Giáo án Ngữ văn 8 - Năm học 2015 - 2016 - Tuần 7

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Giúp HS: - Thấy được tài nghệ cảu Xec-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-tê, Xanchôpanxa tương phản về mọi mặt, đánh gia đúng đắn các mặt tốt xấu của 2 nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học.

2. Kĩ năng:

- Đọc, kể và tóm tắt truyện, kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh các nhân vật trong tác phẩm văn học.

3. Thái độ:

 -Ý thức sống đúng đắn, có lý tưởng sống cao đẹp.

B. Phương pháp:

 - Vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm.

 

doc 19 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1618Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Năm học 2015 - 2016 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lồ)
+ P3: Vừa bàn tán -> hết.
 (Hai thầy trò tiếp tục lên đường)
? Em hãy liệt kê 5 sự việc chính trong văn bản này đã thể hiện rõ tính cách của 2 nv?
-> HS trả lời.
GV:
 1. Nhìn thấy và nhận định của mỗi người về những chiếc cối xay gió.
 2. Thái độ và hành động của mỗi người đối với những chiếc cối xay gió.
 3. Quan điểm và cách ứng xử của mỗi người 
 4. Khi bị đau đớn.
 5. Chuyện ăn, ngủ.
? Các sự việc trên được sắp xếp theo trình tự nào?
-> Thời gian.
? Qua tìm hiểu phần chú thích, em thấy nhân vật Đôn Ki- hô- tê được giới thiệu như thế nào?
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
? Một đặc điểm nào trong tranh minh hoạ cũng góp phần tạo nên hình tượng hiệp sĩ ĐKHT?
GV: Lão Ki- ha- đa (tên thật của ĐKHT) vốn là một quý tộc nghèo, vì đọc nhiều sách kiếm hiệp -> muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ -> Đổi tên thành ĐKHT, đặt tên ngựa, đặt tên cho tình nương...
 Một hiệp sĩ đã ngoài 50 tuổi, da dẻ sắt seo, ngồi trên con ngựa còm, người thì gầy gò, cao lênh khênh, đầu đội nón, tay cầm giáo dài...
? Chính vì quá say mê truyện kiếm hiệp như vậy nên lão đã nuôi lí tưởng gì?
? Để thực hiện ý tưởng đó, ĐKHT đã hành động như thế nào?
? Vì sao ĐKHT lại muốn đánh nhau với cối xay gió?
? Mục đích của việc đánh nhau này?
-> Trừ gian, diệt ác, giúp người lương thiện.
? Đôn Ki- hô- tê đã nói với giám mã của mình như thế nào?
-> “Xem ra anh chẳng thành thạo gì...”
? Nhìn vào SGK em hãy thuật lại ngắn gọn trận giao chiến giưa ĐkHT và những chiếc cối xay gió?
? Em có hình dung và nhận xét gì về ĐKHT trong luc giao chiến?
-> Dũng cảm nhưng thấy buồn cười.
GV: Mục đích của ĐKHT là trừ gian diệt ác để cứu người lương thiện. Đó quả là một mục đích cao đẹp. Nhưng hành động của ĐKHT thì lại buồn cười vì nó xuất phát từ một cái đầu hoang tưởng và mê muội.
? Kết quả của trận giao chiến?
GV: Vậy tại sao ĐKHT lại thua? Sau khi thua trận ĐKHT đã rút ra được kinh nghiệm chưa? Phản ứng của ĐKHT với mọi sự việc xảy ra sau đó là gì? Chúng ta sẽ được tìm hiểu ở tiết sau.
I/ Đọc - tìm hiểu chung:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Đọc 
- Giải thích từ khó
II/ Tìm hiểu nội dung văn bản.
1. Hiệp sĩ Đôn Ki- hô- tê.
- Xuất thân: Quý tộc nghèo.
- Ngoại hình: Gầy gò, cao lênh khênh.
- Trang phục: 
+ Đầu đội mũ sắt
+ Mặc áo giáp sắt Han gỉ.
+ Vai mang giáo dài
- Cưỡi ngựa còm.
- Lí tưởng: làm hiệp sĩ để trừ gian ác, giúp người lương thiện.
- Hành động: Xông vào đánh cối xay gió.
-> Tưởng là những tên khổng lồ.
