cảm, xót thương an ủi và tin yêu.
- Giữ trọn lời hứa
Þ Tấm lòng nhân ái sâu sắc.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK/48)
IV. Luyện tập:
3. Củng cố – Dặn dò: (2 phút)
Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ.
Dặn dò:
HS học nội dung ghi bảng, ghi nhớ và hoàn chỉnh bài tập.
HS đọc diễn cảm đoạn trích (chú ý giọng điệu, ngữ điệu của các nhân vật, nhất là sự thay đổi trong ngôn ngữ kể của nhân vật ông giáo và lão Hạc).
Sọan bài: “Cô bé bán diêm” [SGK/64].
Tiết tới: Từ tượng hình tượng thanh [SGK/49].

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_Lao_Hac.doc