Giáo án Ngữ văn 8 - Tính thống nhất về chủ đề của văn

I/. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp h/sinh:

 - Hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

 - Xác định được chủ đề của văn bản.

II/. Chuẩn bị:

 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.

 Học sinh: SGK, STK, học bài, làm bài tập.

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2193Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tính thống nhất về chủ đề của văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...........................
Ngày dạy:............................
Tuần: 1
Tiết: 4 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
 - Xác định được chủ đề của văn bản.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, làm bài tập.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 H: Phạm vi nghĩa của từ ngữ có cấp độ khái quát như thế nào? 
 Cho ví dụ minh hoạ.
 - Làm bài tập số 5 - SGK, trang 11.
 3. Bài mới: 
 Giới thiệu: Khi trình bày nội dung một văn bản, muốn tránh được việc trình bày lạc đề, không phục vụ tốt cho mục đích của bài văn, ta cần biết về chủ đề của văn bản và tính thống nhất của nó qua tiết học hôm nay.
TG
Nội dung bài
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Chủ đề của văn bản:
 Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
 Vd: Chủ đề của văn bản “Tiếng gà trưa” - Xuân Quỳnh.
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
- Để viết/hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lập đi lặp lại.
III. Luyện tập:
 1. Bài tập 1: Văn bản “Rừng cọ quê tôi”.
a. Thứ tự trình bày:
- Miêu tả dáng cọ, sự gắn bọ giữa rừng cọ với nhau, sự gắn bó của cọ với tuổi thơ của tác giả, công dụng của cọ, tình cảm của người sông Thao với rừng cọ.- Trình tự trên khó thay đổi vì các phần được sắp xếp hợp lý, thể hiện ý rành mạch liên tục.
b. Chủ đề văn bản: 
 Vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ quê tôi.
c. Các từ ngữ được lập lại nhiều lần:
 rừng cọ, lá cọ, dáng cọ, sự gắn bó của cọ đối với nhân vật tôi, công dụng của cọ.
2. Bài tập 2:
 Bỏ ý b & d vì xa chủ đề, làm cho văn bản không đảm bảo tính thống nhất.
3. Bài tập 3:
Bỏ ý c & g vì lạc đề.
Yêu cầu h/s xem lại văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, trang 5.
H: Tác giả nhớ lại kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu?
H: Sự hồi tưởng ấy gợi lên cảm giác gì trong lòng tác giả?
=> Đó chính là chủ đề của văn bản Tôi đi học.
H: Nêu chủ đề của văn bản “Tôi đi học?
=> Chủ đề là đối tượng, vấn đề chính (chủ yếu) được tác giả đặt ra trong văn bản.
H: Nêu chủ đề của bài thơ Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh.
-> Chuyển ý sang mục II.
H: Căn cứ nào cho em biết văn bản “Tôi đi học” nói lên kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
Gọi 1 h/s đọc rõ ràng, biểu cảm 1 đoạn trích do Gv chuẩn bị. Đoạn văn: “Sáng hôm ấy quang cảnh trường tôi khác hẳn đi. Mới chỉ 6 giờ mà đoạn trường trước cổng trường nhộn nhịp lạ với bao nhiêu là sắc áo. Mỗi người một vẻ tất bật khác nhau. Nhóm này thì vác cột tre, nhóm nọ mang leng, cờ, dây, lại có kẻ lủ khủ những nồi, những chảo và cả thùng nước đá nữa. Những hình ảnh thoăn thoắt đi về cùng tiếng nói cười tíu tít làm rộn hẳn một quãng đường, nơi mà mọi ngày giờ này hãy còn lưa thưa bóng học trò”.
H: Nếu đoạn văn này có mặt sau đoạn “Hằng năm... tựu trường” của văn bản Tôi đi học thì được không? Tại sao?
-> chốt ý: lạc đề.
Chia h/s ra làm 2 nhóm, thời gian 5’, thi đua tìm từ với yêu cầu sau:
H: Tìm những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường.
=> h/s có thể tìm không hết trong khoảng thời gian trên, Gv định hướng tiếp cho các em.
H: Khi nào văn bản có tính thống nhất về chủ đề?
H: Chủ đề được thể hiện như thế nào trong văn bản?
Gọi h/s đọc yêu cầu B/tập 1,2,3.
Gv chia lớp ra 4 nhóm, chia nhiệm vụ:
Bt1: nhóm 1 câu a.
 nhóm 2 câu b, c.
Bt2: nhóm 3.
Bt3: nhóm 4.
 thời gian: 5’.
Gv hướng dẫn h/s làm bài tập căn cứ trên kết quả hoạt động của từng nhóm.
-> xem lại văn bản.
-> kỷ niệm buổi đi học đầu tiên trong đời.
-> cảm giác bâng khuâng, xao xuyến không thể nào quên.
-> kỷ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên.
-> tình yêu quê hương và gia đình dạt dào trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân trong thời đánh Mỹ.
-> cơ sở: tựa bài, các từ ngữ, câu văn nói đến việc đi học được lập lại nhiều lần
-> h/s khác nghe.
-> h/s lí giải cách lựa chọn của mình.
-> hôm nay tôi đi học, lòng tôi lại náo nức, hằng năm cứ vào..., rụt rè, trang trọng, đứng đắn, tưng bừng rộn rã, thấy lạ, thay đổi, thèm, non nớt, ngây thơ, lo sợ vẩn vơ, oai nghiêm, ngập ngừng, nức nở...
-> khi các nội dung tập trung thể hiện vấn đề chính.
-> tựa bài, đề mục, từ ngữ then chốt.
-> nêu yêu cầu của bài tập l.
Hoạt động nhóm theo yêu cầu.
Cử đại diện trình bày kết quả.
-> h/s khác nhóm nhận xét bài làm của bạn.
 4. Củng cố: 3’
 H: Khi nào văn bản có tính thống nhất về chủ đề?
 5. Dặn dò: 1’
 - Học bài.
 - Xem trước văn bản: “Trong lòng mẹ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_1_Tinh_thong_nhat_ve_chu_de_cua_van_ban.docx