Giáo án Ngữ văn 8 - Liên kết các đoạn văn trong văn

I/. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp h/sinh:

 - Hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, khiến chúng liền ý, liền mạch trong văn bản.

 - Biết liên kết đoạn văn bằng phương tiện liên kết (từ liên kết, câu nối) khi tạo lập văn bản.

II/. Chuẩn bị:

 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.

 Học sinh: SGK, STK, học bài, chuẩn bị bài mới.

III/. Các bước lên lớp:

 

docx 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Liên kết các đoạn văn trong văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
Tuần: 4
Tiết: 16 LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, khiến chúng liền ý, liền mạch trong văn bản.
 - Biết liên kết đoạn văn bằng phương tiện liên kết (từ liên kết, câu nối) khi tạo lập văn bản.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, chuẩn bị bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 H: Nêu đặc điểm và công dụng của từ tượng thanh và từ tượng hình?
 H: Đọc 1 bài thơ có sử dụng từ tượng thanh và từ tượng hình? Phân tích tác dụng của nó?
 3. Bài mới: 
 (Dựa trên mục tiêu bài học để dẫn).
TG
Nội dung bài
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản:
 Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản:
 1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn:
 a. Dùng quan hệ từ, đại từ, chỉ từ... (đó, này, ấy,...).
 b. Dùng từ ngữ biểu thị ý liệt kê: trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau đó,...
 c. Dùng từ ngữ thể hiện ý so sánh, độc lập: nhưng, trái lại, ngược lại...
 d. Dùng từ ngữ thể hiện ý tổng kết, khái quát.
 2. Dùng câu nối để liên kết câu.
III. Luyện tập: 
Bài tập 1: Tìm từ ngữ liên kết và nêu tác dụng của chúng: 
 a. “nói như vậy”: khẳng định ý nghĩa của đoạn văn 1 đã làm rõ trong đoạn văn 2.
 b. “thế mà”, “vừa mới”: sự đối lập ý giữa 2 đoạn để thể hiện “giao mùa”.
 c. “cũng cần”, “tuy nhiên”: khẳng định vị trí của tác giả trong làng văn học Việt Nam.
Bài tập 2: Điền từ ngữ liên kết vào đoạn văn:
 a. từ đó
 b. nói tóm lại
 c. tuy nhiên
 d. thật khó trả lời
Hướng h/s chú ý 2 đoạn văn trong SGK, trang 50.
Gọi h/s đọc ngữ liệu.
H: Hai đoạn văn trên có mối liên hệ gì không? Tại sao?
Gọi h/s đọc tiếp mục II.2 trang 50, 52.
H: Cụm từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai?
Giải thích: Từ “đó” tạo sự liên tưởng cho người đọc, chính sự liên tưởng này tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa hai đoạn văn với nhau, làm cho hai đoạn văn liền ý, liền mạch.
-> Gọi cụm từ trên là phương tiện liên kết đoạn văn
H: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, ta cần làm gì?
-> nội dung cần ghi nhớ.
H: Xác định từ loại của từ “đó”?
-> một trong những phương tiện liên kết đoạn văn.
Gọi h/s đọc mục II.1 trang 51.
H: Hai đoạn văn được liên kết bằng từ ngữ nào? xác định từ loại của nó? hai đoạn văn đó có quan hệ ý nghĩa gì?
-> một từ loại dùng để liên kết đoạn văn.
Hướng h/s quan sát mục II.1a trang 52 và trả lời theo yêu cầu.
 -> rút ra nội dung cần ghi nhớ.
Gọi h/s đọc mục II.2 trang 53.
Gọi h/s đọc yêu cầu của bài tập 1, 2 trang 53, 54.
Chia h/s ra 4 nhóm, tổ chức thảo luận trong 5’, với nhiệm vụ cụ thể:
N1: b/tập 1a, 1b, trang 53.
N2: b/tập 1c, trang 54.
N3: b/tập 2a, 2b, trang 54, 55.
N4: b/tập 2c, 2d, trang 55.
Gọi h/sinh trình bày kết quả của nhóm, nhận xét bài của nhóm bạn.
Gv uốn nắn, sửa chữa bài tập cho học sinh.
-> quan sát.
Đọc 2 đoạn văn mục I.1 - trang 50.
-> không, vì:
Đ1: tả cảnh sân trường buổi tựu trường.
Đ2: Nêu cảm giác của tôi trong một lần ghé lại trường đó.
-> h/s đọc ngữ liệu.
-> nêu rõ thời gian, phát biểu cảm nghĩ.
-> nghe
-> phát biểu suy nghĩ.
-> chỉ từ
Đọc theo yêu cầu.
-> từ “nhưng”
-> từ loại (q/hệ từ)
-> biểu thị ý nghĩa đối lập cảm nghĩ ở hai thời điểm.
-> quan hệ từ.
-> từ: bắt đầu, sau... là,
Đọc và trả lời theo câu hỏi.
-> nêu yêu cầu của bài tập.
-> h/sinh thảo luận ra ra kết quả trình bày lên bảng phụ, cử đại diện lý giải về cách xác định của nhóm.
-> nhận xét bài làm của nhóm bài.
 4. Củng cố: 4’
 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3, trang 55.
 5. Dặn dò:
 - Học bài.
 - Hoàn thành bài tập.
 - Chuẩn bị bài: “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”.
Ngày soạn:.........................
Ngày dạy:............................
TUẦN 5
 Tiết 17: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
 Tiết 18: Tóm tắt văn bản tự sự
