Giáo án: Ngữ văn 8 – Năm học 2015 – 2016

A . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

B . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhở ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

 

doc 246 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1831Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 8 – Năm học 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh vật gần xa, chúng tưởng tượng như có một phép thần thông nào đó vụt mở ra... 
? Những gì đã hiện ra trong bức tranh thiên nhiên mà bọn trẻ trong làng Ku-ku-rêu sung sướng ngắm nhìn? 
- Với chân trời xa thẳm, thảo nguyên hoang vu và những dòng sông lấp lánh tận chân trời, những làn sương mờ đục và lọt thỏm giữa không gian bao la ấy là “ chuồng ngựa nông trang” bé tí tẹo.
? Nhận xét bức tranh thiên nhiên ấy? Bức tranh đầy sức hấp dẫn hết sức sinh động. Bức tranh còn được tô màu hết sức sinh động . Hãy chỉ ra những gam màu trong bức tranh ? 
 - Chân trời xa thẳm biêng biếc, làn sương mờ đục, những dòng sông lấp lánh tận chân trời như một sợi chỉ bạc .
? Việc miêu tả màu sắc của bức tranh có tác dụng gì? 
 - Làm tăng thêm bí ẩn đầy sức quyến rũ của những miền đất lạ, làm chất họa sĩ của người kể chuyện thể hiện ngày càng rõ hơn. 
? Đoạn văn tả cảnh bọn trẻ làng trèo lên hai cây phong để từ đó say mê khám phá thảo nguyên sau làng có ý nghĩa gì ? 
 - Lũ trẻ sửng sốt tất cả đều như nín thở ngồi lặng đi phóng tầm mắt về bốn phía chân trời . Bức tranh quê hương như hiển hiện vẫy mời. Lũ trẻ lắng nghe trong gió tiếng ảo huyền , tiếng lá cây thì thầm to nhỏ .
? Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “chúng tôi” cái gì đã thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? - Tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên về một thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể chuyện lẫn bọn trẻ ngây ngất .
? Người kể chuyện đánh giá như thế nào về miền đất mở ra trước mắt họ? 
- Đó là những miền đất - một thế giới đẹp đẽ vô ngần, rộng bao la bí ẩn, đầy sức quyến rũ. Đó là điều thực sự thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ làm cho chúng thật sự ngây ngất.
*. Củng cố:
? Chỉ ra yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản? Tác dụng của yếu tố đó?
*. HDVN: Đọc kĩ mạch kể "tôi"- phân tích những suy nghĩ, cảm nhận của NV "tôi"?
Tiết 2 : ( 21/10/08.)
*. Ổn định:
*. KTBC:
? Tại sao nói bức tranh 2 cây phong trong kí ức tuổi thơ được miêu tả với ngòi bút đậm chất trữ tình?
- Trả lời theo vở ghi.
*. Bài mới:
B3. Phân tích phần b.(25p)
? Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng tôi, hai cây phong có một vị trí như thế nào ? 
- Chiếm vị trí độc tôn, khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện; Độ dài của văn bản cũng nói lên điều đó .
? Nguyên nhân nào khiến cho hai cây phong có một vị trí như vậy ?
 - Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết, hai cây phong gắn với những kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò của người kể chuyện .
? Tìm câu văn nói lên nguyên nhân đó ?
 - Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy bên cạnh ....
? Nhưng nguyên nhân nào đã gây xúc động cho người kể chuyện ?
 - Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuy- xen, người thầy đầu tiên và cô bé An- tư -nai gần 40 năm về trước mà người kể chuyện gần đây mới được biết .
? Phần đầu văn bản, hai cây phong được miêu tả như thế nào ? Cách so sánh đó có ý nghĩa như thế nào ? 
 - Hai cây phong luôn hiện ra trước mắt tôi như những ngọn hải đăng trên núi- hình ảnh so sánh đầy ý nghĩa chỉ giá trị tín hiệu dẫn đường về làng của hai cây phong ; khẳng định vai trò không thể thiếu của của chúng đối với những người đi xa về làng ; thể hiện niềm tự hào của những người dân làng Ku-ku-rêu về hai cây phong .
? Em hiểu gì về trạng thái tâm hồn của người kể chuyện xưng tôi từ lời văn biểu cảm sau : Ta sắp thấy chúng chưa...ngây ngất .
 - Nhớ cây đắm say mãnh liệt .
 - Như tâm hồn nặng lòng thương nhớ con người
? Tại sao cảm xúc đó lại gắn liền với một nỗi buồn da diết ở nhân vật tôi ?
 - Hai cây phong là hình ảnh trong sáng, tươi đẹp, thân thuộc với tuổi thơ êm đềm của nhân vật tôi nơi làng quê ; vì vậy khi xa quê sẽ nảy sinh nỗi buồn .Đó là nỗi buồn của sự xa cách...
 Qua con mắt của họa sĩ hai cây phong trong đoạn kể xen lẫn tả này được miêu tả có gì khác so với mạch kể xưng chúng tôi.
? Tìm chi tiết chứng minh điều đó? 
 - Hai cây phong được miêu tả ở trạng thái động hơn với nhiều âm thanh hơn . 
? ở đoạn văn miêu tả sự sống của hai cây phong, nhân vật tôi nghe được tiếng nói riêng, tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu của chúng . Điều đó cho thấy nhân vật tôi là người như thế nào ? 
 - Trí tưởng tượng mãnh liệt - hai cây phong được nhân cách hoá hết sức cao độ, sinh động. 
 - Tâm hồn nhạy cảm, năng lực cảm nhận tinh tế 
 - Tình yêu tha thiết sâu nặng với hai cây phong cũng là vẻ đẹp làng quê của mình .
? Đoạn cuối của văn bản cho ta hiểu thêm điều gì về nhân vật tôi trong hiện tại ?
 - Tình yêu quý hai cây phong gắn liền với tình yêu quý người thầy giáo đã trồng hai cây phong ấy với ước mơ và hi vọng về sự trưởng thành của trẻ em làng Ku-ku-rêu . Ở đây tình yêu thiên nhiên đã mở rộng tới tình yêu con người 
Hoạt động 3: Tổng kết. (10p)
? Em đọc được những điều gì đáng quý trong tâm hồn nhân vật tôi từ những biểu hiện đó ?
 - Tình yêu tha thiết sâu nặng dành cho thiên nhiên, con người, làng quê.
 - Tâm hồn trong sáng, giàu xúc cảm cao đẹp.
 - Tâm hồn ấy mang bản sắc quê hương .
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG – THỰC HÀNH
? Đọc văn bản Hai cây phong, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của thiên nhiên và con người được phản ánh?
 - Vẻ đẹp tha thiết và cao quý của hai cây phong. 
 - Tấm lòng gắn bó thiết tha của con người với cảnh vật nơi quê hương yêu dấu .
? Nếu nhân vật tôi mang dáng dấp của chính tác giả thì em hiểu gì về nhà văn này từ văn bản ?
 - Tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp đẽ, cái cao quý.
 - Tấm lòng yêu quê hương sâu nặng biểu hiện ở tình cảm tha thiết gắn bó với cảnh và người nơi quê hương.
 - Có tài miêu tả và biểu cảm khi kể chuyện.
? Văn bản này đã thức dậy tình cảm nào trong em ?
 - Tình yêu quê hương đất nước; tự hào về quê hương đất nước.
? Em hãy tìm một vài tác phẩm văn học Việt Nam thể hiện tình yêu quê hương đất nước ?
- Bếp lửa, Nhớ con sông quê hương, Quê hương...
Cá nhân
Cá nhân
Cá nhân
Nhóm theo tổ
Cá nhân 
Cá nhân 
Cá nhân
Nhóm theo tổ 
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả : (1928)
- Là nhà văn Cư-rơ-xtan một nước cộng hoà vùng trung Á, thuộc liên bang Xô viết trước đây.
2. Tác phẩm: 
Được trích từ phần đầu của truyện "Người thầy đầu tiên" .
a, Hoàn cảnh ST
b. Kết cấu, bố cục:
- PTBĐ: Tự sự (KH miêu tả và biểu cảm.)
- Kết cấu: 2 mạch kể phân biệt, lồng ghép.
II. Tìm hiểu chi tiết
1, Hai mạch kể lồng ghép
- M¹ch x­ng t«i : ng­êi kÓ tự giíi thiÖu lµ ho¹ sÜ.
- M¹ch x­ng chóng t«i : vẫn là người kể chuyện trên nhưng lại nhân danh cả bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể chuyện cũng là 1 đứa trẻ trong bọn.
