Giáo án Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Luyện

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức :

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng :

- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

* Kĩ năng sống.

- Giao tiếp : thể hiện sự cảm thông trước những cảm xúc đẹp của tuổi học trò, những kỉ niệm đáng nhớ.

- Suy nghĩ sáng tạo : phát hiện, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm tự sự (dòng hồi tưởng của nhân vật tôi treo trình tự thời gian của buổi tựu trường).

- Tự nhận thức : biết trân trọng những cảm xúc chân thành, những kỉ n

doc 109 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Luyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lệ dúi ra cửa,hắn ngã chỏng quèo. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm.Anh Dậu can ngăn nhưng chị cũng không nguôi cơn giận: “Thà ngồi tù, chứ để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”.
Bài tập 3. Tóm tắt văn bản “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ”.
- Là văn bản tự sự, giàu chất thơ, ít sự việc.
- Tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật.
=> Nên khó tóm tắt.
4 . Củng cố: (3' )
? Tìm sự việc và nhân vật chính trong truyện ngắn Lão Hạc
? Tóm tắt lại truyện trong khoảng 10 dòng .
5 . Hướng dẫn tự học: (2')
- Học bài cũ, hoàn thành luyện tập. 
+ Bài mới : Chuẩn bị bài : Trợ từ, thán từ 
- Soạn theo các câu hỏi trong sách giáo khoa : Trợ từ là gì ? Thán từ là gì ? 
- Tìm xem trong các văn bản đã học từ đầu năm ở đoạn nào,câu nào có sử dụng trợ từ, thán từ .
 - Chú ý các bài tập và các ví dụ trong sách giáo khoa . 
****************************
Ngày soạn :16.9.2014 
Ngày dạy : 19.9.2014 TUAÀN 05 – TIEÁT 20
TRÔÏ TÖØ, THAÙN TÖØ
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức : 
- Khái niệm là trợ từ, thán từ. 
- Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ và thán từ .
2. Kĩ năng :
- Sử dụng trợ từ, thán từ thích hợp trong nói và viết.
* Kĩ năng sống:
- Ra quyết định sử dụng trợ từ, thán từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng trợ từ, thán từ tiếng Việt.
3. Thái độ: Giáo dục các em có ý thức trong việc sử dụng trợ từ thán từ. 
II. Chuẩn bị: 
 Gv :Phiếu học tập + Bảng phụ .
 	 Hs : Soạn bài mới ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên .
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: ( 1' )
 2. Bài cũ: ( 5 ' )
? Em hãy cho biết thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ?
? Cần chú ý điều gì khi sử dụng từ ngữ địa phươngvà biệt ngữ xã hội .
* Yêu cầu trả lời : 
- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một địa phương nhất định, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định .(4đ)
* Học sinh tự lấy ví dụ (3đ)
- Không nên lạm dụng lớp từ ngữ này vì sẽ gây ra hiện tượng tối nghĩa.(4đ)
3. Bài mới:
* Trong tiếng việt, có những từ tuy không làm thành phần chính của câu như ĐT,TT nhưng nó có thể nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, tình cảm đối với sự việc dược nói đến, đó là trợ từ.Vậy trợ từ và thán từ là gì ? Tiết học này chúng ta cùng nhau tìm hiểu .
10
10
Hoạt động 1.
H s đọc ví dụ sgk /69.
? Nội dung ba câu nói về việc gì?
Hs : Đều thông báo nó ăn hai bát cơm.
?Nội dung giống nhau nhưng nghĩa của nó khác nhau như thế nào? Vì sao?
Hs : Câu1: sự việc khách quan (số lượng).
 Câu 2: thêm “những” đánh giá ăn (nhiều).
 Câu 3: thêm “có”, đánh giá ăn (ít).
?Các từ “những”, “có” trong ví dụ trên đi kèm với từ ngữ nào trong câu và biểu hiện thái độ gì của người nói đối với sự việc?
