Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết: 66: Văn bản: Ông đồ

I/. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp h/sinh:

 - Cảm nhận được sự trân trọng truyền thống văn hoá, nỗi cảm thương lớp nhà nho không hợp thời của tác giả.

 - Nhận biết đôi nét về đề tài, lòng thương người và niềm hoài cổ, thể thơ 5 chữ mà tác giả sử dụng rất linh hoạt.

II/. Chuẩn bị:

 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, tranh minh hoạ.

 Học sinh: SGK, STK, học bài, soạn bài.

III/. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định lớp: (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2207Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết: 66: Văn bản: Ông đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
Tuần: 17
Tiết: 66 Văn bản ÔNG ĐỒ
 - Vũ Đình Liên - 
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Cảm nhận được sự trân trọng truyền thống văn hoá, nỗi cảm thương lớp nhà nho không hợp thời của tác giả.
 - Nhận biết đôi nét về đề tài, lòng thương người và niềm hoài cổ, thể thơ 5 chữ mà tác giả sử dụng rất linh hoạt.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, tranh minh hoạ.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, soạn bài.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 H: Đọc lại một đoạn trong văn bản “Hai chữ nước nhà”?
 H: Giọng điệu thơ có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung văn bản?
 3. Bài mới: 
 (Từ vị trí của tác giả trong phong trào Thơ Mới để giới thiệu).
TG
Nội dung bài
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Giới thiệu văn bản:
 1. Tác giả:
 - Vũ Đình Liên (1913 - 1996), quê ở Hải Dương.
 - Là một trong những nhà thơ tiên phong trong phong trào Thơ Mới.
 - Thơ ông giàu lòng thương người và niềm hoài cổ.
II. Văn bản:
 “Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của Vũ Đình Liên.
 II. Tìm hiểu văn bản:
 1.Hình ảnh ông đồ:
 a. Thời đắc ý:
 - Xuất hiện vào mùa thu mỗi năm
 - Ông đồ bày mực tàu giấy đỏ để viết câu đối cho mọi người.
 - Người thuê viết rất đông.
=> Tác giả phản ảnh vẻ đẹp văn hoá và sự tôn vinh giá trị cổ truyền của nhân dân ta.
 b. Thời tàn:
 - Mỗi năm một vắng người thuê viết.
 - Cảnh tượng vắng vẻ, thê lương.
 - Phép nhân hoá, làm tăng nỗi buồn của ông đồ.
=> Mọi người lạnh lùng từ chối một giá trị văn hoá cổ truyền.
 2. Tâm tư của tác giả:
 - Hình ảnh ông đồ không còn nữa -> niềm thương tiếc của tác giả.
- Câu hỏi tự vấn -> làm toát lên niềm thương cảm chân thành về con người và giá trị văn hoá cổ truyền của nhà thơ.
III. Tổng kết:
 (Ghi nhớ trang 10 - SGK).
Hướng h/s chú ý đến chú thích (*) trang 9 - SGK.
H: Giới thiệu đôi nét về tác giả?
H: Em có hiểu biết gì về bài thơ “Ông đồ”?
Giáo viên treo bảng phụ có nội dung bài thơ.
-> giới thiệu thể thơ 5 chữ, gồm 4 dòng/khổ; 5 khổ thơ.
-> Hướng dẫn h/s đọc nhịp 2/3; 3/2; 1/2/2, giọng trầm lắng, suy tư.
Gọi h/s đọc văn bản.
-> Gv đọc lại văn bản.
H: Bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh nhân vật nào?
H: Hình ảnh được thể hiện rõ nhất qua phần nào của văn bản?
Gọi h/sinh đọc lại 2 khổ thơ đầu?
H: Trong đoạn thơ này, ta bắt gặp hình ảnh ông đồ vào dịp nào? (Dựa vào từ ngữ nào?)
(Gạchdưới từ ngữ có trên bảng phụ).
H: Ông đồ xuất hiện vào mùa xuân để làm gì?
-> Giảng giải: ông làm một việc quan trọng: cung cấp mặt hàng mà mỗi gia đình cần sắm cho ngày tết. Trích thơ:
 “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.
H: Chi tiết nào cho thấy đây là hình ảnh của ông thời đắc ý?
H: Qua đó cho thấy việc ông đồ viết câu đối ngày Tết có vị trí như thế nào trong xã hội xưa?
H: Từ đó, tác giả đã thể hiện tình cảm gì của mình?
Gọi h/s đọc 2 khổ thơ kế.
H: Hai khổ thơ đầu có trật tự: ông đồ -> khách hàng. Vậy trật tự ấy như thế nào trong hai khổ thơ 3 và 4?
-> Giảng giải: kết cấu đó thông báo một sự đổi thay của thời thế.
H: Cảnh tượng ông đồ ngồi viết như thế nào?
H: Trong hai câu “Giấy đỏ... nghiên sầu” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ gì? Có tác dụng ra sao?
H: Theo em, thái độ của mọi người đối với ông lúc này là gì?
-> Giảng giải: sự đối lập trên đã diển tả đầy đủ bước thăng trầm của nền Nho học Việt Nam ở buổi giao thời nền văn hoá Đông - Tây. Vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đã trôi theo dòng văn hoá Tây học mới mẽ, xa lạ, hấp dẫn đối với thanh niên.
Gọi h/s đọc khổ thơ cuối.
H: Qua khổ thơ ta thấy được tâm tư gì của tác giả?
=> Đây chính là hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên.
H: Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Về kết cấu và từ ngữ có gì đặc biệt?
H: Bài thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả?
Gọi h/sinh đọc và chép vào vỡ ghi nhớ.
-> quan sát.
-> giới thiệu năm sinh, năm mất, quê quán, nơi sống...
-> nêu vai trò của tác giả trong phong trào TM.
-> Trình bày đặc điểm nổi bậc về thơ của tác giả.
-> Nêu suy nghĩ.
-> quan sát.
-> chú ý ghi nhớ.
-> đọc theo yêu cầu.
-> nghe và cảm nhận.
-> Ông đồ.
-> nhan đề bài thơ.
-> học sinh đọc.
-> tết đến.
-> (hoa đào nở).
-> viết thuê câu đối xuân cho mọi người.
-> nhiều người -> thuê viết và tấm tắc khen tài ông.
-> là nếp sinh hoạt văn hoá có vẻ đẹp tao nhã.
-> tôn trọng nó.
-> Đọc khổ thơ 3, 4.
-> thay đổi ngược lại: khách hàng.
-> vắng vẻ.
-> nhân hoá
-> làm tăng nỗi buồn của ông đồ.
-> lạnh lùng.
Đọc khổ thơ 5.
-> Hình ảnh ông đồ không còn nữa.
-> thể hiện niềm thương tiếc ngậm ngùi của tác giả.
-> thơ 5 chữ
-> kết cấu đối lập, chặt chẽ.
-> từ ngữ hàm xúc.
-> h/sinh trình bày theo suy nghĩ.
4. Củng cố: 4’
 Hướng dẫn h/s tìm hiểu nhan đề văn bản?
 5. Dặn dò: 1’
 - Học bài.
 - Chuẩn bị: “Kiểm tra tổng hợp học kỳ I”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_18_Ong_do.docx