- Trận giao chiến:
 + Khiên che kín thân
 + Lăm lăm ngọn giáo
 + Thúc ngựa phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất
 + Đâm giáo vào cánh quạt.
- Kết quả: 
 + Giáo gẫy tan tành.
 + Người và ngựa lăn ra xa.
 + ĐKHT nằm im không cựa quậy.
 + Ngựa: toạc nửa vai.
4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống kiến thức.
 - Xuất thân, ngoại hình, trang phục của ĐKHT?
 - Lí tưởng của ĐKHT?
 - Trận giao chiến giữa ĐKHT và những chiếc cối xay gió và kết quả của nó?
5. Hướng dẫn học bài:
 - Đọc lại nội dung đoạn trích.
 - Học thuộc nội dung cơ bản trong vở ghi.
 - Tiếp tục tìm hiểu các nội dung còn lại của VB để học tiết sau
Ngày soạn: 05/10/2015
Ngày dạy 8A.............;8C
Tiết 31: Đánh nhau với cối xay gió ( Tiếp)
 (Trích “Đôn Ki- hô- tê” của Xec- van- tet)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp HS: - Thấy được tài nghệ cảu Xec-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-tê, Xanchôpanxa tương phản về mọi mặt, đánh gia đúng đắn các mặt tốt xấu của 2 nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học.
2. Kĩ năng:
- Đọc, kể và tóm tắt truyện, kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh các nhân vật trong tác phẩm văn học.
3. Thái độ:
	-ý thức sống đúng đắn, có lý tưởng sống cao đẹp.
B. Phương pháp:
	- Vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm.
C. Chuẩn bị:
1/ GV: Nghiên cứu tài liệu liên quan, soạn giáo án.
2/ HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
I. ổn định:
II. Bài Cũ: 
 H: Nêu những hiểu biết của em về nhân vật Đôn Ki- hô- tê?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 ở tiết 1, các em đã được tìm hiểu về nhân vật Đôn Ki- hô- tê, thấy được lí tưởng cao đẹp của nhân vật này nhưng đồng thời tác phẩm cũng đem đến cho ta những tiếng cười vì những hành động quá mù quáng. ĐKHT thật đáng trách, đáng cười nhưng cũng thật đáng thương. Vậy câu chuyện sẽ tiếp diễn ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2: 
? Em hãy nhắc lại cuộc giao chiến giữa ĐKHT với những chiếc cối xay gió?
-> HS nhắc lại.
? Vì sao ĐKHT lại thua? Em hãy so sánh lực lượng giữa 2 bên?
-> Không cân sức:
 + ĐKHT chỉ có một mình.
 + 40 chiếc cối xay gió.
? Sau khi thua trận ĐKHT đã nói với giám mã của mình như thế nào?
-> “Chuyện chinh chiến thường biến hoá khôn lường...”
? Qua cuộc chiến này, em có nhận xét gì về hành động và suy nghĩ của ĐKHT?
-> Hành động: dũng cảm, xả thân quên mình vì lí tưởng.(đáng khâm phục)
-> Suy nghĩ: không bình thường, mù quáng, mê muội. (đáng cười chê)
? Em có kết luận gì về chàng hiệp sĩ này?
GV: Những lí tưởng cao đẹp đó, những hành động dũng cảm ấy, nếu gắn với 1 cái đầu thông minh, tỉnh táo thì quả là rất hữu ích cho đời. Nhưng đằng này nó lại gắn với một cái đầu mê muội, ảo tưởng dẫn đến hậu quả thật thảm hại.
? Một điều đáng cười nữa, đó là sau khi thất bại, ĐKHT vẫn có thái độ gì?
-> Đau cũng không kêu rên
 Cả đêm không ngủ nghĩ đến người yêu. (tư tưởng của những hiệp sĩ lớn).
? Tác giả đã sử dung biện pháp nghệ thuật gì khi xây dựng nhân vật?
-> NT khoa trương được sử dụng tài tình. đằng sau nhân vật là tiếng cười, một tiếng cười phảng phất của tác giả gửi gắm thế hệ mai sau.
GV: chuyển ý:
 Cùng đi phiêu lưu và sát cánh với ĐKHT trên mọi nẻo đường còn có 1 nhân vật nữa. Đó là giám mã Xan Chô- pan- xa. Vậy đây là một người như thế nào? Có giống ĐKHT không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
?Dưới ngòi bút độc đáo của tác giả, hình ảnh Xan- chô- pan- xa hiện lên như thế nào?
GV: Trái ngược với ĐKHT, XCPX là người xuất thân trong một gia đình nông dân, dáng người béo lùn, cưỡi con lừa thấp lè tè. Nhận làm giám mã cho ĐKHT với hi vọng sau này sẽ “công thành danh toại”, bác sẽ được ông chủ cho làm thống đốc, cai trị một vài hòn đảo.
 Tác phong của bác rất đủng đỉnh, lúc nào cũng mang theo bầu rượu và cái túi 2 ngăn đựng đầy thức ăn ngon. Từ hoàn cảnh, dáng vẻ đến hành lí mang theo đều trái ngược so với ĐKHT.
? Khi ĐKHT chuẩn bị đánh nhau với cối xay gió, XCPX có thái độ như thế nào?
GV: Trước khi vào trận đấu kì quặc, XCPX đã nhìn thấy rõ kẻ thù của “Hiệp sĩ ĐKHT”, chứng tỏ đầu óc bác này không đến nỗi mê muội. Bác còn giải thích rõ cho chủ của mình: “Cái vật trông giống cánh tay là những cánh quạt, khi có gió thổi chúng sẽ quay tròn làm chuyển động cối đá bên trong...”
? Nhưng ĐKHT cứ thúc ngựa xông lên, mặc kệ những lời can ngăn của XCPX. Vậy khi ngăn cản chủ mà không được, XCPX đã làm gì?
-> Bỏ mặc chủ, không theo chủ đến chỗ đánh nhau.
? Theo em, bác xử sự như thế có đúng không?
-> Vừa đúng vừa không đúng.
+ Đúng: Vì biết đó ko phải là những tên k. lồ; biết là chủ mình nhầm lẫn, gàn dở.
+ Sai: Vì không quyết tâm ngăn cản triệt để, khiến chủ bị thua 1 cách thảm hại; bỏ mặc chủ trong lúc giao chiến.
? Khi thấy ĐKHT bị thương, XCPX đã có hành động gì?
? Em có nhận xét gì về thái độ và hành động của XCPX đối với chủ?
GV: Mặc dù thất bại nhưng ĐKHT vẫn cho rằng mình hành động đúng; cho rằng đã là hiệp sĩ giang hồ thì ngã không được kêu, bị thương thế nào cũng không rên rỉ, dù có xổ cả gan ruột ra ngoài.
? Vậy XCPX có cách nhìn nhận về vấn đề này như thế nào?
? Cách nhìn nhận này chứng tỏ bản chất gì của XCPX?
? Theo dõi đoạn còn lại, em thấy XCPX còn có sở thích nào khác?
? Chi tiết này chứng minh cho đức tính gì của XCPX?
? Qua phân tích, em thấy nhân vật XCPX có phẩm chất gì nổi bật?
GV: Tỉnh táo trong hành động và suy nghĩ khi thấy cối xay gió, thực tế và thực dụng trước mọi quan điểm như: đau đớn là kêu ngay, đói khát là phải nghĩ đến ăn uống, mệt là phải ngủ. Thích được hưởng quyền lợi, thu chiến lợi phẩm, muốn làm thống đốc vài hòn đảo, thích hành động theo sở thích và nhu cầu cá nhân...
? Trong văn bản, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật tính cách của 2 nhân vật: ĐKHT và XCPX?
GV:Bằng ngòi bút sinh động, hóm hỉnh, nhà văn Xec- van- tet đã khắc hoạ 2 nhân vật ĐKHT và XCPX với mọi đặc điểm đều trái ngược với nhau.
? Hãy chỉ rõ từng mặt đối lập của 2 nhân vvật này?
-> HS nêu.
* GV sử dụng bảng phụ:
 Đôn Ki- hô- tê
Xan- chô- pan- xa
- Dòng dõi quý tộc.
- Cao lênh khênh, ngồi trên con ngựa còm.
- Khát vọng cao cả.
- Mong giúp ích cho đời.
- Đầu óc mê muội.
- Hão huyền, xa thực tế.
- Hành động dũng cảm.
- Nông dân.
- Thấp, béo, ngồi trên con lừa lùn tịt.
- Ước muốn tầm thường.
- Chỉ nghĩ đến cá nhân.
- Luôn tỉnh táo.