Hs :Đi kèm từ ngữ sau nó và biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá đối với sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Gv:những từ như vậy được gọi là trợ từ. Vậy em hiểu thế nào là trợ từ ? 
Hs tổng hợp kiến thức trả lời.
=> Rút ra ghi nhớ 1 – Hs đọc.
? Hãy 3 đặt câu có 3 trợ từ chính, đích, ngay và nêu tác dụng của việc dùng 3 trợ từ đó ?
Hs: Nói dối là tự làm hại chính mình.
 Tôi đã gọi đích danh nó ra.
 Bạn không tin ngay cả tôi nữa à ?
Tác dụng:Nhấn mạnh đối tượng được nói đến là :mình, nó, tôi.
Hoạt động 2.
- Hs đọc ví dụ / sgk.69
?Các từ (này, a, vâng, trong các đoạn văn biểu thị điều gì?
Hs trả lời.
Gv lưu ý Hs :A! còn được dùng biểu thị niềm vui sướng: (A! mẹ về!.)
- Hs đưa thêm ví dụ có các từ biểu thị như trên.
HS trả lời – lớp nhận xét – Gv bổ sung.
? Em có nhận xét gì về vị trí, cấu tạo và chức năng cú pháp của các từ “này”, “a” trong ví dụ này?
Hs: một từ, đứng đầu câu, đầu đoạn, có thể được tách ra thành câu đặc biệt.
? Nhận xét về cách dùng các từ (này, a, vâng) bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng?( sgk.69-70).
? Từ việc phân tích ví dụ trên, em hiểu thế nào là thán từ? Có mấy loại thán từ thường gặp?
=> HS đọc ghi nhớ 2.
I.Trợ từ.
1.Ví dụ / sgk :
Nó ăn hai bát cơm
- Nó ăn những hai bát cơm (nhiều)
- Nó ăn có hai bát cơm (ít)
-> biểu hiện thái độ nhấn mạnh, đánh giá đối với sự việc được nói đến ( bát cơm).
2.Bài học.
Ghi nhớ / sgk.
II. Thán từ .
1.Ví dụ / sgk.69
– Này! Tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại.
- A! tiếng thốt ra biểu thị sự tức giận.
- Vâng: đáp lại, lễ phép. 
2. a – d: đúng
 b – c : sai
2.Bài học.
* Ghi nhớ:2 (SGK/70).
4.Luyện tập – Củng cố. 17’
Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu - Trả lời- lớp nhận xét, bổ sung.
* Gợi ý : Là trợ từ: a, c, g, i (nhấn mạnh, biểu thị thái độ).
 Không phải trợ từ: b – d – e, h.
Bài tập 2: Hs đọc bài: giải thích trợ từ
Thảo luận nhóm – trình bày, lớp bổ sung.
* Gợi ý : a. Lấy (3 lần): nhấn mạnh và tỏ ý phàn nàn về việc mẹ không gửi thư, hỏi thăm, gửi quà.
b.- Nguyên: Nhấn mạnh sự thách cưới cao.
 - đến: nhấn mạnh đến việc tốn kém.
c. Cả :Nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường.
d. Cứ :Nhấn mạnh một việc lặp lại nhàm chán.
Bài tập 3: Hs đọc đề yêu cầu – làm độc lập, trả lời – lớp nhận xét.
* Gợi ý : a. Này, à ; b. ấy ; c. vâng; d. chao ôi ; e. hỡi ơi.
Bài tập 4 :? Nghĩa của các thán từ trong đoạn văn?
* Gợi ý : - Kìa: gọi ; - ái ái: sợ hãi ; - ha ha: phấn khởi ; - Than ôi: tiếng thở dài.
Bài tập 5. * Gợi ý : 
 - Trời ! Bông hoa đẹp quá.
- A ! Mẹ đã về.
- Vâng ! Em biết rồi.
- Cô ấy có những năm người con.
? Qua các bài tập,em hiểu như thế nào về trợ từ,thán từ ?
? Đặt câu hoặc viết đoạn văn có sử dụng trợ từ,thán từ ?Nêu tác dụng của các trợ từ đó.
5.Hướng dẫn tự học. 2’
- Học bài cũ, hoàn thiện bài tập 4 , 6. 
- Soạn tiết tiếp theo : Văn bản " Cô bé bán diêm ".
* Chú ý : 
- Tóm tắt văn bản .
- Bố cục, nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Các nhóm thi vẽ tranh.
- Sưu tầm tranh về những trẻ em bất hạnh trong cuộc sống hiện nay.
- Các câu hỏi và bài tập trong SGK.
***************************
Ngày soạn :20.9.2014 
Ngày dạy : 22.9.2014 TUAÀN 06 – TIEÁT 21
 Vaên baûn: COÂ BEÙ BAÙN DIEÂM
 ( Trích) - An Ñeùc Xen -
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức : 
- Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc- xen
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau). 
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
* Kĩ năng sống: 
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, phản hồi, lắng nghe tích cực về tình cảnh đáng thương của cô bé bất hạnh.
 - Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về tình tiết trong câu chuyện.
 - Tự nhận thức: Xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh.
3. Thái độ: 
- Giáo dục các em niềm tin vào cuộc sống vượt qua khó khăn để đến với chân lí hạnh phúc. 
- Giáo dục học sinh có tấm lòng biết chia sẻ đồng cảm với những em bé bất hạnh ở xung quanh ta . 
II. Chuẩn bị:
 Gv :Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh
 Hs: Soạn bài mới ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: ( 1' )
 2. Bài cũ: ( 5' )
? Trình bày ngắn gọn nguyên nhân, ý nghĩa về cái chết của lão Hạc qua truyên ngắn " Lão Hạc " của Nam Cao ? 
? Qua cái chết ấy em hiểu gì về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ ? 
 * Yêu cầu trả lời : 
* Đáp án :- Vì lão thương con,lão không thể tìm con đường nào khác để tiếp tục sống mà không ăn vào tiền của con,hoặc bán mảnh vườn.Lão đành chọn cái chết,đành chấp nhận sự giải thoát cho tương lai của đứa con trai được đảm bảo,nếu thực sự anh ta còn sống trở về .
- Ý nghĩa :+ Góp phần bộc lộ rõ tính cách và số phận của lão Hạc,cũng là số phận và tính cách của nhiều người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng:nghèo khổ,bế tắc cùng đường,giàu tình yêu thương và lòng tự trọng.
+ Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến – cái xã hội nô lệ,tối tăm,buộc người nghèo,đưa dẫn họ đến đường cùng.Họ chỉ có thể hoặc sa đoạ,tha hoá,hoặc giữ gìn bản chất lương thiện,trong sạch,tìm lại tự do bằng cái chết của chính mình.
+ Làm cho những người xung quanh hiểu rõ con người lão,quý trọng và thương tiếc lão hơn. 
3. Bài mới
* Trên thế giới có không nhiều những nhà văn chuyên viết truyện và truyện cổ tích dành riêng cho trẻ em. Những truyện cổ tích do nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen sáng tạo thì thật tuyệt vời. Không những trẻ con khắp nơi vô cùng yêu thích, say mê đón đọc mà người lớn đủ mọi lứa tuổi đọc vẫn không thấy chán.
17
17
Hoạt động 1.
Hs đọc chú thích về tác giả/ sgk.67
? Em đã từng biết những truyện nào của nhà văn An – đéc – xen? 
Gv nhấn mạnh vài ý chính về tác giả:
An – đéc – xen (1805 – 1875) là nhà văn Đan Mạch,viết nhiều truyện cho trẻ em. Nhiều truyện biên soạn theo cổ tích, nhiều truyện do ông sáng tạo ra (Nàng tiên cá,Bầy chim thiên nga, Nàng công chúa và hạt đậu) tổng số 168 truyện – truyện của ông nghe nhẹ nhàng tươi mát, toát lên lòng thương yêu con người. Nhất là những người nghèo khổ và một niềm tin vào tương lai tốt đẹp trên thế gian.
Văn bản trích gần hết truyện ngắn “Cô bé bán diêm”.
Gv hướng dẫn đọc:giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, sâu lắng.
Gv đọc mẫu,Hs đọc tiếp cho đến hết.Gv + lớp nhận xét.
Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu chú thích: lưu ý các chú thích ( 2, 3, 5, 7, 8, 10, 11). 
?Hãy xác định bố cục của văn bản và cho biết nội dung chính của mỗi phần?
Hs:+ Từ đầu “...cứng đơ ra” => tình cảnh của em bé.
+ Tiếp đến “Về chầu thượng đế”=> Hiện thực và mộng tưởng.
+ Còn lại: => Một cái chết thương tâm.
Hoạt động 2: 
? Đọc truyện, em thấy tác giả đã đặt em bé trong gia cảnh như thế nào ? 
Gv: Nói thêm phần đầu truyện: Mẹ chết,bố độc ác,bà nội cũng qua đời lúc ra khỏi nhà: trời rét, em đi đôi giày vải của mẹ để lại cho,giày quá rộng nên bị văng ra ( Một chiếc bị xe ngựa nghiến và dính vào tuyết,một chiếc bị thằng bé ném lên trời). Em đi bán diêm suốt ngày chẳng ai đoái hoài đến lời chào của em chẳng ai bố thí cho em, cứ thế em lang thang trong đói rét, trong tuyết rơi
? Em hãy cho biết bối cảnh thời gian, không gian xảy ra câu chuyện ?
Hs:Giữa đêm giao thừa.
? Khi nói đến đêm giao thừa chúng ta liên tưởng đến điều gì ?
? Vậy em bé bán diêm có được hưởng những điều này không? 
? Hình ảnh em bé giữa đêm giao thừa được tác giả miêu tả như thế nào ?
? Tại sao em bé không về nhà trong đêm giao thừa?
? Để khắc họa rõ nỗi khổ cực của cô bé, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Nghệ thuật ấy được biểu hiện qua chi tiết nào?
Hs: - Đêm đông giá rét,tuyết rơi >< Cô bé đầu trần,chân đất, đang dò dẫm trong đêm tối.
-Ngoài đường lạnh buốt,tối đen ><Cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn.
- Trong phố sực nức mùi ngỗng quay >< Em bé bụng đói cả ngày chưa ăn uống gì....
? Nhà văn đã sử dụng nhiều hình ảnh tương phản như vậy có tác dụng ra sao?
Gv: Chưa cần biết diễn biến câu chuyện ra sao,chỉ với tình cảnh như thế cũng đã gợi ra rất nhiều thương tâm, đồng cảm trong lòng người đọc.
* Em có cảm nhận và suy nghĩ như thế nào qua hình ảnh em bé bán diêm và cả những em bé bất hạnh trong xã hội ngày nay ?
HS suy nghĩ và rút ra ý nghĩa bài học . 
I.Đọc và tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
- An Đéc Xen ( 1805 – 1875)- Nhà văn Đan mạch.
- Nổi tiếng với những truyện dành cho trẻ em.
2. Tác phẩm.
Được trích gần hết truyện ngắn: Cô bé bán diêm.
3. Đọc và giải nghĩa từ khó.
4. Bố cục: 3 phần.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Tình cảnh của em bé bán diêm.
a. Gia cảnh:
- Mẹ và bà nội qua đời, gia sản tiêu tán.
- Ở với người bố nghiện ngập, thường xuyên đánh đập em.
- Sống chui rúc trong xó tối tăm.
→ Hoàn cảnh nghèo khổ, bị ngược đãi.
b. Công việc:
- Đi bán diêm trong đêm giao thừa. → Thời điểm đặc biệt làm tăng thêm sự bất hạnh của em.
- Đầu trần, chân đất, đang dò dẫm trong đêm tối giá rét.
- Bụng đói cả ngày chưa ăn uống gì.
- Không dám về nhà vì không bán được diêm, sợ bố đánh.
-> NT tương phản, đối lập.
=> tình cảnh đáng thương và bất hạnh
4. Củng cố: (3' ) 
- Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của em bé bán diêm trong đêm giao thừa?
- Qua bài học này để lại ý nghĩa gì trong mỗi người chúng ta ? 
5. Hướng dẫn tự học : ( 2 ' )
+ Bài cũ : Học kĩ nội dung và nghệ thuật của phần 1. 
+ Bài mới : phần còn lai: Cô bé bán diêm
Chú ý : - Tìm hiểu những thực tế và mộng tưởng của em bé qua 5 lần quẹt diêm . 
 - Cái chết đáng thương của em bé như thế nào ? 
- Tìm hiểu xem : Trong những lần quẹt diêm như vậy có hợp lí không ? trong các mộng tưởng ấy ,điều nào gắn với thực tế,điều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng .
- Xem trước các bài tập trong sách giáo khoa . 
- Tìm đọc một số truyện của An-Đéc-Xen .
- Các nhóm thi vẽ tranh .
*********************************
Ngày soạn :20.9.2014 
Ngày dạy : 22.9.2014 TUAÀN 06 – TIEÁT 22
 Vaên baûn: COÂ BEÙ BAÙN DIEÂM (TT)
 ( Trích) - An Ñeùc Xen -
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức : 
- Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc- xen
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau). 
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
* Kĩ năng sống: 
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, phản hồi, lắng nghe tích cực về tình cảnh đáng thương của cô bé bất hạnh.
 - Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về tình tiết trong câu chuyện.
 - Tự nhận thức: Xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh.
3. Thái độ: 
- Giáo dục các em niềm tin vào cuộc sống vượt qua khó khăn để đến với chân lí hạnh phúc. 
- Giáo dục học sinh có tấm lòng biết chia sẻ đồng cảm với những em bé bất hạnh ở xung quanh ta . 
II. Chuẩn bị:
 Gv :Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh
 Hs: Soạn bài mới ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: ( 5' )
? Tóm tắt truyện Cô bé bán diêm? Nêu cảm nhận của em về hoàn cảnh của cô bé?
Yêu cầu trả lời: Đảm bảo các ý sau: (7,5đ)
- Cô bé tội nghiệp đi bán diêm giữa đêm giao thừa, cô lạnh run người nép vào giữa hai ngôi nhà.
- Cô bé nhớ lại ngày xưa có cuộc sống ấm êm.
- Vì lạnh cô quẹt lần lượt từng que diêm, những hình ảnh quen thuộc hiện lên.
- Que diêm cuối cùng trong hộp vụt tắt, cô bé bay lên cùng bà.
- Sáng hôm sau, mọi người phát hiện thân thể em nằm co ro.
-> Hoàn cảnh đáng thương và tội nghiệp (2,5đ)
3. Bài mới: 
* Trước cái đói và cái rét trong đêm giao thừa, em bé đã có suy nghĩ gì, những suy nghĩ đó có đáp ứng được yêu cầu của em không?Vì sao em bé lại ra đi mãi mãi với người bà như vậy. Việc ra đi đó để lại cho chúng ta những ấn tượng gì, tiết học này chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần còn lại của văn bản. 
20 
5 
5
Hoạt động 1:
? Câu chuyện được tiếp nối bằng những chi tiết nào?
? Ở lần quẹt đầu tiên có hình ảnh nào hiện lên ? Khi diêm tắt thì em bé như thế nào?
Hs : Lò sưởi biến mất => thất vọng vì không bán được diêm, chẳng ai bố thí, cha sẽ đánh, cuộc sống gia đình thiếu thốn.
? Theo em vì sao hình ảnh ấy lại hiện ra đầu tiên? có hợp lí không?
? Lần quẹt thứ 2 tác giả để cho em mơ điều gì? Vì sao lại mơ thấy những điều đó?
? Khi que diêm tắt thì em bé ra sao?
Hs :Bàn ăn biến mất => chỉ còn bức tường dày đặc, lạnh lẽo phố xá vắng teo, lạnh buốt, sự thờ ơ của dòng người.
? Lần quẹt thứ 3 hình ảnh gì xuất hiện ?
? Hình ảnh đó có đáp ứng được yêu cầu của em không? 
Hs : Không vì nến tắt, cây thông biến mất => niềm vui nhỏ nhoi trong đêm giao thừa không còn.
? Lần quẹt diêm thứ 4 em đã thấy hình ảnh nào? (Hình ảnh người bà).
? Vì sao lần này hình ảnh người bà lại hiện ra?
 Hs thảo luận:
- Em không chỉ đói khát về vật chất mà còn thiếu thốn tình thương, em cần sự ấp ủ, chăm chút như bà thường làm với em.
- Một thời thơ dại em được sống hạnh phúc trong tình thương của bà.
? Em đọc đoạn tiếp theo và cho biết lần quẹt diêm này có gì khác với những lần trước? 
Hs: Những lần trước em quẹt từng que diêm, lần này em quẹt tất cả liên tiếp những que diêm còn lại trong bao.
? Hành động ấy nhằm mục đích gì? 
Hs :Muốn níu giữ bà ở lại, bất chấp người bố tàn ác, những que diêm nối tiếp nhau rực sáng, em được sống trong tình yêu thương của bà để rồi hai bà cháu bay vụt lên cao,chẳng còn đói rét,đau buồn. Đó cũng chính là vầng sáng đẹp đẽ cuối cùng mà em được nhìn thấy.
? Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp các hình ảnh mộng tưởng qua các lần quẹt diêm ? 
? Mộng tưởng hoàn toàn đối lập với thực tế phũ phàng, vì sao em vẫn tiếp tục quẹt diêm? 
Hs :Mong những điều kỳ diệu, những hình ảnh đẹp đẽ hạnh phúc..
Hoạt động 2:
Hs đọc phần kết “Sáng hôm sauđến hết „.
? Hình ảnh nào trong phần kết để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất ?
? Thái độ của mọi người trước cái chết của em ra sao?
Hs :- Em chết vì giá rét: Cảnh thương tâm. 
- Chẳng ai biết những điều kỳ diệu em đã trông thấy.
- Người đời đối xử với em quá lạnh lùng, chẳng ai đoái hoài khi nhìn thấy thi thể của em -> em bé rất tội nghiệp
?Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện của tác giả?
Hs :Hiện thực đau xót nhưng không bi lụy mà giàu chất thơ bởi hình ảnh bay bổng ở cuối bài (em đựơc về với bà, tâm hồn em nhẹ nhàng rời bỏ thể xác để lên thiên đàng, không còn đói rét bơ vơ). Truyện đậm chất trữ tình lãng mạn.
?Chuyện giúp em hiểu gì về An – Đéc – Xen ? Qua đó tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?
Hs:- Thấu hiểu nỗi lòng con trẻ cô đơn đói rét,trân trọng ước mơ của trẻ thơ.
- Con người sống phải có lòng nhân ái, phả biết giúp đỡ , chia sẻ . Tuổi thơ phải được sống hạnh phúc, được thương yêu bao bọc, chở che.
- Con người bao giờ cũng ước mơ được sống tốt đẹp hơn, không chỉ là ước mơ của cô bé mang theo đến hơi thở cuối cùng mà phải trở thành hiện thực trong cuộc sống => Tính nhân bản đậm nét.
Hoạt động 3: 
? Nêu giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản ?
Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
II. Đọc - hiểu văn bản: 
2. Những lần quẹt diêm và mơ ước của em bé:
+ Lần 1: Em mơ có một lò sưởi >< Em đang rét.
+ Lần 2: Bàn ăn thịnh soạn, con ngỗng quay nhảy ra, tiến về phía em > < Em đang đói.
+ Lần 3:Cây thông No- en và những ngọn nến sáng rực. 
+ Lần 4: Người bà đang mỉm cười và ở gần em. → Khao khát tình thương.
+ Lần 5: Quẹt tất cả que diêm còn lại -> Muốn níu giữ bà ở lại, bất chấp người bố tàn ác. 
→ Mộng tưởng xen lẫn thực tế.=> Các mộng tưởng diễn ra theo thứ tự hợp lí → Tác giả rất hiểu tâm lí của trẻ em.
3. Cái chết của em bé.
- Em bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. 
-> Cái chết nhẹ nhàng, thanh thản như được giải thoát khỏi nỗi bất hạnh .
=> Lòng thương yêu nhân ái đối với những người bất hạnh.
III. Tổng kết.
1. Ý nghĩa :
Thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
2. Nghệ thuật.
- Nghệ thuật tương phản đối lập.
- Trình tự sắp xếp sự việc hợp lý.
- Sáng tạo trong cách kể chuyện.
* Ghi nhớ : ( SGK )
 4. Củng cố: ( 8' )
- Tại sao có thể nói : Cô bé bán diêm là một bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung,với trẻ em nói riêng ? 
-Từ truyện Cô bé bán diêm, chúng ta thấy trách nhiệm của những người lớn đối với trẻ em như thế nào ? Ngược lại trách nhiệm của trẻ em đối với người lớn và xã hội ngày nay lại cần chú ý những điểm gì ? 
? Viết khoảng 5 câu trình bày cảm nghĩ của em về nỗi bất hạnh của em bé?
 5. Hướng dẫn tự học. ( 2 ' )
- Học bài cũ : - Học lại nội dung và nghệ thuật của văn bản .
- Học thuộc phần ghi nhớ . 
- Soạn tiết tiếp theo : Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
* Chú ý :
- Đọc lại các văn bản đã học từ đầu năm 
- Xaùc định yếu tố miêu tả và yếu tố biểu cảm trong các văn bản : " Töùc nöôùc vôõ bôø ", " Laõo Haïc 
- Tự viết trước một đoạn văn tự sự (Trong đó có sử dụng yếu tố mieu tả và biểu cảm ).
 - Xem trước các bài tập trong sách giáo khoa . 
***************************
Ngày soạn :21.9.2014 
Ngày dạy : 24.9.2014 TUAÀN 06 – TIEÁT 23
MIEÂU TAÛ VAØ BIEÅU CAÛM TRONG VAÊN BAÛN TÖÏ SÖÏ
I. Mục tiêu cần đạt: 
1 .Kiến thức :
- Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.
- Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
2.Kĩ năng : 
- Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.
- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.
* KNS:- Giao tiếp: trình bày ý tưởng, trao đổi để xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm, sự kết hợp, mục đích, ý nghĩa của việc kết hợp hai yếu tố đó trong văn tự sự.
 - Ra quyết định: Sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để nâng cao hiệu quả bài văn tự sự.
3 .Thái độ.
- Giáo dục các em ý thức được vai trò quan trong của sự kết hợp 3 yếu tố. 
II. Chuẩn bị:
 Gv 2. bảng phụ ghi đoạn văn + Thiết kế bài giảng .
 Hs : Soạn kĩ bài theo sự hướng dẫn của giáo viên .
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: ( 5 ' ) 
? Tóm tắt văn bản tự sự là gì ? 
? Nêu các bước tóm tắt một văn bản tự sự ?
- Gọi HS làm bài tập số 3.
Trả lời :
 * Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản .(3đ)
* Các bước tóm tắt một văn bản tự sự là :(6đ)
- Đọc kĩ đề, hiểu đúng chủ đề.
- Lựa cho

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Toi_di_hoc.doc