A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Biết tóm tắt một văn bản tự sự
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Nắm được các yêu cầu đối với việc tóm tắt một văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Đọc-hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với nhu cầu sử dụng.
3.Thái độ: Có ý thức tóm tắt văn bản tự sự để ghi nhớ, làm tài liệu học tập.
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Biết tóm tắt một văn bản tự sự B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Nắm được các yêu cầu đối với việc tóm tắt một văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: - Đọc-hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự. - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết. - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với nhu cầu sử dụng. 3.Thái độ: Có ý thức tóm tắt văn bản tự sự để ghi nhớ, làm tài liệu học tập. C. PHƯƠNG PHÁP Phát vấn, thuyết trình, tích hợp văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’): Kiểm diện Hs 8A1: Vắng: . 8A2: Vắng: . 2. Kiểm tra bài cũ (5’): Nêu tác dụng của việc liên kết trong đoạn văn? Có thể sử dụng những phương tiện liên kết nào để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn? 3. Bài mới (39’): * Vào bài (2’): Xã hội ngày càng phát triển, lượng thông tin được cập nhật ngày một nhiều. Chúng ta cần phải có cách ghi nhớ vắn tắt các sự kiện nội dung chính để bổ sung tri thức. Muốn làm được điều này chúng ta phải có kĩ năng tóm tắt. Vậy tóm tắt là gì? cách tóm tắt như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY *TÌM HIỂU CHUNG (34’) *Tìm hiểu thế nào là tóm tắt văn bản (10’) GV: Các em đã được học rất nhiều văn bản tự sự. Muốn nắm nội dung chính các em phải tóm tắt. Vậy tóm tắt văn bản tự sự là gì? Gv treo bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm sgk/60 Hs: Chọn đáp án b *Tìm hiểu cách tóm tắt văn bản tự sự (24’) HS: đọc thầm đoạn văn tóm tắt mục II. 1 GV:Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không ?Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một vb tóm tắt ? HS: Đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu tóm tắt Bảo đảm tính khách quan: trung thành với vb được tóm tắt, không thêm bớt các chi tiết, sự việc không có trong tác phẩm, không chen vào bản tóm tắt các ý kiến bình luận, khen chê của cá nhân người tóm tắt - Đảm bảo tính hoàn chỉnh: dù ở mức độ khác nhau, nhưng bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện ( mở đầu, phát triển, kết thúc) -Bảo đảm tính cân đối: số dòng tóm tắt dành cho các sự việc chính, nhân vật chính, chi tiết tiêu biểu và các chương, mục, phần một cách phù hợp GV: Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo những trình tự nào? - Hs: thảo luận nhóm. Gọi hs đọc ghi nhớ sgk HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (3’) - Cô sẽ cho các em mượn từ điểm văn học để tham khảo cách tóm văn bản “ Trong lòng mẹ, Lão Hạc. - Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. Đọc lại truyện Lão Hạc, viết bài tóm tắt để hôm sau tóm tắt bằng lời trước lớp. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sư: Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn, trung thành với nội dung chính của tác phẩm đó. 2. Cách tóm tắt văn bản tự sự a.Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt * Vd sgk/60: Văn bản tóm tắt “Sơn Tinh Thủy Tinh”đã nêu được nội dung chính của văn bản * Yêu cầu: Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành nội dung văn bản được tóm tắt b.Các bước tóm tắt văn bản - Đọc và hiểu đúng chủ đề văn bản - Xác định nội dung chính cần tóm tắt - Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí - Viết văn bản tóm tắt * Ghi nhớ sgk / 61 II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Tìm đọc phần tóm tắt văn bản tự sự đã học trong từ điển văn học. * Bài mới: Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngày soạn:.......................... Ngày dạy:............................
Tài liệu đính kèm: