Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thanh Tuấn

A. Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức : Giúp học sinh :

 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của tác giả.

 2. Thái độ - Giáo dục :

- Tích hợp ngang với phần Tiếng Việt ở bi Cấp độ khi qut của nghĩa từ ngữ; với phần Tập lm văn ở bi Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, tích hợp dọc với bi Cổng trường mở ra ( văn bản nhật dụng, Ngữ văn 7, tập một ).

- Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh ý thức trân trọng những kỉ niệm đẹp và những tình cảm qúy báu trong đời.

 3. Kĩ năng : Rn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm, pht hiện v phn tích tm trạng nhn vật tơi - người kể chuyện; lin tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thn.

 

doc 207 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1415Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thanh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành về cơ bản vào nửa đầu thế kỉ XX.
 2. Thái độ - Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm trong sáng, cao đẹp, thiêng liêng đối với người thân và thái độ cảm thông với những số phận nghèo khổ, bất hạnh.
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng hệ thống hoá, khái quát hoá, trình bày, nhận xét  trong quá trình ôn tập.
II. Chuẩn bị:
 - Kẻ bảng ôn tập lên giấy khổ lớn.
 - HS: Soạn bài.
III. Tiến trình các hoạt động:
1. Ổn định lớp:Kiểm diện, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
-HS1: Kể tóm tắt lại nội dung đoạn trích hai cây phong?
-HS2: Trình bày lại ghi nhớ của bài hai cây phong?
3. Bài mới: Giới thiệu bài: 
 Để củng cố, hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 8. tiết học hôm nay ta sẽ tiến hành ôn tập.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I. Lập bảng thống kê văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu lớp 8.
-Cho Hs trình bày phần chuẩn bị của mình về từng văn bản-sau đó cho HS khác phát biểu nhận xét, GV bổ sung.
Tên văn bản, tác giả.
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu.
Đặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học.
-Tác giả
Thanh Tịnh
truyện ngắn
Tự sự
Những cảm giác trong sáng về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.
Giàu chất thơ, chất trữ tình.
Trong lòng mẹ.
-Tác giả.
Nguyên Hồng.
Hồi kí (trích)
Tự sự xen trữ tình.
Nỗi đau và niềm yêu thương vô bờ của bé Hồng đối với mẹ.
Giàu chất trữ tình, giàu cảm xúc.
Tức nước vỡ bờ
(Ngô Tất Tố)
Tiểu thuyết
(trích)
Tự sự
Vẻ đẹp tâm hồn sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của người nông dân, bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời.
Khắc hoạ nhân vật rõ nét. Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động, ngôn ngữ đặc sắc.
Lão Hạc (Nam cao)
Truyện ngắn
Tự sự xen trữ tình.
Tình cảnh khốn cùng và nhân phẩm cao quý của lão Hạc.
Kể chuyện đặc sắc, khắc hoạ nhân vật tài tình, ngôn ngữ sinh động giàu ấn tượng.
II. So sánh nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3 và 4.
-Phân lớp ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 HS để thảo luận, với thời gian là 10 phút.
Gợi ý:
a) Giống nhau:
-Đều là văn tự sự, truyện kí hiện đại (Sáng tác vào thời kì 1930-1945).
-Cùng có đề tài con người và cuộc sống đương thời của tác giả, đều đi sâu miêu tả số phận của những con người bị dập vùi, cực khổ.
-Đều chan chứa tinh thần nhân đạo.
-Đều có lối viết chân thực gắn với đời sống, bút pháp hiện thực sinh động.
b)Khác nhau.
Văn bản
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc điểm nghệ thuật
Trong lòng mẹ
Hồi kí (trích)
Tự sự (có trữ tình)
Nỗi đau và tình yêu vô bờ của bé Hồng đối với mẹ.
Văn chân thực trữ tình thiết tha.
Tức nước vỡ bờ
Tiểu thuyết (trích)
Tự sự
Phê phán chế độ tàn ác bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người nông dân.
Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực sinh động.
Lão Hạc
Truyện ngắn
Tự sự xen trữ tình
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ.
Nhân vật được đào sâu tâm lý, cách kể chuyện tự nhiên linh hoạt.
III. Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3, 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao.
- Cho HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 2HS, với thời gian là 5 phút.
Gợi ý:
- Đó là đoạn văn hay nhân vật nào? Trong văn bản? Của tác giả?
- Lý do yêu thích: + Về nội dung tư tưởng.
 + Về hình thức nghệ thuật.
 + Lý do khác?
4. Củng cố: ( Giáo viên củng cố từng phần trong các mục của bài ).
5. Dặn dò
 - Về nhà viết một đoạn văn hồi tưởng lại buổi đến trường đầu tiên của bản thân em.
 - Chuẩn bị trước bài “Thông tin về trái đất năm 2000”.
 - Nhận xét lớp.
-------- ˜ & ™ --------
Tuần: 10	Ngày soạn
Tiết: 39
 Văn bản THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức : giúp học sinh thấy được tầm quan trọng và tính phức tạp của một tronh những vấn đề khó giải quyết nhất trong hiệm vụ bảo vệ môi trường vả xử lí rác thải. Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông.
