Giáo ăn Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Luyện – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi – ĐakPơ – Gia Lai

Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức : Kiểm tra và củng cố kiến thức của học sinh sau khi học phần truyện kí Việt Nam và các văn bản nước ngoài, đánh giá được mức độ nắm kiến thức của học sinh, từ đó giáo viên có sự điều chỉnh về phương pháp.

2. Kĩ năng : Rèn và củng cố các kĩ năng , khái quát , tổng hợp phân tích và so sánh , lựa chọn để viết doạn văn .

3. Thái độ: Giáo dục tinh thần, tự giác , yù thöùc làm bài của học sinh .

II. Chuẩn bị : GV :Làm đề + Đáp án nộp về tổ trưởng ( Tuần 10 )

HS: Ôn tập chuẩn bị KT.

 

doc 71 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo ăn Ngữ văn 8 - Nguyễn Thị Luyện – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi – ĐakPơ – Gia Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
aäp laøm vaên : ÑEÀ VAÊN THUYEÁT MINH VAØ CAÙCH LAØM BAØI VAÊN THUYEÁT MINH
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức : 
- Đề văn thuyết minh.
- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài van thuyết minh.
- Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp là bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng : 
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Quan sát nắm dược đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng  của đối tượng cần thuyết minh.
- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh. 
3. Thái độ: Tích cực tự giác học tập.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài , bảng phụ. 
2. Học sinh : học bài cũ và soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định ( 1’)
2. Bài cũ: ( 4’) 
? Để có tri thức làm tốt một bài văn thuyết minh, ta cần phải làm gì ? Hãy kể những phương pháp thuyết minh ?
- Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu, nắm được bản chất, đặc trưng của đối tượng, tránh tưởng tượng và suy luận ( xa rời thực tế ). 
- Các phương pháp thuyết minh : nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại  
3. Bài mới
10
15
4’
Hoạt động 1 
Hs đọc các bài văn và nêu nhận xét
? Đề trực tiếp nêu cho ta biết điều gì?
? Đối tượng thuyết minh gồm những loại nào?
Hs :Đối tượng thuyết minh gồm: con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết,
? Làm sao em biết được đó là bài văn thuyết minh?
Hs :Không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích.
? Hãy ra một số đề thuyết minh, theo các đối tượng?
a. Đối tượng, con người: Hồng Sơn cầu thủ xuất sắc của Việt Nam.
b. Đối tượng là sự vật: núi Ba Vì ở Hà Tây.
c. Đối tượng là hiện tượng: Dịch cúm gia cầm.
? Đề văn thuyết minh là gì?
Hs:Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm trình bày tri thức về chúng .
=> Hs đọc ghi nhớ chấm 1.
Hoạt động 2
Hs đọc văn bản: xe đạp
? Đề nêu lên đối tượng gì? => xe đạp
? Em có suy nghĩ gì về lời văn của đề ?
Hs: Đề không có hai chữ thuyết minh nhưng rõ ràng là phải thuyết minh.
? Với đề bài này khi thuyết minh, người viết đã trình bày những gì?
Hs :Xe đạp như một phương tiện giao thông phổ biến -> trình bày cấu tạo, tác dụng.
? Để làm bài văn thuyết minh việc đầu tiên em làm gì?
-> phải nhận thức rõ yêu cầu của bài là cung cấp tri thức khách quan, khoa học về đối tượng.
? Bài “Xe đạp” có mấy phần cho biết mỗi phần?
a. Mở bài: hai câu đầu
 -> Giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp.
b. Thân bài: Tiếp đến “như một hoạt động thể thao” - > Giới thiệu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của xe đạp.
c. Kết bài: Còn lại 
-> Vị trí của xe đạp trong đời sống của người việt nam và trong tương lai
a. Mở bài: 
? Phần mở bài được giới thiệu ntn? 
Hs: “có một thời sức người”
? Có thể có cách diễn đạt khác được không? VD bỏ câu một trong phần mở bài?
Hs :- Được, bởi đó chỉ là câu cho ta biết xe đạp đã một thời gắn bó với người VN
? Phần mở bài quan trọng là giới thiệu được cái gì? ( đối tượng)
b. Thân bài:
? Phần thân bài người viết đã đi vào trình bày nội dung gì? 
Hs : cấu tạo xe đạp.
? Để trình bày cấu tạo của chiếc xe đạp, người viết đã chia chiếc xe đạp ra làm mấy bộ phận? Đó là gì?
Hs :3 bộ phận: + Hệ thống chuyển động
	 + Hệ thống điều khiển
	 + Hệ thống chuyên chở
? Các bộ phận ấy được giới thiệu theo thứ tự nào? có hợp lí không? Vì sao?
Hs :Theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, rất hợp lí, vì có như vậy mới gọi là xe đạp (hệ thống chuyển động).
? Phương pháp thuyết minh trong bài là gì? 
Hs : Phương pháp phân tích.
? Có thể dùng phương pháp pháp khác được không ? Chẳng hạn dùng lối liệt kê, ví dụ xe đạp gồm: khung, xích, líp, càng,?
Hs : Không nói được cơ chế hoạt động của xe đạp
-> Như vậy khi thuyết minh phải chọn phương pháp phù hợp.
Gv giảng :Cùng với phương pháp phân tích, người viết đã giới thiệu cụ thể từng hệ thống :Hệ thống truyền động, điều khiển, chuyên chở (SGK)
? Em có thể giới thiệu theo thứ tự khác được không? 
VD: hệ thống điều khiển, truyền động, chuyên chở?
Hs : Cũng được nhưng như vậy nét đặc trưng của xe đạp dễ bị lu mờ (Vì hệ thống điều khiển, chuyên chở ở nhiều xe khác cũng có).
? Từ đó, em thấy được các yếu tố của đối tượng cần thuyết minh có phải là là việc làm tùy tiện không?
Hs : Không. Cần trình bày theo thứ tự hợp lí, thích hợp sao cho người đọc dễ hiểu.
? Nhờ đâu mà người viết có thể giới thiệu cụ thể các bộ phận, nguyên tắc hoạt động cũng như tác dụng của từng bộ phận chiếc xe đạp?
Hs :Quan sát tìm hiểu kĩ lưỡng.
c. Kết bài:
? Ở phần kết bài người viết nêu lên cái gì? 
Hs :Tác dụng của xe đạp và tương lai của nó.
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, cách diễn đạt trong văn bản này?
Hs :Ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng mạch lạc.
Hoạt động 3
? Tóm lại thông qua văn bản “ Xe đạp” em hãy nói lên những hiểu biết của mình về cách làm bài văn thuyết minh?
HS : Để làm bài văn thuyết minh cần tìm hiểu kĩ đối tượng , xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đố , sử dụng phương pháp phù hợp , ngôn ngữ chính xác dễ hiểu .
- Bố cục của bài văn thuyết minh gồm 3 phần 
+ MB: giới thiệu về đối tượng thuyết minh
+ TB : Trình bày cấu tạo, đặc điểm lợi ích  của đối tượng 
+ KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng 
- Hs dựa vào ghi nhớ – Gv nhấn mạnh ý
Hs đọc to ghi nhớ / sgk / 140 
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
1. Đề văn thuyết minh: (sgk)
- Nêu trực tiếp đối tượng thuyết minh.
- Đối tượng thuyết minh gồm: con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết,
=> Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm trình bày tri thức về chúng .
2. Cách làm bài văn thuyết minh
Văn bản: Xe đạp
a. Tìm hiểu đề:
- Thuyết minh về cấu tạo, tác dụng của xe đạp.
b.Tính chất của đề: 
Cung cấp tri thức khách quan và khoa học.
c. Bố cục bài văn:
 * Mở bài: hai câu đầu ->Giới thiệu khái quát đối tượng thuyết minh.
* Thân bài: Tiếp đến “như một hoạt động thể thao” - > Giới thiệu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của xe đạp bằng phương pháp phân tích.
* Kết bài: Còn lại .
-> Vị trí của xe đạp trong đời sống của người Việt Nam và trong tương lai.
-> Ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng mạch lạc.
