Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 49 đến tiết 51

I/. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp h/sinh:

 - Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là: cần hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “± tồn tại” của chính loài người.

 - Cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thực hiện nội dung.

 - Cách nhận thức việc hạn chế gia tăng dân số là một đòi hỏi tất yếu của loài người.

II/. Chuẩn bị:

 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, tranh về dân số.

 Học sinh: SGK, STK, soạn bài.

III/. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định lớp: (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

 

docx 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 49 đến tiết 51", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
TUẦN 13
 Tiết 49: Bài toán dân số
 Tiết 50: Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm
 Tiết 51: Đề văn thuyết minh và cách làm 
 bài văn thuyết minh
 Tiết 51: Chương trình địa phương (phần Văn)
Tuần: 13
Tiết: 49
 Văn bản BÀI TOÁN DÂN SỐ
 - Thái An - 
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là: cần hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “± tồn tại” của chính loài người.
 - Cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thực hiện nội dung.
 - Cách nhận thức việc hạn chế gia tăng dân số là một đòi hỏi tất yếu của loài người.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, tranh về dân số.
 Học sinh: SGK, STK, soạn bài.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 Kiểm tra phần chuẩn bị bài mới của học sinh.
 3. Bài mới: 
 (Từ quan niệm “Trời sinh voi sinh cỏ” -> giới thiệu vấn đề gia tăng dân số).
TG
Nội dung bài
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Giới thiệu: 
 1. Xuất xứ:
 Trích “Báo GD & TĐ Chủ nhật số 28 - 1995” của Thái An.
 2. Phương thức biểu đạt: 
 Thuyết minh (về vấn đề xã hội).
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Nêu vấn đề gia tăng dân số và kế hoạch hoá gia đình:
 - Được đặt ra dưới hình thức một bài toán từ thời cổ đại.
 - Tác giả tỏ ý nghi ngờ về mối liên hệ giữa bài toán cổ và việc tăng dân số.
-> tạo sự chú ý cho người đọc.
 2. Tốc độ tăng dân số: 
 - Sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô trên bàn cờ tăng dần theo cấp số nhân có công bội là 2.
 + Ban đầu: 2 người.
 + Năm 1995: 5,63 tỉ người (tương đương lượng thóc trong ô thứ 30).
 - Trong thực tế mỗi phụ nữ sinh nhiều con nên chỉ tiêu mỗi gia đình có 2 con là khó thực hiện.
=> Trình bày vấn đề gia tăng dân số bằng phương pháp so sánh và thống kê số liệu giúp người đọc hiểu rõ bản chất của nó là do sinh đẻ nhiều.
 3. Lời kêu gọi hạn chế sự bùng nổ dân số:
 - Phải kế hoạch hoá gia đình.
 - Hạn chế gia tăng dân số là vấn đề sống còn của nhân loại.
III. Tổng kết:
 Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. 
 Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng sân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.
Hướng dẫn h/s đọc văn bản.
H: Nêu xuất xứ của văn bản?
H: Văn bản nêu lên nội dung gì?
H: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
H: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung chính của từng phần.
=> dựa trên bố cục đó để chuyển sang mục II.
Hướng h/s chú ý phần 1 của văn bản.
H: Vấn đề tăng dân số được nêu lên bằng hình thức nào? Ở thời đại nào?
H: Trong phần này, người vết đã bày tỏ thái độ gì?
H: Tỏ thái độ như vậy, tác giả nhằm mục đích gì?
-> Chuyển ý sang mục 2.
H: Sự gia tăng dân số được so sánh với đối tượng nào?
Gọi h/s đọc chú thích về cấp số nhân?
H: Trong thực tế, khả năng sinh con của người phụ nữ là như thế nào?
H: Để thuyết minh về nội dung này, tác giả đã dùng phương pháp thuyết minh nào? Chỉ rõ? (dựa vào đâu mà em biết?).
H: Các phương pháp thuyết minh có tác dụng gì trong việc trình bày?
H: Để hạn chế tăng dân số cần phải làm gì?
H: Thực tế, các nước tăng dân số có hoàn cảnh kinh tế và đời sống như thế nào?
H: Quanh em, có những hệ quả nào do nhà có đông con?
=> giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh.
Hướng h/s chú ý vào phần cuối của văn bản.
H: Nội dung chính của phần này là gì?
H: Tại sao nói đó là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của con người?
=> hướng h/s tổng kết nội dung.
-> đọc theo hướng dẫn.
-> trích từ báo GD&TĐ năm 1995.
-> vấn đề gia tăng dân số, trình bày qua những số liệu.
-> văn bản thuyết minh.
-> 3 phần: 
P1: từ đầu -> “sáng mắt ra” .
P2: tiếp theo -> “ô thứ 31 của bàn cờ”.
P3: đoạn còn lại.
-> theo dõi phần 1.
-> dưới hình thức một bài toán thời cổ đại.
-> tỏ ý nghi ngờ về mối liên hệ giữa 2 vấn đề.
-> tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện.
-> so với lượng thóc tăng dần ở các ô trên bàn cờ.
-> đọc để hiểu rõ vấn đề.
-> sinh nhiều con.
-> phương pháp nêu số liệu.
(số liệu thống kê tại hội nghị Cai-rô)
-> làm nổi bật vấn đề tăng dân số là do sinh đẻ nhiều.
-> kế hoạch hoá gia đình.
-> nghèo nàn, lạc hậu, dịch bệnh chiếm đa số.
-> thất học, hạn chế sức khoẻ, kinh tế suy sụp (chia đất cho con qua các thế hệ).
-> h/s đọc thầm.
-> kêu gọi hạn chế gia tăng dân số.
-> thảo luận nhóm.
 4. Củng cố: 1’
 Hướng dẫn học sinh đọc thêm.
 5. Dặn dò: 1’
 - Học bài.
 - Làm bài tập 3 phần luyện tập.
 - Chuẩn bị: “Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_13_Bai_toan_dan_so.docx