- Thiết thực, gắn với cuộc sống.
- Hành động hèn nhát.
? Tác giả sử dụng biện pháp tương phản, đối lập như vậy nhằm mục đích gì?
GV: Nếu bổ sung, bù trừ được cho nhau thì 2 người sẽ trở thành 2 nhân vật hoàn hảo. Với lí tưởng cao cả và hành đông dũng cảm như ĐKHT mà gắn với 1 cái đầu luôn tỉnh táo, thực tế như XCPX thì hẳn “ hiệp sĩ ĐKHT” đã làm được nhiều việc lớn.
Và ngược lại....
 Trong tác phẩm này, mỗi nhân vật đều có những mặt ưu điểm, đáng khen và những nhược điểm đáng chê trách. Xây dựng được cặp nhân vật bất hủ này, tác giả đã làm cho tiểu thuyết ĐKHT đã hấp dẫn lại càng thêm hấp dẫn hơn.
H: Em có suy nghĩ gì khi học xong văn bản này?
-> HS trả lời. GV chốt lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
II Tìm hiểu nội dung văn bản (tiếp).
1. Hiệp sĩ Đôn Ki- hô- tê.
=> Lí tưởng cao đẹp, hành động dũng cảm nhưng đầu óc thì mê muội.
- Nghệ thuật: Khoa trương.
2. Giám mã Xan- chô- pan- xa.
- Xuất thân: Nông dân.
- Hình dáng: Béo, lùn.
- Cưỡi con lừa thấp lè tè.
- Làm giám mã cho ĐKHT.
- Can ngăn ĐKHT: Đó là những chiếc cối xay gió.
- Thúc lừa đến cứu chủ, nâng, đỡ ĐKHT lên ngựa.
-> Tận tụy, hết lòng phục vụ chủ.
- Hơi đau là rên rỉ ngay.
-> Thật thà và hèn nhát.
- Thích: ăn uống, ngủ.
-> Thực dụng.
=> Đầu óc thì tỉnh táo nhưng lí tưởng lại thấp hèn.
- NT: Tương phản, đối lập; cách xây dựng nhân vật độc đáo.
-> Hai nhân vật bổ sung, tô đậm cho nhau.
* Ghi nhớ: (SGK - )
4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung bài.
5. Hướng dẫn học bài: 
- Học nội dung cơ bản trong vở ghi; học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Tình thái từ.
Ngày soạn: 05/10/2015
Ngày dạy 8A.............;8C
Tiết 33: 
Tình thái từ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là tình thái từ.
2/. Kĩ năng :
- Sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
3/. Thái độ:
Có thói quen sử dụng tình thái từ để đạt được tính lịch sự, lễ phép trong giao tiếp.
B. Phương pháp:
	- Trực quan, vấn đáp, thảo luận, giải quyết vấn đề.
C. Chuẩn bị:
1/ GV:Soạn giáo án, nghiên cứu bài.
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
 I. ổn định:
II. Bài Cũ: Thế nào là trợ từ, thán từ? Cho ví dụ?
 III. Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 ở tiết Tiếng Việt trước, các em đã được tìm hiểu về trợ từ, thán từ và tác dụng của nó. Đó là nhấn mạnh, biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc; làm dấu hiệu bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ...Ngoài trợ từ và thán từ ra vẫn còn có 1 số từ ngữ khác làm thành phần phụ trong câu, đi kèm và bổ sung, biểu thi sắc thái cho câu. để biết đó là những từ ngữ như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động2:
* GV treo bảng phụ có ghi các ví dụ SGK.
- Gọi HS đọc.
? Hãy chỉ ra các từ in đậm đã được gạch chân?
-> à, đi, thay, ạ.
? Nếu các câu a, b, c bỏ hết các từ trên thì ý nghĩa của chúng có gì thay đổi?
-> Không còn ý nghĩa nữa.
? Cụ thể, ở ví dụ a) nếu bỏ từ “à” đi thì nghĩa của câu văn sẽ trở nên như thế nào?
-> Không còn là câu nghi vấn nữa.
? vậy từ “à” ở đây có tác dụng gì?
? ở ví dụ b) nếu bỏ từ “đi” thì ý nghĩa của câu có gì khác?
-> Không còn là câu cầu khiến nữa.
? Vậy từ “đi” có tác dụng như thế nào?
? ở ví dụ c) từ “thay” giúp tác giả thể hiện tình cảm gì?
-> Thương xót cho số phận của Kiều: có tài, có nhan sắc nhưng lại gặp chuyện không hay.
? Nếu bỏ từ “thay” ở câu này đi, thì tình cảm của tác giả sẽ trở nên như thế nào?
->Không còn sâu sắc nữa.
? Từ “thay” có tác dụng gì trong câu thơ trên?
GV: Các từ “à”, “đi”, “thay” vừa làm rõ nghĩa trong câu, vừa cần thiết để tạo lập nên các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. 
? ở ví dụ d) từ “ạ” biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
VD: + Em chào cô !
 + Em chào cô ạ !
-> Cùng là câu chào nhưng câu sau thể hiện mức độ lễ phép cao hơn câu trước.
? Xét cấu tạo ngữ pháp, các từ “à”, “đi”, “thay”, “ạ” là thành phần gì trong câu?
-> Là thành phần phụ
? Mặc dù là thành phần phụ nhưng chúng có vai trò như thế nào?
-> Giúp tạo lập được các kiểu câu phù hợp với mục đích nói.
? Qua tìm hiểu các ví dụ, em hiểu thế nào là tình thái từ? Chúng thường đứng ở những vị trí nào trong câu?
-> HS trả lời. GV chốt lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ 1.
? Em hãy lấy thêm một số ví dụ về TTT ?
GV: Vậy khi sử dụng tình thái từ, ta cần chú ý những đặc điểm nào?
 Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc ví dụ trong SGK.
? ở ví dụ a) là lời của ai nói với ai? Thể hiện tình cảm gì?
-> Bạn hỏi bạn.
? Mối quan hệ giữa người hỏi với người được hỏi xét về tuổi tác như thế nào?
? ở ví dụ b) là lời của ai nói với ai? Câu hỏi này thể hiện tình cảm gì?
? Em có nhận xét gì về mối quan hệ xã hội, thứ bậc của người hỏi và người được hỏi?
? Đây là ai nhờ ai? Nó bộc lộ tình cảm gì?
? Quan hệ xã hội thể hiện trong câu nói này?
? Đây cũng là câu có tác dụng cầu khiến, nhưng từ “ạ” đã giúp người nói bộc lộ tình cảm gì?
? Quan hệ thứ bậc ở đây?
GV đưa ra ví dụ:
 + Mẹ về rồi à?
 + Ông giúp cháu một tay đi!
? Có nên sử dụng tình thái từ như trên không? Tại sao?
? Qua phân tích các ví dụ, em thấy khi sử dụng tình thái từ ta phải chú ý điều gì?
-> HS trả lời. GV chốt lại và đưa ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ .
 Hoạt động 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT1.
? Trong các từ được in đậm ở câu trên, từ nào là tình thái từ? Từ nào không phải là tình thái từ?
- Gọi HS trả lời. 
- GV chữa từng câu.
- Gv nêu yêu cầu BT2.
- Chia HS làm 3 nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- gọi HS nhận xét chéo.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
- GV hướng dẫn cách làm.
- Gọi mỗi em trình bày một câu.
- HS đọc thầm yêu cầu trong SGK.
- Làm việc cá nhân, nêu kết quả.
- GV nhận xét, khẳng định đáp án.
I/ Chức năng của tình thái từ.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét.
a) à -> dùng để hỏi.
=> Tạo lập câu nghi vấn.
b) Đi -> ý cầu khiến.
=>Tạo lập câu cầu khiến.
c) Thay -> Thể hiện tình cảm, cảm xúc.
=> Tạo lập câu cảm thán.
d) ạ -> Kính trọng, lễ phép.
=> Biểu thị sắc thái tình cảm.
* ghi nhớ 1: (SGK – 81)
II/ Sử dụng tình thái từ.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
a) Bạn chưa về à?
-> Thân mật.
=> Quan hệ ngang hàng.
b) Thầy mệt ạ?
-> Kính trọng.
=> Quan hệ vai dưới – vai trên.
c) Bạn giúp tôi 1 tay nhé!
-> Thân mật
=> Quan hệ ngang hàng.
d) Bác giúp cháu một tay ạ!
-> Kính trọng.
=> Quan hệ vai dưới – vai trên.
* Ghi nhớ 2: (SGK – 81)
III/ Luyện tập.
1. Bài tập 1:
- Tình thái từ: b, c, e, i.
