Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5: Trong lòng mẹ

 1.Mục tiêu :

1.1 Kiến thức:

 Hoạt động 1:

- HS biết: Đọc diễn cảm văn bản. Nt chính về tc giả, tc phẩm.

- HS hiểu: Những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.

 Hoạt động 2:

- HS biết: Biết được ngôn ngữ kể chuyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt đến cháy bỏng của nhân vật.

 - HS hiểu: Hiểu được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”.

Hiểu được ý nghĩa giáo dục : những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2647Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5: Trong lòng mẹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:2 - Tiết:5
Ngày dạy:31/8/2015
 TRONG LÒNG MẸ	 ( Nguyên Hồng)
 1.Mục tiêu : 
1.1 Kiến thức:
à Hoạt động 1: 
- HS biết: Đọc diễn cảm văn bản. Nét chính về tác giả, tác phẩm.
- HS hiểu: Những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.
à Hoạt động 2: 
- HS biết: Biết được ngôn ngữ kể chuyệân thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt đến cháy bỏng của nhân vật.
 - HS hiểu: Hiểu được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”.
Hiểu được ý nghĩa giáo dục : những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng. 
1.2.Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện. Bước đầu biết đọc hiểu một văn bản hồi kí.
- HS thực hiện thành thạo: Đọc to, rõ ràng, diễn cảm, ngừng nghỉ phù hợp thể hiện được giọng điệu của văn bản..
1.3.Thái độ: 
- HS có thói quen: yêu thương cha mẹ, kính trọng người lớn.
- HS có tính cách: Giáo dục học sinh về tình cảm gia đình, lịng yêu kính cha mẹ. 
- Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng xác định giá trị bản thân.
 2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Đọc hiểu văn bản.
- Nội dung 2: Phân tích văn bản.
 Cảnh ngộ của bé Hồng.
 3.Chuẩn bị:
 3.1.Giáo viên: Bảng phụ ghi đoạn văn hay.
 3.2.Học sinh: Đọc kĩ văn bản, tóm tắt, tìm hiểu nhân vật người cô và nhân vật bé Hồng.
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 
 8A1: 8A2: 8A3 
 4. 2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Nhận xét nào nói đúng nhất những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm “Tôi đi học” ? (3đ)
Bố cục theo dòng hồi tưởng theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
Kết hợp hài hoà giữa tự sự – miêu tả – biểu cảm.
Các hình ảnh so sánh độc đáo. 
 l Đáp án: C 
Câu 2: Diễn biến tâm trạng của tôi diễn ra như thế nào? (7đ)
Đáp án: Trên đường cùng mẹ đến trường, đến trường, vào lớp.
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
  Câu 3: Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay?
 l Đáp án: Đọc kĩ văn bản, tóm tắt, tìm hiểu nhân vật người cô và nhân vật bé Hồng.
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, ghi điểm.
4.3Tiến trình bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài. Giới thiệu bài: Những ngày thơ ấu là tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Từ cảnh ngộ và tâm sự của chú bé Hồng – nhân vật chính – tác giả còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, đầy những thành kiến cổ hủ, thói nhỏ nhen, độc ác của đám thị dân tiểu tư sản khiến cho tình máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo. .. Để giúp các em hiểu thêm vấn đề này, tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu qua đoạn trích Trong lòng mẹ. ( 1 phút)
àHoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản. ( 10 phút)
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: Đọc nhẹ nhàng biểu cảm, chú ý phần đối thoại giữa cô - bé Hồng.
Giáo viên đọc một đoạn, gọi học sinh đọc tiếp theo.
Giáo viên- học sinh nhận xét, sửa chữa.	
Lưu ý một số chi tiết SGK: 5, 8, 12, 13, 14, 17.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đôi nét về tác giả - tác phẩm.
 l - Nguyên Hồng (1918- 1982) là nhà văn của những người cùng khổ, ông có nhiều sáng tác ở các thể loại: tiểu thuyết, kí, thơ.
Tác phẩm những ngày thơ ấu thuộc thể loại nào? Vị trí của đoạn trích trong tác phẩm? 
l - Hồi kí: Là thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng kiến.
- Vị trí của đoạn trích : Thuộc chương IV của tập hồi kí Những ngày thơ ấu.
 Đoạn trích này kể lại chuyện gì?
l Cuộc trò chuyện giữa người cô và chú bé Hồng.
-Cuộc gặp gỡ cảm động của hai mẹ con chú bé Hồng.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục văn bản	 
Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần?
Phần 1: Từ đầu hỏi đến chứ: Cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và bé Hồng: Ý nghĩ cảm xúc của bé về người mẹ bất hạnh.
Phần 2: Còn lại: Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của bé Hồng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.(20’)	
Phần đầu của văn bản này là hồi tưởng của tác giả về chuyện người cô gợi lại nói chuyện hồi thơ ấu. Em hình dung được những gì về hai mẹ con cậu bé Hồng và người cô qua đoạn văn đó?
Hình ảnh một người mẹ đáng thương, một chú bé tội nghiệp và một người cô độc ác.	
Ở phần một, bé Hồng sống trong hoàn cảnh như thế nào?
Bố mất, xa mẹ, Hồng sống với dòng họ bên nội.
Mất cha, xa mẹ chỉ còn chỗ dựa duy nhất là họ nội, gần gũi với Hồng là cô nhưng ta thấy bà cô có thái độ với Hồng ra sao? Tìm các chi tiết thể hiện thái độ đó?
Có dịp nói chuyện với Hồng là nhắc đến người mẹ đáng thương của bé Hồng bằng thái độ cười cợt, mỉa mai. Cười hỏi chứ không phải là lo lắng, nghiêm nghị hỏi, càng không phải âu yếm hỏi. Lẽ thường câu hỏi đó sẽ trả lời là có, nhất là đối với bé Hồng.
Phân tích nhân vật người cô và thái độ của bé Hồng qua cuộc đối thoại của bà ta và chú bé Hồng?
Bà cô: Cười hỏi: 
- Mầy có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không? 
- Sao không vào, mợ mầy phát tài lắm.	
- Con mắt long lanh.	 
- Vỗ vai tôi mà cười.
- Cứ tươi cười kể.
Bé Hồng
- Cúi đầu không đáp.
- Cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
- Lòng thắt lại, khoé mắt đã cay cay.
-Bé phẫn uất, 
nức nở, nước mắt ròng ròng, khóc không ra tiếng.
-Giá những mới thôi.
ĩHọc sinh trả lời, giáo viên nhận xét.
Giáo dục học sinh lòng yêu kính cha mẹ.
Bé Hồng có suy nghĩ như thế nào về những cổ tục đã đày đọa mẹ mình?
 l Giá những cổ tục ấy mới thôi.
 Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong câu văn trên?
 Việc sử dụng biện pháp so sánh và một loạt động từ mạnh trong câu văn như vậy nhằm mục đích gì?
l Diễn tả lòng căm ghét cực độ của bé Hồng đối với những cổ tục.
Qua phần phân tích trên em hãy nhận xét về nhân vật bé Hồng và người cô?	
Học sinh thảo luận, đại diện trình bày.	
Giáo viên nhận xét, chốt ý.	
Bà cô là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo tình máu mủ ruột rà trong xã hội phong kiến bấy giờ.
Bé Hồng: đáng yêu, yêu thương mẹ mãnh liệt, căm tức hủ tục phong kiến đã đày đoạ mẹ mình, bé Hồng sớm hiểu đời.
 Qua đó, cho em hiểu thêm điều gì?
Từ đoạn văn trên, em biết được những gì về quan điểm của nhà văn Nguyên Hồng với phụ nữ và trẻ em?
Ông hoàn toàn thông cảm với những đau khổ và khát vọng hạnh phúc thầm kín của người phụ nữ. Nhà văn đã bênh vực người phụ nữ đó là một tư tưởng tiến bộ.
l GD tư tưởng cho HS: Giáo dục học sinh về lịng yêu kính cha mẹ. 
I. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Đọc:
 2. Chú thích:
Bố cục:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Cuộc trò chuyện giữa người cô và chú bé Hồng:
- Sử dụng biện pháp so sánh, sử dụng nhiều động từ mạnh: vồ lấy, cắn, nhai, nghiến,
 - Bà cô: thiếu tình thương, lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm.
 - Bé Hồng: đau đớn, uất ức thương mẹ, căm ghét cổ tục.
à Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của bé Hồng.
à Nỗi cô đơn. Niềm khát khao tình mẹ của bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn vô tình của bà cô.
4.4Tổng kết : ( 5 phút)
ơ Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
 Câu hỏi 1: Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với Hồng là người như thế nào?
A. Người đàn bà xấu xa, thâm độc với rắp tâm tanh bẩn.
Người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ.
Là người có tính cách tiêu biểu cho người phụ nữ từ xưa đến nay.
Gồm A – B.
l Đáp án: D
Câu hỏi 2: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
 A.Bút kí. B.Truyện ngắn. 
 C.Hồi kí. D.Tiểu thuyết.
l Đáp án: C
 Câu hỏi 3: Qua cuộc trò chuyện với người cô, bé Hồng là người như thế nào?
l Đáp án: Yêu thương mẹ, căm ghét cổ tục đã đày đọa mẹ.
4.5Hướng dẫn học tập: ( 3 phút)
à Đối với bài học ở tiết này:
- Học bài: nắm vững sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Nguyên Hồng.
- Tóm tắt đoạn trích trong lòng mẹ.
- Phân tích tâm địa nhân vật người cô.
 -Chuẩn bị câu 2, 3, 4, 5 SGK.
 + Bé Hồng khi gặp mẹ và ở trong lòng mẹ.
 + Đặc sắc nghệ thuật.
à Đối với bài học ở tiết sau:
Đọc một vài đoạn ngắn trong đoạn trích, hiểu tác dụng của một vài chi tiết miêu tả và biểu cảm trong đoạn.
Ghi lại một trong những kỉ niệm của bản thân với người thân.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 8.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
 + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Trong_long_me.doc