Giáo án Ngữ văn 8 - Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

1. Mục tiêu:

 1.1 Kiến thức :

 Hoạt động 1:

- HS biết: Biết vận dụng kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc tập tóm tắt văn bản tự sự.

- HS hiểu:- Cách tóm tắt nội dung văn bản tự sự một cách ngắn gọn, nay đủ nội dung

1.2 Kĩ năng:

- HS thực hiện được: + Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.

 +Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.

- HS thực hiện thành thạo:+ Đọc - hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 8902Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 - Tiết: 19
Ngày dạy: 24. 9. 2015
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Mục tiêu:
 1.1 Kiến thức : 
à Hoạt động 1: 
- HS biết: Biết vận dụng kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc tập tóm tắt văn bản tự sự.
- HS hiểu:- Cách tóm tắt nội dung văn bản tự sự một cách ngắn gọn, nay đủ nội dung
1.2 Kĩ năng:
- HS thực hiện được: + Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
 +Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- HS thực hiện thành thạo:+ Đọc - hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
 1.3 Thái độ: 
- HS có thói quen: Ýù thức tóm tắt ngắn gọn những nội dung của một văn bản.
- HS có tính cách:
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống : kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo; : kĩ năng ra quyết định: lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với mục đích giao tiếp.
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.	
3.Chuẩn bị:
3.1.Giáo viên: Hệ thống hóa các bước tóm tắt văn bản tự sự, một số tác phẩm tóm tắt mẫu.
3.2.Học sinh: Tìm hiểu phương pháp tóm tắt văn bản tự sự, đọc kĩ lại văn bản “Tôi đi học”, “Lão Hạc”, Tức nước vỡ bờ,.
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút
8A1: 8A2: 8A3: 
 4.2 Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
ĩ Giáo viên treo bảng phụ, ghi câu hỏi trắc nghiệm.
Câu hỏi 1: Tóm tắt văn bản tự sự là gì? (2đ)
 A. Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn.
 B. Là dùng lời văn của mình kể lại các nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn.
 C. Là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản.
 l Đáp án: C
Câu hỏi 2: Nêu các bước tóm tắt văn bản tự sự. Nộp vở bài tập (6đ)
 l Đáp án: Đọc kĩ tác phẩm. Xác định nội dung chính. Xếp nội dung chính theo thứ tự hợp lí. Viết văn bản tóm tắt hoàn chỉnh.
Học sinh trả lời. Nộp vở bài tập.
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
 Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2đ)
l Tìm hiểu phương pháp tóm tắt văn bản tự sự, đọc kĩ lại văn bản “Tôi đi học”, “Lão Hạc”, Tức nước vỡ bờ,.
ĩ Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học.
Hoạt động 1. Vào bài. Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu tóm tắt văn bản tự sự, tiết này chúng ta sẽ đi vào luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. 1 phút
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 1(10’)
Nhận xét về văn bản tóm tắt trong SGK. 
Giáo viên gọi học sinh đọc các sự việc và nhân vật tiêu biểu của văn bản tóm tắt Lão Hạc.
Bản liệt kê trên đã nêu được sự việc và nhân vật tiêu biểu của “Lão Hạc” chưa? Em có nhận xét gì về các sự kiện và nhân vật trên, về sự sắp xếp chúng?	
Giáo viên sử dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn”.
 l Vòng 1: Cho HS hoạt động độc lập, ghi ý kiến cá nhân.
 l Vòng 1: Cho HS tương tác, thảo luận ý kiến với bạn và biết ý kiến chung của cả nhóm.
 ĩ GV nhận xét, chốt ý.
  Sau khi sắp xếp thứ tự, hãy viết tóm tắt truyện “Lão Hạc” khoảng 10 dòng.
Học sinh tóm tắt văn bản, trình bày.	 
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.	
 ơ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo.	
Hướng dẫn bài tập 2 (10’)
Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