-> Truyện được kể với 2 mạch kể lồng ghép thời gian hiện tại xen lẫn hồi tưởng quá khứ. Nv chúng tôi song song đồng hiện với nv tôi cùng tâm sự, se chia những suy nghĩ, cảm xúc với người đọc về 2 cây phong.
2. Hai cây phong với kí ức tuổi thơ: 
Đoạn văn kí ức tuổi thơ gắn liền với hình ảnh hai cây phong có thể chia bằng hai đoạn nhỏ 
- C1 : Vào..sáng => bọn trẻ chơi đùa,chơi lên hai cây phong phá tổ chim
C2 : Còn lại: phong cảnh làng quê và cảm giác của chúng tôi khi toàn cảnh quê hơng quen thuộc bổng hiện ra dới chân mình
* Hình ảnh hai cây phong nghiêng ngã đung đa nh muốn chào mời những người bạn nhỏ
- Bóng râm mát rợi, tiếng lá xào xạc dịu hiền
=> Hai cây phong như người bạn lớn vô cùng thân thiết, bao dung, độ lượng, gắn bó với lũ trẻ trong làng
- Lũ trẻ như chú chim non thơ ngây  nghịch ngợm nô đùa không biết mệt dưới gốc cây 
=> Hình ảnh hai cây phong được người hoạ sĩ phác thảo đã hiện ra trước mắt người đọc
* Từ trên nhìn xuống, bọn trẻ như mở rộng tầm mắt, bức tranh thiên nhiên hiện ra 
- Một chân trời xa thẳm
- Thảo nguyên hoang vu
- Dòng sông lấp lánh
- Làn sương mờ đục
- Bí ẩn đầy quyến rủ
=> Đó là một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng, khiến bọn trẻ sửng sốt nín thở, quên đi cả việc thích thú nhất là đi phá tổ chim. Tuổi thơ ham hiểu biết và khám phá, lần đầu tiên được ngắm toàn cảnh từ trên cao đầy thú vị, mà hai cây phong là cái ghế ngồi, là bệ đỡ, bệ phóng cho những mơ ước và khát vọnglần đầu thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng Ku – k u – rêu
- Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi gắn bó chan hoà thân ái, là nơi tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới, nơi gắn liền với kí ức tươi đẹp của tác giả. 
2. Hai cây phong trong cảm nhận của NV"tôi"- người hoạ sĩ:
- Hai cây phong là hình ảnh trong sáng, tươi đẹp thân thuộc với tuổi thơ nơi làng quê của tác giả .
- Hai cây phong là nhân chứng cảm động về thầy Đuy- sen, người đã vun trồng những ước mơ, hi vọng về sự trưởng thành của trẻ em làng Ku-ku-rêu.
III. Tổng kết ( Ghi nhớ)
a. Nội dung:
b. Nghệ thuật:
Năng lực
Tư duy 
Hợp tác tự quản và...
Tư duy sáng tạo
Cảm thụ văn học
Hợp tác tự quản và...
HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
 ? Miêu tả lại bức tranh TN qua cảm nhận của người kể chuyện?
 5. Hướng dẫn về nhà: (2p)
- Học bài, nắm vững nội dung bài học .
- Hãy chọn một đoạn trong văn bản để học thuộc ?
 Có thể chọn đoạn “ Trong lòng tôi ...bốc cháy rừng rực” hoặc đoạn “Vào năm học ... bao la và ánh sáng”.
- Ôn lí thuyết văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
 - Học thuộc đoạn văn ; chuẩn bị bài Ôn tập truyện kí . 
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
******************************
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
TIẾT 35 – 36: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
(Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm)
I. Mục tiêu cần đạt.	 
 Giúp học sinh: 
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm 
 - Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày... 
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Ra đề- đáp án- thang điểm
- Học sinh: Ôn lại bài cũ
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
ĐỀ BÀI
Kể lại kỷ niệm sâu sắc với Cô (thầy )giáo của em.
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
a. Mở bài(1,5điểm): 
Có thể giới thiệu:
 - Giới thiệu về tình huống, hoàn cảnh em để có kỷ niệm
- .................
b. Thân bài(7 điểm)
Lần lượt kể các sự việc liên quan đến việc tốt em đã làm
Kể theo trình tự:
 - Thời gian, không gian
 - Theo diễn biến của sự việc
 - Theo diễn biến của tâm trạng
 - Phải sử dụng yếu tố miêu tả: tả lại đặc điểm, hoạt động...
 - Phải sử dụng yếu tố biểu cảm để bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của em khi làm được việc tốt, cảm xúc của bố mẹ trước việc làm của em.
Mỗi ý trình bày thành một đoạn văn theo các cách quy nạp, diễn dịch, song hành...
c. Kết bài(1,5điểm)
Khẳng định lại cảm xúc của em và của thầy ( cô ) giáo sau kỷ niệm đó...
THANG ĐIỂM:
- Điểm 9 – 10: Văn viết trong sáng, giàu hình ảnh, không sai lỗi chính tả, cảm xúc kỷ niệm chân thực có giá trị
- Điểm 7-8: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình htức. Cảm xúc chân thành, kỷ niệm sâu sắc...
- Điểm 5- 6: Đáp ứng được yêu cầu về nội dung. Trình bày tạm được, còn sai lỗi chínhtả, câu....
- Điểm 3-4 : Hiểu đề, trình bày còn thiếu ý. Câu văn diễn đạt còn lủng củng, sai chính tả
- Điểm 1-2: Lạc đề, viết được quá ngắn....
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************************
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
TIẾT 37: NÓI QUÁ
I. Mục tiêu cần đạt	 
 Giúp học sinh: Hiểu thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá trong văn chương cũng như trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn bài
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Kiểm tra bài cũ: 
2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HĐ của HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Năng lực
HS đọc
Giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao trên?
Đối chiếu nội dung các câu tục ngữ, ca dao trên với thực tế và cho nhận xét?
So sánh các câu dùng biện pháp nói quá với các câu đồng nghĩa không dùng biện pháp nói quá và cho nhận xét?
Qua phân tích ví dụ em hiểu gì về nói quá?
Lưu ý:GV nhấn mạnh
Nói quá được sử dụng nhiều trong thành ngữ và trở thành những khuôn mẫu cố định như: Thét ra lửa, Lớn như thổi...
Biện pháp để nhận biết nói quá là đối chiếu với thực tế. Trong nhận thức về nói quá điều quan trọng là phải hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của lời nói.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG
GV cho HS làm BT bổ trợ
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG – THỰC HÀNH
HS phát hiện và giải thích ý nghĩa của biện pháp nói quá trong từng câu
HS lựa chọn những câu thành ngữ phù hợp để điền vò chỗ trống
GV hướng dẫn HS đặt câu có dùng biện pháp nói quá đã cho sao cho đúng cả về ngữ pháp và về ý nghĩa
HS làm bài theo nhóm
Cá nhân
Nghe 
Nhóm đôi
Nhóm T1
Nhóm T2
Nhóm T3
Nhóm T4
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
1. Ví dụ
- Chưa nằm đã sáng: Đêm thánh năm rất ngắn
 - Chưa cười đã tối: Ngày tháng mười rất ngắn
- Thánh thót như mưa ruộng cày: Mồ hôi ướt đẫm, sự lao động vô cùng vất vả của người nông dân.
-> phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, sự việc
=> nói quá
- Tác dụng: nhấn mạnh, làm cho lời nói sinh động, gây ấn tượng hơn
2. Kết luận
- Nói quá là một BP tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
- Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức gợi hình, gợi cảm.
* Ghi nhớ( SGK)
II. Luyện tập
Bài 1
- Sỏi đá cũng thành cơm-> niềm tin vào bàn tay lao động của con người
- đi lên đến tận trời được -> vết thương không có nghĩa lí gì, không phải bận tâm.
- Thét ra lửa -> kẻ có quyền sinh sát đối với người khác
Bài 2
a. Chó ăn đá gà ăn sỏi
b. Bầm gan tím ruột
c.Ruột để ngoài ra
d. Nở từng khúc ruột
e. Vắt chân lên cổ mà chạy
Bài 3
- Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành
- Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này
- Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển
- Công việc lấp biển vá trời ấy là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong
- Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
Bài 4
- Ngáy như sấm
- Trơn như mỡ
- Nhanh như cắt
- Lừ đừ như ông từ vào đền
- Lúng túng như gà mắc tóc
Giải quyết vđ
Hiểu biết TV
Hợp tác tự quản và...
HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
1. Củng cố
 - Nắm được vai trò và tác dụng của nói quá
 - Biết sử dụng nói quá cho phù hợp
2. Huớng dẫn về nhà
 - Học thuộc phần ghi nhớ
 - BTVN: 5,6 tr.103
 + Bài 5: chọn chủ đề cho đoạn văn, rồi viết ĐV, khi viết chú ý sử dụng biện pháp nói qua nhưng phải phù hợp.
 + Bài 6: dựa vào mục đích, ý nghĩa của nói quá và nói phét để phân biệt cho chính xác.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Ngày soạn 22.10
Ngày dạy: 18.10
TIẾT 38
 ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
A-Mục tiêu bài học:
-Giúp hs hệ thống hoá các truyện kí VN đã học từ đầu học kì trên các mặt: ND tư tưởng và hình thức NT. Từ đó bước đầu thấy đc 1 phần q.trình h.đại hoá VH VN đã hoàn thành về cơ bản vào nửa đầu TK XX.
-Rèn kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hoá, so sánh, k.quát và trình bày nhận xét kết luận trg q.trình ôn tập.
B-Chuẩn bị:
-Đồ dùng: Bảng phụ ghi hệ thống các vb đã học.
-Những điều cần lưu ý: Khái niệm truyện kí ở đây chỉ các thể loại văn xuôi NT: truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) và kí (hồi kí, phóng sự, tuỳ bút,...)
C-Tiến trình tô chức dạy-học:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra:
 Vb Hai cây phong có những nét đ.sắc gì về ND và NT ? (Dựa vào ghi nhớ )
3-Bài mới:
 Từ đầu năm đến giờ, các em đã đc học những văn bản truyện kí nào ? (Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nc vỡ bờ, Lão Hạc).
 Bây giờ c.ta đi ôn tập hệ thống hoá lại những k.thức đã học về 4 vb này.
1-Bảng thống kê
Tên vb-t.giả
Thể loại
P.thức b.đạt
ND chủ yếu
Đ.sắc NT
Tôi đi học (1941 )
Thanh Tịnh (1911-1988 )
Trg lòng mẹ (Những ngày thơ ấu-1940)
Nguyên Hồng (1918-1982 )
Tức nc vỡ bờ (Tắt đèn – 1939 )
Lão Hạc (1943)
Nam Cao (1915-1951)
Truyện ngắn
Hồi kí
Tiểu thuyết
Truyện ngắn
T.sự (xen trữ tình)
T.sự (xen trữ tình)
Tự sự
Tự sự (xen trữ tình)
Những KN trg sáng của tuổi h.trò trg buổi tựu trường đầu tiên.
Nỗi c.đắng tủi cực và t.yêu thg cháy bỏng cùng với niềm hp vô bờ khi đc ở trg lòng mẹ của chú bé Hồng.
Tố cáo bộ mặt tàn ác, bất nhân của XH TD PK và ca ngợi vẻ đẹp tân hồn, sức sống tiềm tàng của người PN nông thôn VN 
Thể hiện số phận bi thảm của ng nông dân cùng khổ và ca ngợi nhân phẩm cao đẹp của họ
KN s.sắc đc nhìn bằng ánh mắt trẻ thơ với n h/ả s2 đ.đáo, ngòi bút giàu chất thơ.
Lời văn chân thực giàu cảm xúc với n h/ả s2 tiêu biểu, thấm đượm chất trữ tình của thể hồi kí.
M.tả diễn biến tâm lí và khắc hoạ tính cách, chân dung nv sắc nét. 
NT XD tình huống truyện đ.đáo, m.tả tâm lí nv s.sắc, k.thúc bất ngờ.
-Gv: 4 vb truyện kí VN trên đều ra đời vào th.kì 1900-1945. Một đ.điểm q.trg của th.kì này là VH đổi mới ngày càng s.sắc, mạnh mẽ theo hướng h.đại hoá. Đ.biệt là từ 1930, VH VN thật sự bước vào quĩ đạo h.đại. Bốn vb đều đc viết bằng chữ quốc ngữ với cách viết mới mẻ. Đó là n truyện kí h.đại, rất khác với vb truyện kí trung đại mà các em đã học ở lớp 6. Đó là n vb nào ? (Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng).
 ở lớp 6, 7, em đã đc học n vb truyện kí h.đại nào ? (Dế Mèn phiêu lưu kí-Tô Hoài, Sống chết mặc bay-Phạm Duy Tốn, Một thứ quà của lúa non: Cốm-Thạch Lam). Việc hiện đại hoá VH nói chung, truyện kí nói riêng đã diễn ra từ đầu TK XX, đến n năm 1930-1945 có thể coi là đã hoàn thiện.
2-Những đặc điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về ND tư tưởng và hình thức NT của 3 vb: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc:
a-Giống nhau:
-Thể loại vb: Đều là b t.sự, là truyện kí VN h.đại.
-Th.gian ra đời: Trước CM/8 (g.đoạn 1930-1945).
-Đề tài, chủ đề: Đều nói về c.s và con ng cùng thời với t.g; đi sâu vào m.tả số phận của n con ng cực khổ, bị vùi dập.
-G.trị ND tư tưởng: Đều chan chứa tinh thần nhân đạo, tố cáo n gì xấu xa, tàn ác chà đạp lên c.s của ng dân thường, ca ngợi, trân trọng n t.cảm, p. chất tốt đẹp của con ng. 
-G.trị NT: Đều viết bằng lối văn hiện đại chân thực, ngôn ngữ giản dị, cách kể và tả cụ thể, hấp dẫn.
 Gv: Đó là n đ.điểm của dòng văn xuôi h.thực NV trc CM/8- dòng VH bắt đầu khơi nguồn từ n năm 20, p.triển mạnh mẽ và rực rỡ trong những năm 30 và đầu những năm 40 của TK XX, đem lại cho VH hiện đại VN n tên tuổi nhà văn và TP kiệt xuất như: Phạm Duy Tốn, Ng.Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển... Vh h.thực VN góp phần đáng kể vào q.trình h.đại hoá VH VN về n mặt như: đề tài, chủ đề, thể loại...
 - Khác nhau:
 Về tác giả
 Nguyên Hồng
 Ngô Tất Tố
 Nam Cao
 Về thể loại
Viết hồi kí
Viết tiểu thuyết
Viết truyện ngắn
 Về đ.tượng
Viết về trẻ thơ và ng mẹ nghèo thành thị.
Viết về người nông dân (1 PN nông dân)
Viết về người nông dân (1 lão nông dân)
3-Em thích nhất nv hoặc đv nào trong 3 vb: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc ? Vì sao ?
-Nv chị Dậu (Tức nc vỡ bờ): Em rất canửm thông cho h.cảnh của chị, khâm phục sự vùng lên phản kháng lại áp bức bất công của chị.
-Đv Lão Hạc kể chuyện bán cậu vàng với ông giáo: Thương cho h.cảnh của lão Hạc, kính trọng lão-một con ng nhân hậu, cảm động trc t.cảm của lão đ[is với cậu vàng.
-Đv Bé Hồng gặp mẹ và đc ngồi trg lòng mẹ: Bé Hồng đc sống lại n giây phút sung sướng, h.phúc khi ở trong lòng mẹ.
D-Củng cố- Hướng dẫn học bài
-Học bài theo nội dung đã ôn.
-soạn bài: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 (Đọc VB, đọc chú thích và trả lời những câu hỏi trong phần Đọc- Hiểu)..
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 3/11/2015
Ngày dạy: 
TIẾT 39: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
 ( Văn bản nhật dụng)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Qua một việc cụ thể thiết thực là sử dụng bao bì ni lông, thấy được tầm quan trọng và tính phức tạp của một trong những vấn đề khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường là xử lý rác thải.
- Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện.
- Từ việc sử dụng bao bì ni lông có những suy nghĩ tích cực về những việc tương tự khác trong vận động xử lý rác thải sinh hoạt.
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lý của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG.
1. Kiến thức:
* Sau khi học xong tiết học này học sinh thấy được:
- Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có những suy nghĩ và hành đông tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt.
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh và những kiến nghị mà tác giả đề xuất trong văn bản.
* Thông qua tiết học các em:
- Tính được số liệu bao bì ni lông thải ra hằng ngày vào môi trường (Kiến thức Toán 6: Bàì 15 chương III: Tìm một số biết giá trị phân số).
- Thấy được tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông khi lẫn vào đất, vứt xuống cống rãnh thoát nước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Bởi đặc tính không 

Tài liệu đính kèm:

  • docngu_van.doc