 Tiết 19: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
 Tiết 20: Trả bài tập làm văn số 1
Tuần: 5
Tiết: 17 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Hiểu được từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
 - Biết cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 H: Nêu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản?
 H: Cách gì để liên kết đoạn văn trong văn bản?
 Kiểm tra bài tập 3 - SGK, trang 55.
 3. Bài mới:
 (Dựa vào mục tiêu cần đạt để dẫn vào bài).
TG
Nội dung bài
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Từ ngữ địa phương:
 Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
II. Biệt ngữ xã hội:
 Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
III. Cách sử dụng:
Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
IV. Luyện tập:
 Bài tập 1: Tìm từ ngữ địa phương và từ toàn dân tương ứng:
Từ đ/phương Từ toàn dân
má, u, bầm mẹ
tía, ba, bố cha
 vớ tất
 chàng khăn tắm
(đi) dô, vô vào
(đi) dìa về
 khái cọp
 ni (bên) này
 mô đâu
 hung ghê
 hông không
Bài tập 2: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh/tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa?
 - con ngỗng (vịt): 2 điểm.
 - đi đai: làm bài không được.
 - trời trồng, chào cờ: không thuộc bài, đứng làm thinh.
 - cặp bi: xem bài của bạn -> được tầng lớp h/s sử dụng.
 - cớm, cá: Công an.
 - vé: tiền triệu.
 - hàng nóng: súng -> được dùng trong bọn tội phạm.
Bài tập 3: Trường hợp ± dùng từ địa phương:
 a: nên dùng.
 b, c, d, e, g: không nên dùng.
Bài tập 4: Tìm ca dao, tục ngữ, thơ, hò, vè, có sử dụng từ ngữ địa phương:
 1. “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng...”.
 2. “Đi mô mà cũng nhớ về Hà Tĩnh...”.
 3. “Ai về Đồng Tháp mà xem
 Bông sen, bông súng nở chen lúa vàng”
4. “Đứng xa ngỡ hoa thiên lý tây
 Vượt hồ sang hái phải cây
 muội nồi”
 -> muội nồi: nhọ nồi, cỏ mực.
Hướng h/s quan sát bảng phụ nội dung câu I - ngữ liệu trang 56.
Yêu cầu h/s liệt kê từ in đậm.
H: Từ bẹ được dùng chỉ “ngô” ở địa phương nào?
H: Từ bắp... nào?
-> từ ngữ địa phương.
H: Thế nào là từ địa phương?
Gv dán bảng phụ cho khoảng 10 từ địa phương, yêu cầu h/s tìm từ toàn dân tương ứng: vặt, vũ, mần, cá tràu, o, bọ, hòm, mô, ghe, chén,...
Hướng h/s chú ý mục II trang 57.
H: Liệt kê từ in đậm, các từ đó có ý nghĩa gì với nhau?
H: Trước CMT8, từ mợ được dùng trong xưng hô của tầng lớp nào?
H: Từ “ngỗng” và “trúng tủ” có nghĩa là gì?
H: Tầng lớp nào trong xã hội thường dùng từ ngữ này với nghĩa đó?
-> biệt ngữ xã hội.
H: Thế nào là biệt ngữ xã hội?
Gv đặt ra 2 tình huống: (dùng bảng phụ)
Tình huống 1: 
Khách: bán cho tôi một bỏng ngô!
Người bán: (mở to đôi mắt) Không có bán!
Khách: (chỉ tay vào thức ăn) Bán cho tôi cái này!
Người bán: (cười) bắp mà gọi vậy ai biết.
Tình huống 2:
A: (đang tham gia giao thông) Ê! B, tao với mày thăng nè!
B: Dớt bao nhiêu!
A: Thích sao chiều vậy!
B: Coi có cá không mậy, coi chừng đi tong nha!
H: Nhận xét về từng tình huống?
H: Từ đó hãy đưa ra cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
Gv kết hợp với nội dung trang 58 mục III để liên hệ thực tế, giáo dục h/s và rút ra cách sử dụng từ ngữ cho phù hợp.
Chia h/s ra 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 bài tập - SGK, trang 58, 59 (bài 1->4), trong thời gian 5’.
Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-> quan sát
-> bẹ, bắp
-> miền núi phía Bắc.
-> miền Trung, Nam bộ.
-> nêu ý kiến.
-> h/s tìm từ toàn dân tương ứng: nhổ, vỗ, làm, cá quả, cô gái, cha, rương, đâu, thuyền, bát,...
-> quan sát.
mẹ cùng chỉ
mẹ 1 đối tượng là
mợ người phụ nữ 
 sinh ra mình. 
-> trung lưu (dựa trên tác phẩm “NNT” để lý giải).
-> điểm không.
-> học chỉ một bài đó và may mắn bài kiểm rơi ngay vào nội dung học.
-> học sinh.
-> trình bày suy nghĩ.
-> (dùng từ “bỏng ngô” là từ gì, có làm cho đ/tượng giao tiếp hiểu/không?).
(Dùng “thăng” - chạy đua; “dớt” - tăng ga - vận tốc; “cá” - Công an; “đi tong” - bị bắt: để thấy rõ người nói thuộc kẻ xấu, có hành vi vi phạm pháp luật...).
-> nêu ý kiến.
-> tự rút ra cách sử dụng
-> hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu bài tập được giao.
-> cử đại diện nêu kết quả đã thực hiện.
 4. Củng cố: 4’
 Hướng dẫn h/sinh làm bài tập số 5 (kết hợp trả bài viết số 1). 
 5. Dặn dò:
 - Học bài.
 - Làm bài tập.
 - Chuẩn bị bài: “Tóm tắt văn bản tự sự”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_4_Lien_ket_cac_doan_van_trong_van_ban.docx