II. Bài học :
Để làm bài văn thuyết minh cần tìm hiểu kĩ đối tượng , xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đố,sử dụng phương pháp phù hợp, ngôn ngữ chính xác dễ hiểu.
-Bố cục của bài văn thuyết minh:
+ MB: giới thiệu về đối tượng thuyết minh
+ TB : Trình bày cấu tạo, đặc điểm lợi ích  của đối tượng 
+ KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng 
Ghi nhớ: (SGK/140)
4. Luyện tập – Củng cố ( 10’)
Đề: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
Từ gợi ý sgk – Hướng dẫn Hs viết bài ở nhà
+ Mở bài:Chiếc nón lá là một vật không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam xưa là một đặc trưng cho cô gái Việt Nam mà không có một dân tộc nào có được.
+ Thân bài: 
- Hình dáng: Hình nón
- Vật liệu: mo nang, dây móc , lá lụi, khuôn nón, vòng nón, sợi guộc.
- Quy trình: Phơi lá, trải lá duỗi lá cho thẳng, tạo vòng nón, thắt và khâu nón, , , phơi nón trên lưới diêm cho trắng và tránh móc.
- Giới thiệu thêm các vùng làm nón: Huế, Quảng Bình, Làng Chuông.
- Công dụng của nón: Che mưa, che nắng, tạo duyên dáng cho người phụ nữ, trở thành biểu tượng.
+ Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.
5. Hướng dẫn tự học . ( 1’)
- Tập lập dàn ý dựa vào các đề dã học trong sách giáo khoa. 
- Học bài, Viết dàn ý chi tiết bài trên và làm bài văn thuyết minh cụ thể.
- Sưu tầm, tìm hiểu những tri thức khách quan về các đối tượng gần gũi với đời sống.
- Chuẩn bị bài luyện nói : Thuyết minh về một thứ đồ dùng. 
- Chuẩn bị cho bài viết số 3 : Viết về văn thuyết minh
- Soạn: Chương trình địa phương (Phần văn), tìm hiểu tác giả , nội dung bài thơ “ Khoảng trời lá thông ”/ tác giả Phạm Đức Long.
**************************
Ngày soạn :12 .11. 2014
Ngày dạy : 14 .11. 2014 TUAÀN 13 – TIEÁT 52
 NGÖÕ VAÊN ÑÒA PHÖÔNG : KHOAÛNG TRÔØI LAÙ THOÂNG 
 Phaïm Ñöùc Long 
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Với tình cảm chân thành tha thiết, tác giả đã miêu tả Playcu trong thời gian khoảng vài thập kỉ trước với vẻ đẹp vừa mạnh mẽ, rắn rỏi, hùng vĩ, khoáng đạt, hoang sơ, con người ở đây tuy nghèo nhưng gắn bó tha thiết với nhau, với đất và với nghiệp thơ.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tìm hiểu nghệ thuật nổi bật là cách dùng điệp câu, điệp ngữ và lối thơ có tính tự sự.
3. Giáo dục: 
 Giáo dục tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên tha thiết qua hình ảnh cây thông. 
II. Chuẩn bị: 
GV: Soạn kĩ bài + Tranh cây thông phóng to.
HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV
III.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định .( 1’)
2. Bài cũ: ( 4’) 
? Từ câu chuyện về bài toán cổ, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
? Ở địa phương em việc gia tăng dân số như thế nào? Em sẽ làm gì để hạn chế việc gia tăng dân số ở nơi em đang sinh sống?
* Yêu cầu trả lời:
- Từ câu chuyện bài toán cổ, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại trên thế giới và nhất là những nước chậm phát triển. (5đ)
- HS tự liên hệ thực tế và đề ra kế hoạch của mình. (5đ)
3.Bài mới 
 Phố núi cao, phố núi đầy sương.........