- Không phải tình thái từ: a, d, g, h.
2. Bài tập 2:
a) Chứ: Mang ý nghi vấn nhưng dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã it nhiều được khẳng định.
b) Chứ: muốn nhấn mạnh điêù vừa khẳng định, cho là không thể khác được.
c) Ư: Hỏi với thái độ phân vân.
d) Nhỉ: Thái độ thân mật.
e) Nhé: Dặn dò. Thái độ thân mật.
g) Vậy: Thái độ miễn cưỡng.
h) Cơ mà: Thái độ thán phục.
3. Bài tập 3:
- Nó là học sinh giỏi cơ mà.
- Con thích được tặng cặp sách cơ!
4. Bài tập 4:
a) Thưa thầy, em xin phép hỏi thầy một câu được không ạ?
b) Đằng ấy đã học bài rồi chứ?
c) Mẹ sắp sửa đi làm phải không ạ?
4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung bài.
 - Thế nào là tình thái từ? 
 - Khi sử dụng tình thái từ phải chú ý điều gì?
5. Hướng dẫn học bài:
 - Học bài theo quá trình tìm hiểu.
 - Học thuộc ghi nhớ; làm thêm BT 5 vào vở.
 - Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Ngày soạn: 05/10/2015
Ngày dạy 8A.............;8C
Tiết 34:
 Luyện tập viết đoạn văn tự sự 
 kết hợp với miêu tả và biểu cảm
A. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Cũng cố lại kiến thức về đoạn văn: Cấu trúc, liên kết, chuyển đoạn.
2/. Kĩ năng :
- Viết đoạn văn theo những yêu cầu cho trước.
3/. Thái độ:
- Thấy được vai trò quan trọng của việc xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
B. Phương pháp:
	- Đàm thoại, gợi tìm, giải quyết vấn đề.
C. Chuẩn bị:
1/ GV:Soạn giáo án, nghiên cứu bài.
2/ HS: Viết đoạn văn theo sự việc cho trước.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
 I ổn định:(1')
II. Bài Cũ: (3')Kiểm tra việc lam BT2 của HS
III. Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 GV nêu mục tiêu tiết học để HS nắm được.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2:
GV nêu một số sự việc và nhân vật:
 a. Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa
 b. Giúp một bà cụ qua đường...
 c. Nhận một món quà nhân ngày sinh nhật...
GV: Từ các sự việc và nhân vật trên, nhiệm vụ của chúng ta là phải xây dựng những đoạn văn tự sự, có cả các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Vậy để có được những đoạn văn ta phải qua các bước sau:
? Theo em, ta phải thực hiện theo những bước nào?
-> HS trả lời.
?Trong 3 sự việc đã cho, em sẽ lựa chọn sự việc nào?
+ Sự việc có đối tượng là đồ vật
+ Sự việc có đối tượng là con người.
+ Sự việc mà con người là chủ thể tiếp nhận.
? Với sự việc trên, em sẽ lựa chọn ngôi kể của mình là ngôi thứ mấy?
-> Ngôi thứ nhất. Xưng tôi(em)
? Em hãy xác định thứ tự kể: Câu chuyện bắt đầu từ đâu?
VDụ: Có thể kể theo trình tự sau:
+ Lọ hoa đang để ở trên bàn, chẳng may em đi qua làm đổ, lọ hoa rơi xuống nền nhà.
+ Lọ hoa vỡ thành những mảnh nhỏ vụn.
+ Ngắm nghía, mân mê những mảnh vỡ có hoa văn rất đẹp.
+ Thu dọn, nhặt mảnh vỡ, cảm thấy tiếc, sợ...
+ Thái độ của người thân...
? Em sẽ viết những câu kết thúc đoạn văn như thế nào?
? Em sẽ miêu tả lọ hoa của mình như thế nào?
? Em sẽ biểu cảm ở những tình tiết nào?
GV hướng dẫn học sinh:
+ Xác định cách trình bày: diễn dịch hoặc quy nạp.
+ Viết câu mở đoạn.
+ Triển khai các câu văn tiếp theo.
+ Đảm bảo tính liên kết, mạch lạc của đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn vừa viết.
- Cho HS khác nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung và đọc cho HS nghe đoạn văn đã chuẩn bị.