GV sử dụng kĩ thuật học theo góc.
 l Thời gian: 10’
Chia HS thành 4 nhóm: 
Nhóm 1 – 2 : HS trung bình, yếu.
Nêu những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”?
 Nhóm 3 – 4: HS. khá giỏi.
Viết một văn bản tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (khoảng 10 dòng).
 l Có thể cho HS tự lựa chọn nhóm.
 l Cho HS luân phiên ở các góc, trao đổi, chia sẻ.	
Hướng dẫn bài tập (7’)
 Có ý kiến cho rằng các văn bản “Tôi đi học”của Thanh Tịnh và văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không? Vì sao? Hãy thử tóm tắt các văn bản ấy.
l Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định: lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với mục đích giao tiếp.
 Bài tập 1:
 - Nêu tương đối đầy đủ các sự việc, nhân vật tiêu biểu. Các chi tiết trên còn lộn xộn, thiếu mạch lạc. 
 - Cần sắp xếp lại : b, a, d, c, g, e, i, h, k.
 - Viết văn bản :
 - Lão Hạc là một nông dân nghèo, người hàng xóm gần gũi , thân thiết của ông giáo. Lão có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão không đủ tiền cưới vợ nên phẫn chí bỏ làng đi phu đồn điền cao su, lão ở nhà làm bạn với con chó vàng chờ con về. Lão làm thuê để sống. Dù đói, lão quyết không bán đi mảnh vườn của con và không ăn vào số tiền dành dụm do bòn vườn. Nhưng do một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức làm thuê nữa. Lão đành dứt ruột bán đi cậu vàng để đỡ phải mất cơm gạo nuôi chó hàng ngày và để thêm vào số tiền dành dụm được bấy lâu nay. Lão sang nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn và giữ hộ ba mươi đồng bạc để lỡ chết khỏi phiền hàng xóm. Lão xin Binh Tư một ít bả chó. Việc làm này đã khiến Binh Tư và ông giáo hiểu lầm. Rồi một hôm, lão chết trong quằn quại dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
 Bài tập 2
 - Nhân vật chính : chị Dậu.
 - Sự việc tiêu biểu : chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ, người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu.
 - Tóm tắt : Buổi sáng hôm ấy, cháo chín, chị Dậu ngả mâm bát múc ra la liệt. Anh Dậu vẫn ốm rề rề, run rẩy cất bát cháo, mới kề đến miệng thì tên cai lệ và tên người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào. Mặc dù chị Dậu hạ mình van xin, hai tên tay sai đó vẫn sấn sổ vào trói anh Dậu. Tức quá, không nhịn được, chị Dậu chống cự lại quyết liệt. Chị Dậu túm lấy cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa, hắn ngã chỏng quèo và túm lấy tóc tên người nhà lí trưởng, lẳng một cái, hắn ngả nhào ra thềm.
 - Bài tập 3 : 
- Tôi đi học và Trong lòng mẹ là hai tác phẩm tự sự, nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc (Truyện ngắn trữ tình), các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt.
4.4 Tôûng kết: (4’)
 ĩ Giáo viên cho học sinh nhắc lại các bước tóm tắt văn bản tự sự.
 Câu hỏi: Qua phần bài vừa học, em rút ra được bài học gì về tóm tắt văn bản tự sự?
l Đáp án: Để tóm tắt tốt một văn bản tự sự, cần hiểu đúng, sâu sắc về tác phẩm, xác định đúng mục đích và yêu cầu tóm tắt (theo nội dung, nhân vật nào, dung lượng như thế nào), sắp xếp và trình bày văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
 õ Giáo dục học sinh ý thức tóm tắt ngắn gọn những nội dung của một văn bản.
4.5 Hướng dẫn học tập: (4’)
 à Đối với bài học tiết này:
- Tìm đọc phần tóm tắt tác phẩm tự sự đã học trong từ điển văn học.
 - Xem lại kiến thức đã học về tóm tắt văn bản tự sự.
	 à Đối với bài học tiết sau:
- Chuẩn bị “Trả bài tập làm văn số 1”.
 + Lập dàn ý cho bài Tập làm văn số 1.
	 + Xem lại các lỗi sai để sửa. 
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 8.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
 + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
 + Dạy tốt, học tốt các mơn học bằng sơ đồ tư duy.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Co_be_ban_diem.doc