 Vâng, khi chúng ta nghe những âm điệu của bài hát đó, lòng ta lại nghĩ về hình ảnh Plâycu, một Plâycu bé nhỏ của có những nét đẹp hiền diệu và thơ mộng . Cảnh đẹp đó có thể là cảnh đẹp vào lúc bình minh ,cảnh đẹp khi hoàng hôn buông xuống ,cảnh đẹp của hồ Tơ- nưng, của bãi mía,, vườn cà.... .Và còn nhiều cái đẹp hơn nữa, cái đẹp của vườn thông.. Vậy vườn thông ấy trong con mắt và suy nghĩ của tác giả như thế nào? Tác gải đã gởi gắm tình cảm của mình ra sao? Tiết học này chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
8
20
4' 
4 '
Hoạt động 1:
? Nêu vài nét về tác giả:
? Bài thơ được viết vào thời gian nào
GV hướng dẫn cách đọc:
(Ngắt nhịp đúng, giọng đọc cần thể hiện âm điệu như là lời thủ thỉ, tâm tình...)
GV đọc mẫu- Gọi HS đọc
? Nêu nhan đề của bài thơ:
Hoạt động 2.
? Hình ảnh cây thông gợi cho em qua những chi tiết nào?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì và nhận xét như thế nào về hình ảnh cây thông?
? Từ xưa cây thông được ví với gì ? Vì sao phải như vậy?
Gv giảng : “ Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông ” .
 ( Nguyễn Công Trứ )
Chính đặc điểm trên đã gợi tứ cho tác giả viết về Plây Ku , lúc đó là thị xã ngàn thông , trời thông gắn với con người Plây Ku. 
Gv giới thiệu một vài hình ảnh về thành phố Plây Ku xưa và nay – Hs phát biểu cảm nghĩ - Gv chuyển ý.
?Hình ảnh Plây Ku hiện lên trong bài thơ như thế nào ? 
Hs: gắn với hình ảnh cây thông . Khoảng trời Plây Ku – Khoảng trời lá thông.
Khoảng trời có ô
Khoảng trời có tán .............
Dầu nắng dầu mưa - vẫn tinh khiết một sắc xanh óng ả.
? Nét đặc sắc về nghệ thuật ở đoạn này ?
? Từ những hình ảnh trên em có nhận xét gì vẻ đẹp của Plây Ku ?
Hs: Vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên : Vừa rắn rỏi , hùng vĩ , khoáng đạt vừa thơ mộng , trong trẻo , thuần khiết. 
Gv giảng : Qua các hình ảnh hiện lên trong bài thơ giúp cho ta như lạc vào huyền thoại , cổ tích của mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió khoáng đạt hùng vĩ, bạt ngàn sắc xanh của núi rừng với những con người Tây Nguyên chân chất mộc mạc .Từ đó ta bắt găp dòng tâm tư của tác giả gắn bó với nơi này.
? Đọc bài thơ em thấy tác giả tâm sự ra sao ?
Hs : -Tôi có tuổi hai mươi ở đó 
Tôi có nắng có mưa , có những cơn lốc đỏ , có mùa xuân  qua đời
Bạn và tôi : Dẫu nghèo .. tránh cái nhìn cùng quẫn  giữ tròn lẽ sống giữa trắng - đen , hư- thực, thăng trầm vẫn làm thơ , vẫn yêu thơ .
? Qua tâm sự đó em có suy nghĩ gì về tác giả , về mảnh đất , con người Tây Nguyên ?
Hs :- Tình nghĩa , gắn bó , chia sẻ buồn vui với mảnh đất Plây Ku.
- Dù có khó khăn vất vả vẫn giữ tròn lẽ sống , yêu và gắn bó tha thiết với nghiệp thơ .
? Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài thơ ? 
Hs : - Điệp câu thơ : Tựa đề “ Khoảng trời lá thông ” được lặp lại trong tất cả các khổ thơ. 
- Cùng điệp ngữ : “ Khoảng tròi có  ” tạo nên âm hưởng như khúc ca về Plây Ku , ngân vang mãi trong lòng độc giả .
- Các điệp ngữ khác “ Tôi có  ” “ Thương nhau ”
Nhằm nhấn mạnh tập trung chú ý của người đọc vào đối tượng đề cập, tạo âm điệu bài thơ thủ thỉ như lời kể, lời tự sự , giãi bày  của nhà thơ .