 Hoạt động 3:
GV: Hướng dẫn HS cách làm:
Nhân vật và sự việc đã cho sẵn, em hãy đóng vai ông giáo để viết đoạn văn này.
? Trên cơ sở đoạn văn em vừa viết ở BT1, hãy so sánh với đoạn văn tương tự trong văn bản “Lão Hạc” và rút ra nhận xét?
- HS nêu nhận xét.
- GV chốt lại ý kiến.
I/ Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1. Ví dụ:
2. Các bước thực hiện:
a. Lựa chọn sự việc chính.
VD: Chọn sự việc a.
b. Lựa chọn ngôi kể.
- Ngôi thứ nhất.
c. Xác định thứ tự kể:
- Mở đầu: Có thể giới thiệu, đưa ra cảm nhận ban đầu về đối tượng.
- Diễn biến: Kể lại sự việc một cách chi tiết (có xen lẫn MT và BC) 
- Kết thúc: 
+ Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân
+ Bài học kinh nghiệm về tính cẩn thân.
d. Xác định các yêú tố MT và BC
- MT: hình dáng, màu sắc, chất liệu, vẻ đẹp...
- BC: Suy nghĩ, tình cảm, sự trân trọng, ngưỡng mộ, hoảng sợ, nuối tiếc, ân hận...
3.Viết đoạn văn:
II/ Luyện tập:
1. Bài tập 1:
Đoạn văn kể chuyện lão Hạc sang báo tin bán chó.
2. Bài tập 2:
So sánh 2 đoạn văn.
4. 5. Hướng dẫn học bài:Củng cố:
 - Các bước viết một đoạn văn tự sự.
 - Một số lưu ý khi viết.
 - Nắm chắc cách viết đoạn văn tự sự kết hợp MT và BC
 - Làm BT1, BT2 phần luyện tập.
 - Đọc tham khảo phần đọc thêm ở cuối bài.
 - Soạn văn bản: “Chiếc lá cuối cùng”.
Ngày soạn: 05/10/2015
Ngày dạy 8A.............;8C
Tiết 35 TCV 
ôn luyện về từ loại 
Trợ từ, thỏn từ , tỡnh thỏi từ 
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức : Củng cố kiến thức về từ loại trợ từ , thỏn từ , tỡnh thỏi từ 
2,Kĩ năng:-Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ phự hợp ngữ cảnh 
II,Phương phỏp : Thuyết trỡnh ,vấn đỏp , hoạt động nhúm 
III.Chuẩn bị:
-GV:nc tài liệu,soạn giáo án
-Hs:Ôn bài
III.Tiến trình giờ học:
A.ổn định tổ chức lớp:
 B.Kiểm tra bài cũ:Lý thuyết về từ loại 
1. Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là trợ từ?
a. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.
 ( Nguyên Hồng )
b. Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
 ( Thanh Tịnh )
c. Ngay chúng tôi cũng không biết phải nói những gì.
d. Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
 (Thanh Tịnh )
e. Nó đưa cho tôi mỗi 5000 đồng.
g. Mỗi người nhận 5000 đồng.
2. Chọn từ những hay mỗi để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Tôi còn /..../ 5 tiếng để làm bài tập. Gì mà chẳng kịp.
b. Tôi còn /..../ 5 tiếng để làm bài tập. Làm sao mà kịp được.
 Chỉ ra sự khác nhau giữa những và mỗi?
3. Cho các trợ từ: thực ra, chỉ là, chính, đến là. Hãy điền các trợ từ đó vào chỗ trống cho thích hợp.
_ Đó /.../ chuyện vặt.
_ /.../ tôi không có ý từ chối.
_ Lũ trẻ con xóm này /.../ nghịch.
_ /.../ tôi cũng không biết nó đi đâu.
4. Phân biệt ý nghĩa của trợ từ mà trong hai trường hợp sau:
a. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
 ( Nguyên Hồng )
b. Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
 ( Nguyên Hồng )
5. Đặt 3 câu có dùng trợ từ chính, đích, ngay và nêu tác dụng của việc dùng 3 trợ từ đó.
6. Tìm thán từ trong những câu sau và cho biết chúng được dùng để làm gì?
a. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.
 ( Ngô Tất Tố )
b. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
 ( Ngô Tất Tố )
c. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.
 ( Tô Hoài )
d. Ha ha! Một lưỡi gươm!
 ( Sự tích Hồ Gươm )
7. Đặt 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc