Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5 đến tiết 8

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức Giúp học sinh nắm:

- Khái niệm thể loại hồi kí.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.

- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

2. Kỹ năng:

 Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.

3. Thái độ:

Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

 

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5 đến tiết 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ở nhà, em hãy giới thiệu đôi nét về nhà văn Nguyên Hồng?
-> . Viết về những nhân vật ấy, ông bộc lộ niềm yêu thương sâu sắc, mãnh liệt, trân trọng những vẻ đẹp đáng quý của họ.
 Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào những cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành. Đó là văn của một trái tim nhạy cảm, dễ bị tổn thương, dễ rung động đến cực điểm trước nỗi đau và niềm hạnh phúc của con người.
H: Văn bản được trích trong tác phẩm nào? Vị trí của đoạn trích này?
-> Văn bản trích trong hồi kí “Những ngày thơ ấu” st năm 1938. Tác phẩm gồm 9 chương, đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm.
I/ ĐỌC- HỂU CHÚ THÍCH
1/ Tác giả, 
Nguyên Hồng (1918- 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở TP Nam Định. Trước cách mạng, ông sống chủ yếu ở TP cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ông được coi là nhà văn của những người lao động cùng khổ - lớp người dưới đáy của xã hội
2/ Tác phẩm
Văn bản trích trong hồi kí “Những ngày thơ ấu” st năm 1938. Tác phẩm gồm 9 chương, đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm
Hoạt động 2: 
* GV hướng dẫn cách đọc:
 Đây là những dòng hồi kí đầy đau thương của nhân vật bé Hồng. Cần đọc với giọng trầm lắng, thiết tha; chú ý ngữ điệu.
* GV đọc mẫu: đoạn đầu
 - Gọi HS đọc nối tiếp
 - Nhận xét cách đọc của HS
* Giải nghĩa các chú thích:
 1, 5, 7, 8, 10, 12, 13, 14, 15, 17.
H: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
->Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
H: Em có NX gì về mạch kể của truyện?
-> Kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật xưng “tôi”- chú bé Hồng.
H: “Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí viết về chính tuổi thơ cay đắng của tác giả. Dựa vào ND vừa đọc, em hãy cho biết vb có thể được chia thành mấy phần? ND từng phần là gì?
GV: Hai ND trên thể hiện 2v.đề lớn của TP:
1.Tâm địa độc ác của bà cô
2.Tình yêu mãnh liệt của bé Hồng với mẹ.
II/ ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/ Cấu trúc văn bản
- Thể loại: Hồi kí
- PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Bố cục: 2 phần:
+ P1: Từ đầu -> Người ta hỏi đến chứ (Cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng)
+ P2: Còn lại. (Cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng)
- HS đọc thầm đoạn 1
GV: Mở đầu đoạn trích, qua giọng văn giản dị và tự nhiên của Nguyên Hồng, người đọc có thể nhận ra ngay cảnh ngộ thương tâm của nv chính: “Tôi đã bỏ ...đen”. Những câu văn tiếp theo cũng cho ta biết thời gian xảy ra câu chuyện và hoàn cảnh sống của người mẹ bé Hồng lúc này. Dòng tự sự đã khơi nguồn và từ đó người cô xuất hiện.
H: Mở đầu câu chuyện, người cô đã gợi ý với Hồng điều gì?
H: Câu hỏi đó đã chạm đúng vào nỗi nhớ mẹ của bé Hồng. Em đã toan trả lời là có, nhưng lại không trả lời nữa vì em nhận ra điều gì?
GV: ở đây ta thấy bà cô “cười hỏi” chứ không phải là lo lắng, nghiêm nghị hỏi. Mà thân mật, âu yếm hỏi lại càng không.Với tâm hồn nhạy cảm, nặng tình thương yêu & lòng kính mến mẹ, bé Hồng đã nhận ra ngay 
H: Vậy bé Hồng đã gọi những ý đồ đó là gì?
GV: Không thể để lòng thương yêu và sự kính mến mẹ bị “Những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến” bé Hồng đã ứng đối rất thông minh và đầy tự tin: “Không, cháu không muốn vào. Cuối năm nhất định mợ cháu sẽ về”. Cuộc đối thoại tưởng chừng chấm dứt sau câu trả lời dứt khoát ấy.Nhưng không, người cô nào đã chịu buông tha.
H: Vẫn những rắp tâm tanh bẩn ấy, người cô đã nói gì với bé Hồng?
H: Qua những lời nói và thái độ của bà cô, em thấy bà ta đã bộc lộ nét tính cách ntn? 
GV: Cùng với giọng nói “ngọt”bình thản, mỉa mai ấy là hai con mắt long lanh chằm chặp đưa nhìn chú bé. Điều này chứng tỏ người cô cứ muốn kéo dài trò chơi độc ác mà có lẽ cô đã toan tính sẵn. Khi chú bé đã im lặng cúi đầu, khoé mắt đã cay cay, bà vẫn tiếp tục “tấn công”. Cái cử chỉ “vỗ vai cười mà nói” lúc ấy mới giả dối, độc ác làm sao. Nhưng đến câu: “Mày dại quá, ... chứ” thì người cô không chỉ lộ rõ ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ. Qủa không có gì cay đắng bằng khi vết thương lòng bị người khác - lại chính là người cô mình đem ra hành hạ.
H: Nhưng rồi bà cô cũng thay đổi thái độ như thế nào với Hồng?
H: Mặc dù đã thay đổi nhưng cái giọng điệu đó không những không làm cho bé Hồng yên tâm, mà trái lại nó còn bộc lộ thêm bản chất gì của bà cô?
GV: Đối lập lại với tâm trạng xót xa như bị gai cào muối xát của đứa cháu là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê rợn của bà cô. Cử chỉ vỗ vai, nhìn vào mặt đứa cháu rồi đổi giọng làm ra nghiêm nghị của bà cô thực ra chỉ là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Dường như đã đánh đến miếng cuối cùng, khi thấy đứa cháu đã tức tưởi, phẫn uất đến đỉnh điểm, bà ta mới hạ giọng ngậm ngùi tỏ sự thương xót người đã mất. Đến đây, sự giả dối, thâm hiểm, trơ trẽn của người cô đã bị phơi bày toàn bộ.
H: Qua tìm hiểu, em có kết luận gì về bản chất của người cô bé Hồng?
GV: Hình ảnh bà cô là một hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột thịt trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Tính cách đó cũng là sản phẩm của những định kiến đối với người phụ nữ trong xã hội cũ.
2/ Nội dung văn bản
a. Người cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng.
- Gợi ý cho Hồng vào thăm mẹ
- Cười rất kịch
-> ý nghĩa cay độc: Muốn gieo rắc những hoài nghi để bé Hồng khinh miệt, ruồng rẫy mẹ.
-> Những rắp tâm tanh bẩn.
- Giọng ngọt ngào
- Cười, ngân dài hai tiếng “em bé”
- Kể cảnh cơ cực của mẹ.
-> Độc ác, tàn nhẫn 
- Đổi giọng nghiêm nghị, ngậm ngùi.
-> Thâm hiểm, trơ trẽn.
=> Lạnh lùng, độc ác, mất hết tình người. 
Tiết 2
GV: Tình yêu thương của bé Hồng đối với mẹ không phải chỉ biểu hiện khi gặp mẹ một cách tình cờ mà nó đã ấp ủ, nhen nhóm trong lòng bé từ rất lâu. Nó đã biểu hiện rất cụ thể khi đối đáp với bà cô. 
H: Mở đầu văn bản, khi người cô hỏi đến mẹ, lập tức trong kí ức chú bé đã sống dậy hình ảnh, vẻ mặt và đức tính của mẹ. Khi đó Hồng có ý định gì? ý định đó có thực hiện được không?
H: Sau khi biết ý định châm chọc của cô, Hồng đã đáp trả như thế nào?
H: Có ý kiến cho rằng Hồng không nhớ mẹ, không mong mẹ, không buồn bã khi phải xa mẹ và không muốn vào thăm mẹ. Em có đồng ý với ý kiến đó không? 
-> Không.
H: Theo em vì sao Hồng lại trả lời là không muốn vào?
H: Vì sao còn rất nhỏ mà Hồng đã nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt của bà cô? Việc nhận ra điều ấy giúp em hiểu được gì về Hồng?
GV: Chính vì nhận ra những “rắp tâm tanh bẩn” của bà cô nên Hồng đã quyết không để những rắp tâm đó xâm phạm đến trí óc, xoá nhoà hình ảnh người mẹ trong trái tim non nớt của mình. Giấu kín tình yêu và lòng kính trọng mẹ trong tâm tư, ta thấy bé Hồng như từng trải, như nếm cuộc sống thực tế với những tình cảm giả dối đã nhiều.Chính diều đó cũng đã tạo nên 1 tâm hồn nhạy cảm như ta vừa tìm hiểu.
 Nhưng không để cho Hồng yên, bà cô vẫn giọng ngọt ngào: “Sao lại không vào, mợ mày dạo này phát tài lắm,...”
H: Trước những lời nói và thái độ ấy, diễn biến tâm trạng của bé Hồng ra sao?
H: Em hình dung như thế nào về tâm trạng của Hồng lúc này?
GV: Chắc chắn lúc này người cô đã nhận ra nỗi đau của đứa cháu qua một loạt những biểu hiện. Nhưng bà ta vẫn bồi thêm cho cháu những ngón đòn mới.
H: Em hãy kể lại những biểu hiện, những lời nói, những câu chuyện mà người cô đã nói với bé Hồng lúc này?
-> + Cười, ngân dài 2 tiếng “em bé”.
 + Kể chuyện mẹ bé Hồng cho con bú bên rổ bóng đèn, ăn vận rách rưới, da xanh bủng... 
H: Những suy nghĩ, đặc biệt là những biểu hiện của Hồng diễn ra như thế nào khi nghe những lời nói ấy?
H: Cảm nhận của em về tâm trạng của Hồng lúc này?
H: Xuất phát từ đâu mà Hồng có những biểu hiện và tâm trạng ấy?
GV: Nỗi đau đớn, tủi cực và cả nỗi căm giận buộc phải nén lại của chú bé sâu sắc đến chừng nào. Tâm trạng ấy dâng lên đến cực điểm khi nghe bà cô kể về mẹ. Lời văn dồn dập hình ảnh và những động từ mạnh: nghẹn ứ, vồ, cắn, nhai, nghiến,...->Tâm trạng bé Hồng đang uất ức đến cao độ và tình yêu thương sâu sắc đối với mẹ là không gì sánh nổi.
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy?
-> Tác dụng: Nổi bật tình cảm yêu thương mẹ, nhớ mẹ tha thiết của chú bé Hồng.
* GV chuyển ý.
b. Tình yêu thương của bé Hồng đối với mẹ.
b1) Những ý nghĩ, cảm xúc khi trả lời bà cô.
- Toan trả lời cô
- Cúi đầu không đáp.
- Đáp: “Không muốn vào”.
-> Muốn giấu kín tình cảm và suy nghĩ của mình.
-> Tâm hồn nhạy cảm.
- Lại im lặng
- Cúi đầu xuống đất
- Lòng thắt lại
- Khoé mắt cay cay
-> Tâm trạng đau đớn, tủi cực.
- Nước mắt đầm đìa
- Cười trong tiếng khóc
- Cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng
- Muốn vồ, cắn, nhai, nghiến...
-> Uất ức, căm tức đến cao độ
=> Lòng yêu thương mẹ sâu sắc, mãnh liệt.
- NT: Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất tinh tế.
* HS đọc thầm “Nhưng gần đến...”
H: Thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ, Hồng đã có những cử chỉ gì?
H: Tại sao Hồng lại có những hành động, cử chỉ dồn dập như vậy mặc dù chỉ thoáng thấy bóng người giống mẹ?
H: Nếu người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ của Hồng thì Hồng sẽ tủi cực như thế nào?
-> Chẳng khác nào cái ảo ảnh của 1 dòng nước...người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
H: Qua hình ảnh so sánh đó giúp em hiểu thêm điều gì về tình cảm của bé Hồng?
GV: Đối với người bộ hành đi trên sa mạc, việc hiện ra 1 dòng nước mát lành quả là 1 điều kì diệu. Và có lẽ con mắt người bộ hành rạn nứt cả ra vì không còn tin vào những gì mình vừa nhìn thấy. Họ quá bất ngờ. Và bé Hồng trong văn bản này cũng vậy. Nhìn thấy mẹ, mà người đó chính xác là mẹ mình thì có lẽ bé Hồng sẽ vỡ oà ra vì sung sướng. Thế mới biết bé Hồng khát khao tình mẹ đến mức nào.
 Và kì lạ thay, xe chạy chầm chậm, người ngồi trên xe chính là mẹ bé Hồng. Mẹ cầm nón vẫy, vài giây sau Hồng đuổi kịp chiếc xe có mẹ.
H: Điệu bộ, cử chỉ của bé Hồng khi đuổi theo chiếc xe chở mẹ?
H: Tại sao gặp mẹ rồi mà Hồng lại khóc?
H: Khi gặp lại con mình, mẹ bé Hồng đã có những cử chỉ như thế nào với con?
-> Kéo tay, xoa đầu hỏi, sụt sùi khóc, lấy vạt áo nâu thấm nước mắt, bế xốc con lên xe, ôm con...
H: Những cử chỉ ấy cho thấy mẹ bé Hồng có phải là người ruồng rẫy con như lời bà cô nói không?
-> Không, mẹ rất thương yêu và chăm chút Hồng.
H: Trước những cử chỉ chăm chút, gần gũi, đầy yêu thương đó, cảm giác của Hồng như thế nào?
GV: Hồng vui sướng đến nỗi em không nhớ mẹ đã hỏi mình những gì và mình đã trả lời mẹ như thế nào. Câu nói của bà cô còn đang văng vẳng bên tai, nhưng nó đã bị chìm ngay đi vì bé Hồng đang được ngập tràn trong niềm hạnh phúc - hạnh phúc được ở “trong lòng mẹ”.
H: Theo em, cảm giác nào gây ấn tượng mạnh mẽ nhất với bé Hồng?
->Cảm giác êm dịu vô cùng.
H: Qua sự cảm nhận ấy đã nói lên tình cảm gì của bé Hồng?
H: Cảm nhận của em sau khi học đoạn trích này?
-> HS trả lời.
 - GV chốt lại, chuyển sang ghi nhớ.
 - Gọi HS đọc ghi nhớ, dặn học thuộc.
GV: Bằng lời văn chân thực, giàu cảm xúc, đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã kể lại nỗi cay đắng, tủi cực & tình yêu thg cháy bỏngcủa nhà văn đối với người mẹ trong thời thơ ấu. Giọng văn trữ tình, đậm chất hồi kí; những nhân vật được khắc hoạ rõ nét, chân thực & sinh động. Nguyên Hồng đích thực là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là bài ca cảm động về lòng mẹ dịu êm, tình con cháy bỏng, là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
b2) Cảm giác khi gặp mẹ và ở trong lòng mẹ
- Thấy bóng người giống mẹ:
 +Cuống quýt đuổi theo
 + Gọi bối rối
-> Mong chờ gặp mẹ cao độ
- NT: So sánh
-> Khát khao tình mẹ
- Thở hồng hộc
- Trán đẫm mồ hôi
- Ríu cả chân lại
- Khóc nức nở
-> Xúc động, hồi hộp xen lẫn sung sướng.
- Cảm giác:
 + ấm áp
 + Mơn man
 + Thơm tho lạ thường
 + Êm dịu vô cùng. 
=> Niềm vui sướng, hạnh phúc tột đỉnh của đứa con xa mẹ, khao khát tình mẹ nay đã được thoả nguyện.
* Ghi nhớ: (SGK- 21)
 4. Củng cố:
Tâm trạng của bé Hồng khi nói chuyện với bà cô
Tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ
Những cảm giác khi ở trong lòng mẹ.
5. Hướng dẫn học bài:
Nắm chắc nội dung bài
Học thuộc lòng phần ghi nhớ
Trả lời câu hỏi 5 phần Đọc- hiểu văn bản vào vở
Soạn bài: “Trường từ vựng”.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19/8/2014
TUẦN 2:
Tiết 7 
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I/ MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh:
 1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
- Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như: đồng nghĩa, trái nghĩa, hoán dụ, ẩn dụ, nhân hoá...giúp ích cho việc học văn và làm văn
Khai niệm trường từ vựng.
 2. Kỹ năng:
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
- Rèn luyện kĩ năng và bổ sung kiến thức cho HS về vai trò của trường từ vựng.
II/ CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy 
Ghi ví dụ ra bảng phụ
 2. Học sinh:
Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 H: Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp? Cho ví dụ? Một từ có thể coi là vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? Tại sao?
 3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
 Ở tiết Tiếng Việt trước, các em đã được tìm hiểu về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp. Vậy nghĩa của từ ngữ còn được đề cập ở những khía cạnh nào? Chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1:
*GV treo bảng phụ có ghi ví dụ
 Gọi HS đọc
H: Em hãy chỉ ra các từ in đậm trong đoạn văn trên?
( HS trả lời, GV kết hợp ghi bảng)
H: Theo em, các từ in đậm trên đều có một nét chung nào về nghĩa?
GV: Các từ: mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng có một nét nghĩa chung nhất, đó là chỉ các bộ phận của cơ thể con người.
*GV đưa ra ví dụ 2:
 Xoong, nồi, sanh, chảo,...
H: Những từ ngữ trên có nét chung nào về nghĩa?
-> Dụng cụ nấu nướng.
GV: Em NX rất đúng. Nếu tập hợp các từ trên thành một nhóm thì nhóm từ này có một nét nghĩa chung là chỉ các dụng cụ nấu nướng.
H: Qua phân tích các ví dụ, em hiểu thế nào là trường từ vựng?
- HS trả lời.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
 GV chốt lại: 
 + Cơ sở để hình thành trường từ vựng là những từ đó phải có đặc điểm chung về nghĩa.
 + Nếu 1 nhóm từ mà không có ít nhất 1 nét chung về nghĩa thì không phải là trường từ vựng.
- Gọi HS lấy thêm ví dụ
- GV: Cho nhóm từ sau:
 Cao, thấp, lênh khênh, lùn, gầy, béo, ...
H: Nếu dùng nhóm từ trên để miêu tả người thì tên của trường từ vựng này là gì?
-> Hình dáng của con người.
I/ THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG: 
1.Ví dụ:
2.Nhận xét:
- Mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng.
-> Nét nghĩa chung: Chỉ bộ phận của cơ thể người.
* Ghi nhớ: (SGK-21)
* GV treo bảng phụ có ghi ví dụ.
- Gọi HS đọc.
 Trường từ vựng “mắt”:
 + Bộ phận của mắt: Lòng đen, lòng trắng, con ngươi...
 + Đặc điểm của mắt: Đờ đẫn, tinh anh, mù..
 + Cảm giác của mắt: Chói, mỏi, quáng...
 +Bệnh của mắt: Quáng gà, cận thị, viễn thị...
 + Hoạt động của mắt: Nhìn, trông, thấy... 
H: Từ ví dụ trên giúp em rút ra lưu ý gì?
*GV giới thiệu lưu ý 2
- Yêu cầu HS theo dõi tiếp bảng phụ.
 GV chỉ bảng kết hợp với giảng:
 + Bộ phận của mắt: lòng đen...-> Danh từ.
 +Hoạt động của mắt: nhìn,...-> Động từ.
 + Đặc điểm của mắt: lờ đờ,...-> Tính từ.
=> Vì vậy một trường từ vưng có thể bao gồm những từ # biệt nhau về từ loại.
*GV treo bảng phụ: trường từ vựng “Lưới”
 + Phương tiện để đánh bắt: lưới, chài, vó,...
 + Dụng cụ thể thao: lưới, vợt, ...
 + Hệ thống, thể chế: mạng lưới giao thông, mạng lưới cộng tác viên...
 + Kĩ thuật in ấn: in lưới, in quét ảnh...
H: Đọc xong trường từ vựng “Lưới” em rút ra nhận xét gì?
* GV giới thiệu lưu ý 4
* Gọi HS đọc ví dụ trong SGK
 + Suy nghĩ của con người: tưởng, ngỡ, nghĩ...
 + Tâm trạng con người: mừng, vui, buồn...
 + Cách xưng hô của con người: cậu, tớ...
-> Tác giả chuyển trường từ vựng về con người sang trường từ vựng về động vật để nhân hoá.
*GV chốt lại kiến thức.
3. Một số lưu ý:
a) Một trường từ vựng có thể bao gồm các trường từ vựng nhỏ hơn.
b)Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
c) Do hiện tượng nhiều nghĩa, 1 từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
d) Người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật trong ngôn từ & khả năng diễn đạt
Hoạt động 2:
- GV nêu yêu cầu
- HS chia nhóm thảo luận trong 2 phút.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- GV nêu câu hỏi của từng phần
- HS trả lời cá nhân.
II/ LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
- Thầy, mẹ, em, mợ, cô, anh, em ...
-> Người ruột thịt.
2. Bài tập 2:
a) Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
b) Dụng cụ để đựng
c) Hoạt động của chân
d) Trạng thái tâm lí
e) Tính cách
g) Dụng cụ để viết.
4. Củng cố: GV hỏi HS:
 - Khái niệm trường từ vựng
 - Một số lưu ý
5. Hướng dẫn học bài:
 - Đọc lại nội dung bài theo trình tự tìm hiểu.
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Làm tiếp các bài tập còn lại vào vở. 
 - Soạn bài: “Bố cục của văn bản”.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19/8/2014
TUẦN 2:
Tiết 8
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
I/ MỤC TIÊU: 
 Giúp học sinh:
 1. Kiến thức
- Bố cục của văn bản, tác phẩm của việc xây dựng bố cục.
- Nắm được bố cục của một văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài.
2. Kỹ năng:
- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.
3. Thái độ:
- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
 - Dùng từ ngữ chính xác, mượt mà khi hành văn.
II/ CHUẨN BỊ: 
 1. Giáo viên:
Tham khảo thêm 1 số ví dụ
Thiết kế giáo án.
 2. Học sinh:
Đọc trước các ví dụ
Có phương án trả lời các câu hỏi.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
 1. Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 H: Thế nào là chủ đề của văn bản? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là gì? nó được thể hiện ở những mặt nào? 
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Ở tiết học tập làm văn trước, các em đã được tìm hiểu về chủ đề của văn bản và tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Ngoài những yêu cầu trên, một bài văn nhất thiết phải đạt những yêu cầu nào nữa? Cô cùng các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động :
GV: Năm lớp 7 các em đã được học “Bố cục trong văn bản” và “Mạch lạc trong văn bản”. Vậy bố cục của văn bản được thể hiện như thế nào?
- Gọi HS đọc ví dụ trong SGK.
H: Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Hãy chỉ ra các phần đó?
H: Em hãy cho biết nhiệm vụ từng phần?
- MB: Giới thiệu Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng.
- TB: Triển khai vấn đề đã giới thiệu qua 2 ý kiến đánh giá:
 + Chu Văn An là người tài cao
 + Chu Văn An là người đức trọng.
- KB: Kết thúc vấn đề, đánh giá chung.
H: Hãy phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản?
-> MB: Giới thiệu vấn đề.
 TB: Triển khai, làm rõ vấn đề.
 KB: Kết thúc vấn đề.
H: Từ việc tìm hiểu, em hãy cho biết bố cục thông thường của 1 văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần? Các phần đó có phù hợp logic, có thể hiện được chủ đề của văn bản không?
GV: Thông thường, trong 1 văn bản phần mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Thân bài là những đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Kết bài có nhiệm vụ tổng kết chủ đề của văn bản.
I/ BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN:
1. Ví dụ:
Văn bản: “Người thầy đạo cao đức trọng”
2. Nhận xét:
- Bố cục: 3 phần:
 + MB: từ đầu...-> danh lợi.
 + TB: học trò...-> cho vào thăm.
 + KB: khi...-> Thăng Long.
-> Mỗi phần đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng phải theo logic & cùng thể hiện chủ đề.
Hoạt động 2:
GV: Trong 3 phần của văn bản, phần mở bài và kết bài thường ngắn gọn, được tổ chức tương đối ổn định. Thân bài là phần phức tạp nhất, được tổ chức theo nhiều kiểu # nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 1 số cách sắp xếp nội dung phần thân bài.
* Yêu cầu HS nhớ lại nội dung các văn bản.
H: Phần thân bài của văn bản “tôi đi học” kể về những sự kiện nào?
-> Những cảm xúc trên đường tới trường-> Khi tới trường-> Khi nghe gọi tên vào lớp->Khi ngồi trong lớp.
H: Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?
H: Văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày theo diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần thân bài?
H: Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh...em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết?
-> HS trả lời.
GV bổ sung: Một số trình tự thường gặp: 
Thời gian
Không gian
Sự phát triển của sự việc
Theo mạch suy luận
Theo trình tự quan sát...
H: Phần thân bài của văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” nêu các sự việc để thể hiện chủ đề “ Người thầy đạo cao đức trọng”. Em hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy?
H: Từ các ví dụ trên và bằng hiểu biết của mình, em hãy cho biết khi sắp xếp nội dung phần thân bài của 1 văn bản có bắt buộc phải theo mẫu nào không?
-> Không. Mà tuỳ thuộc vào nội dung và đối tượng của văn bản.
H: Vậy bố cục của văn bản là gì? Nhiệm vụ của các phần trong văn bản? 
-> HS trả lời.
H: Nội dung phần thân bài được trình bày như thế nào?
-> HS trả lời.
GV đưa ra ghi nhớ.
Gọi HS đọc, dặn học thuộc.
II/ CÁCH BỐ TRÍ, SẮP XẾP NỘI DUNG PHẦN THÂN BÀI CỦA VĂN BẢN.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
a) Văn bản: “Tôi đi học”:
-> Trình bày theo trình tự thời gian và sự liên tưởng.
b) Văn bản: “Trong lòng mẹ”
-> Trình bày theo diễn biến tâm trạng:
 + Uất ức, căm giận
 + Thương mẹ
 + Hạnh phúc khi gặp mẹ.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Bo_cuc_cua_van_ban.doc