Hoạt động 3: 
? Qua văn bản này tác giả hướng người đọc có cái nhìn như thế nào?
? Em rút ra những gì từ nội dung của bài.
? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài.
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả: Phạm đức Long (1960) Nghệ an.
Hiện đang công tác tại Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.Gia lai.
2. Tác phẩm: 1-1987
3. Đọc.
3. Nhan đề: Vẻ đẹp , hùng vĩ thơ mộng, trong trẻo, thuần khiết của mảnh đất Plâycu và cũng là vẻ đẹp của con người Plâycu .
II. Đọc - hiểu văn bản :
1. Hình ảnh cây thông:
- Khoảng trời lá thông.
- Giữa trắng - đen- hư - thực - thăng trầm.
- Dầu nắng , dầu mưa.........
- Vẫn tinh khiết sắc màu óng ả........
.- Sừng sững giữa trời.........
- Nhân hóa → Cây thông vững chãi, chịu được mọi thử thách khắc nghiệt của thời gian, cây thông là khí phách kiên cường, cứng rắn của người quân tử.
2. Hình ảnh Plâycu xưa và vẻ đẹp :
-Khoảng trời có ô
- Khoảng trời có tán
- Nắng ràn rụa cháy...
- Gió thì thầm hát..
- Hương chín rụng như mơ.
- Dẫu nắng dầm mưa - ...óng ả.
- Điệp câu, điệp ngữ → Vẻ đẹp của núi rừng tây nguyên, vừa rắn rỏi, hùng vĩ, khoáng đạt vừa thơ mộng, trong trẻo, thuần khiết .
3. Tâm sự của tác giả:
- Tôi có tuổi hai mươi ở đó.
- Tối có nắng ...
- Bạn và tôi dẫu nghèo
- Vẫn làm thơ, vẫn yêu thơ.
- Điệp ngữ , âm điệu thủ thỉ → Gắn bó chia sẻ buồn vui với mảnh đất Plâycu, vất vả vẫn giữ trọn lẽ sống , yêu và gắn bó tha thiết với nghiệp thơ.
IV. Tổng kết:
1. Nội dung: Bài thơ là khúc ca, ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất Plâycu vừa rắn rỏi, hùng vĩ, khoáng đạt vừa thơ mộng,trong trẻo, thuần khiết , đồng thời cũng là lời tâm sự tha thiết chân thành của tg đối với con người nơi đây.
2. Nghệ thuật:
- Điệp ngữ, điệp câu, nhân hóa....
- Âm điệu bài thơ vừa thủ thỉ ,vừa giải bày.....
- Lời thơ nhẹ nhàng, tình cảm.
4. Củng cố: (3')
- Đọc bài : Thương hoài Plâycu"
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Hình ảnh cây thông gợi cho em những suy nghĩ gì ?Em có nhận xét gì về vẻ đẹp của Plâycu.?
5. Hướng dẫn về nhà: (2') 
- Học kĩ bài + Hoàn tất bài tập.
- Soạn bài: Dấu ngoặc kép.
* Chú ý : 
- Công dụng và đặc điểm của dấu ngoaëc kép .
- Dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, dấu 2 chấm cách dùng như thế nào?
- Tìm 1 số trường hợp có sử dụng dấu ngoặc kép trong các văn bản đã học.
- Các bài tập trong sách giáo khoa .
***********************************
Ngày soạn :15 .11. 2014
Ngày dạy : 17 .11. 2014 TUAÀN 14 – TIEÁT 53
 Tieáng vieät : DAÁU NGOAËC KEÙP
I. Mục tiêu cần đạt : 
1 . Kiến thức : Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép 
2 . Kĩ năng:
- Biết sử dụng dấu ngoặc kép đúng, hợp lí khi viết.
- Sử dụng dấu ngoặc kép với các dấu khác
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
3 Giáo dục : Giáo dục các em thấy được sự phong phú và đa dạng của TV.
II. Chuẩn bị:
- GV :Soạn bài + nghiên cứu tài liệu + Bảng phụ
- HS: Soạn bài mới ở nhà.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài , bảng phu. 
2. Học sinh : học bài cũ và soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định .
2. Bài cũ: 
? Dấu ngoặc đơn sử dụng với mục đích gì? Em hãy cho 1 ví dụ minh họa?
? Dấu hai chấm sử dụng trong trường hợp nào? Cho ví dụ ?
* Yêu cầu trả lời : 
- Dấu ngoaëc đơn dùng để đánh dấu phaànchú thích ( Giải thích, thuyết minh, bổ sung ) (3đ)
- Ví dụ : An-ñeùc -xen ( 1805-1875 ) laø nhaø vaên Ñan Maïch noåi tieáng vôùi loaïi truyeän ngắn keå cho treû em . (2đ) 
- Dấu 2 chấm dùng đánh dấu ( báo trước ) lời dẫn tröïc tiếp ( dùng với dấu ngoaëc kép ) hay lời đối thoại ( dùng với dấu ngoaëc đơn ) (3đ)
 - Tuïc ngöõ coù caâu : " laù laønh ñuøm laù raùch " (2đ)
14
Hoạt động 1. 
Gv sử dụng bảng phụ (ghi 4 vd (sgk/141).
Hs đọc 4 ví dụ.
? Trong ví dụ a, câu văn “Chinh phụccàng khó hơn” là ghi lại lời của ai?
Hs: Đây là phương châm của thánh Giăng – đi.
? Phương châm này có được ghi lại đầy đủ giống như lời của thánh Giăng – đi không ? Vì sao em biết ?
Hs :Có vì nó được dẫn trực tiếp.
? Vậy dấu ngoặc kép có công dụng gì trong VD này ?
Hs đọc ví dụ b.
? Em hiểu từ “Dải lụa” có ý nghĩa như thế nào ?
Hs:Là một vật mềm mại.
? Dải lụa trong câu diễn đạt ý nghĩa ntn? 
Hs: là nhìn thấy cầu Long Biên có hình dáng đẹp, mềm mại thực chất là sắt rất nặng,=>“dải lụa” được hiểu theo nghĩa đặc biệt (ẩn dụ).
? Vì sao từ “dải lụa” được đặt trong dấu ngoặc kép?
Hs đọc ví dụ c
? Trong ví dụ c từ “ Văn minh” , “ Khai hóa” có hàm ý gì?
Hs :Mỉa mai, châm biếm bọn thực dân
? Dùng dấu ngoặc kép ở đây để đánh dấu những từ ngữ ntn?
Hs đọc ví dụ d
? Trong ví dụ d, dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
Gv: Ngoài ra người ta còn dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tờ báo, tạp chí, đặc san
? Tên tác phẩm còn được nhận biết bằng cách nào trong văn bản in ?
Hs: Có thể in nghiêng, in đậm, gạch chân tên tác phẩm, tác giả, tờ báo, tập chí trong bản in.
? Từ việc phân tích những ví dụ trên, em hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép?
Hs : - Đánh dấu từ ngữ , câu , đoạn dẫn trực tiếp .
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa dặc biệt hay hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo,tập san được dẫn .
Hs đọc ghi nhớ .
I. Công dụng:
 1.Ví dụ: (sgk/141 – 142)
a.“Chinh phụccàng khó hơn” 
- > Đánh dấu phần lời dẫn trực tiếp
b. “dải lụa” 
-> Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
c.“ Văn minh” , “ Khai hóa” 
-> Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
d. “Tay người đàn bà”. 
-> Đánh dấu tên tác phẩm.
2. Bài học: dấu ngoặc kép dùng để :
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. 
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn .
* (Ghi nhớ sgk/142)
4. Luyện tập – Củng cố :(14’ )
Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu, vận dụng phần ghi nhớ để giải thích.
* Gợi ý:
a. Đây là những câu nói mà Lão Hạc tưởng như là con Chó Vàng muốn nói với lão = > được dẫn trực tiếp.
b. Mỉa mai: một anh chàng được coi là” Hậu cận ông líthềm. => dùng với hàm ý mỉa mai.
c. “Mặt sắt”,”ngây vì tình” được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du.=> dẫn trực tiếp.
Gv:Hai câu thơ này cũng được dẫn trực tiếp, nhưng khi dẫn thơ người ta ít đặt phần dẫn trong dấu “”
d. Dẫn trực tiếp, hàm ý mỉa mai.
e. Từ ngữ được dẫn trực tiếp.
Bài tập 2: Hs đọc yêu cầu, tự làm, trình bày, lớp nhận xét.
a. Cười bảo: đánh dấu báo trước lời thoại.
“Cá tươi” “ Tươi”: đánh dấu từ ngữ được dẫn lại.
b.  chú Tiến Lê: (đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp).
“cháu hãy vẽ. Với cháu”(đánh dấu trực tiếp).
c. . Và bảo hắn : (đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp), “ đây là cái vườn một sào” (đánh dấu lời dẫn trực tiếp).
Bài tập 3: Hs đọc yêu cầu – trả lời.
Câu a: lời dẫn trực tiếp
Câu b: không dùng ngoặc kép vì người viết chỉ lấy ý chứ không lấy nguyên văn câu chữ.
Bài tập 4: Hs đọc yêu cầu – trả lời ( đọc đoạn văn đã chuẩn bị trước ở nhà).
Gv + lớp theo dõi, nhận xét và hoàn thiện.
Bài tập 5: Hướng dẫn về nhà
- Hs tự phát hiện; lưu ý: tìm bài văn học nào có dùng nhiều dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép .
+ Ngày trước , Trần Hưng Đạo dặn nhà vua” Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ , đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn lá dâu ”.
+ Có người bảo: Tôi hút , tôi bị bệnh , mặc tôi !
* Dấu ngoặc kép : tách lời dẫn trực tiếp ra khỏi lời của tác giả.
* Dấu hai chấm : tách lời giải thích gián tiếp .
* Dấu ngoặc đơn : dẫn chứng và giải thích .
* Hs đọc lại ghi nhớ
5 .Hướng dẫn tự học ( 2’)
- Học bài cũ, hoàn thành bài tập 
- Soạn tiết tiếp theo:Luyện nói thuyết minh 1 số đồ dùng .
* Chú ý :
 Các nhóm chuẩn bị theo các đề sau:
- Tổ 1: Đề 1. Tổ 3 : Đề 3 .
- Tổ 2 : Đề 2. Tổ 4: Đề 4 .
+ Đề của tổ phải chuẩn bị chu đáo, các đề của các tổ khác nhau, chú ý đến dàn bài của các đề cho kĩ, khi các nhóm khác lên nói trước lớp, tự cá nhân phải biết nhận xét và bổ sung .
**********************************
Ngày soạn :15 .11. 2014
Ngày dạy : 17 .11. 2014 TUAÀN 14 – TIEÁT 54
 Taäp laøm vaên LUYEÄN NOÙI : THUYEÁT MINH MOÄT THÖÙ ÑOÀ DUØNG
I. Muïc tieâu caàn ñaït: 
1. Kiến thức :
- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng, ... của những vật gần gũi với bản thân .
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
 2. Kĩ năng :
- Tạo lập văn bản thuyết minh
- Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.
 3. Giáo dục :Giáo dục các em thấy vai trò của việc luyện nói.
II. Chuẩn bị:
- GV :Soạn bài+ Nghiên cứu tài liệu.
- HS: Soạn bài mới ở nhà theo các yêu cầu của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định.( 1’)
2. Bài cũ : ( 4’) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới:
* Xung quanh cuộc sống của chúng ta có biết bao nhiêu thứ đồ dùng cần thiết như nồi cơm điện, phích nước, giày, dép đã khi nào các em tìm hiểu về những đồ dùng đó và giới tiệu cho mọi người cùng biết chưa ? Ở tiết học hôm nay, chúng ta cùng tiến hành vận dụng thuyết minh về một số đồ dùng đó.
10
23
Hoạt động 1. 
Gv cho học sinh chia tổ tập nói với nhau (trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà) với những việc cụ thể sau:
? Tìm hiểu xác định yêu cầu của đề?
Nêu được những đặc điểm cơ bản của phích nước; thuyết minh rõ ràng, dễ hiểu.
? 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Tinh_thai_tu.doc