 2. Giáo dục : thông qua nội dung bài học, giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
 3. Kĩ năng : rèn kĩ năng đọc, phân tích và cảm thụ văn bản nhật dụng dưới dạng văn thuyết minh một vấn đề khoa học.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tìm tư liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan về ô nhiểm môi trường, bút lông, giấy ghi câu hỏi bài tập trắc nghiệm để kiểm tra bài cũ.
 - HS: Tìm hiểu về tình hình dùng bao ni lông ở địa phương, sưu tầm tranh ảnh liên quan đến ô nhiểm môi trường.
III. Tiến trình các hoạt động:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái mỗi dòng.
 1. Tác giả “Tôi đi học” là ai ?
	a. Thanh Tịnh.	c. Ngô Tất Tố.
	b. Nguyên Hồng.	d. Nam Cao.
 2. Tác phẩm “ Lão Hạc “ thuộc thể loại nào ?
	a. Truyện ngắn.	c. Truyện dài.
	b. Truyền vừa.	d. Hồi kí.
 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản “ Trong lòng mẹ “ là ?
	a. Tự sự.	c. Trữ tình.
	b. Tự sự sen trữ tình.	d. Cả a đúng, b. sai.
 4. “ Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tìm tàn, mạnh mẽ của người nông dân, bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến “ Là nội dung chủ yếu của văn bản nào sau đây ?
	a. Tôi đi học.	c. Tức nước vở bờ.
	b. Trong lòng mẹ.	d. Lão Hạc.
( Giáo viên ghi vào giấy khổ lớn treo lên bảng )
Đáp án: Câu 1: a ; câu 2: a ; Câu 3: b ; Câu 4: c . 
3. Bài mới: Giới thiệu bài: 
 Bảo vệ môi trường sống quanh ta, rộng hơn là bảo vệ trái đất-ngôi nhà chung của mọi người đang bị ô nhiễm nặng. Một trong những việc làm cụ thể và cần thiết hàng ngày là chúng ta nên hạn chế thấp nhất đến mức không dùng đến các loại bao bì bằng ni lông. Vì sao vậy? Thông tin về trái đất năm 2000 sẽ giải thích, thuyết minh giúp chúng ta.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Tiết 39: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
I. Đọc tìm hiểu chú thích: SGK
- GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản: Chú ý cách đọc và giọng điệu đọc phần sau của văn bản. ( Từ “ Vì vậy chúng ta cần phải ... “ đến hết ). Đọc đoạn từ “ Vì vậy chúng ta cần phải ... “ đến “ gây ô nhiễm nghiệm trọng đối với môi trường “. Cần nhấn mạnh rành rọt từng điểm kiến nghị. Đọc đoạn “ Mọi người hãy ... “ cần thể hiện giọng điệu của lời kêu gọi.
- Cho 2 HS đọc văn bản.
- GV: Nhận xét cách đọc.
Lưu ý đọc kĩ 7 chú thích đầu tiên, đặc biệt chú thích 1 và 2.
II. Đọc - Hiểu văn bản. 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục văn bản.
- GV: Văn bản này có thể phân ra làm mấy phần ? Nêu nội dung của từng phần ?
- HS: Hai bạn ngồi cạnh nhau thảo luận nhanh và trả lời ( khoảng 1 phút ).
- GV nhận xét chốt lại:
- văn bản được chia ra 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “ chủ đề ” một ngày không sử dụng bao bì ni lông.””: Trình bày nguyên nhân ra đời của bản thông điệp.
+ Phần 2: Tiếp cho đến “ ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường ”: Phân tích tác hại, nêu ra một số giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông.
+ Phần 3: Còn lại: Lời kêu gọi.
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân, tác hạicủa việc sử dụng bao bì ni lông.
1.Nguyên nhân, tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.
a. Nguyên nhân:
GV: Hãy chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
- HS: hình thành nhóm ( 4 HS ) thảo luận với thời gian 3 phút.
- GV: Hết thời gian gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm nhận xét bổ sung.
- GV: Nhận xét – chốt lại.
- Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla – tic.
- Tác hại: “ Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật ”, “ làm tắt các đường dẫn, nước thải ”, “ sự tắt nghẽn hệ thống cống, rãnh cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh ”, “ làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải ”...
- GV: Ngoài nguyên nhân cơ bản, còn có những nguyên nhân nào khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người ?
- Gợi ý: Dựa vào đoạn: “ Đặc biệt bao bì ni lông màu...trẻ sơ sinh ”. Khi chế tạo và phương thức xử lý ).
b. Nguyên nhân khác:
- HS: Chia lớp làm nhiều nhóm, mỗi nhóm 2 HS thảo luận (3 phút) . Sau đó trình bày, bổ sung.
- Do khi chê stạo ni lông, đặc biệt là ni lông màu, người ta còn đưa vào những chất liệu phụ gia khác, trong đó có những chất độc hai như: chì, ca-đi-mi ô nhiễm thực phẩm khi đựng, gây bệnh cho não và ung thư phổi.
- Do phương thức xử lí: như chôn lấp, đốt, tái chế cũng gây ra tác hại, còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn.
- GV: Giảng thêm về hạn chế, khó khăn của phương thức xử lý tái chế.
- GV cho HS liên hệ thực tế trogn cuộc sống, báo , đài để tìm thêm những tác hại do bao bì ni lông mang đến.
- HS phat biểu tự do.
GV: chốt lại.
- GV: Chính vì xử lý bao bì ni lông là một vấn đề nan giải nên các biện pháp đề xuất chưa triệt để. Chưa triệt để không chỉ vì xử lý bao bì ni lông có nhiều mặt thuận lợi.
- GV: Cho HS thảo luận chỉ ra mặt thuận lợi của bao bì ni lông ( Thảo luận nhanh ).
- Sự xuất hiện thông điệp của Việt Nam là rất cần thiết.
- GV: Tác giả kết thúc bản thông tin bằng những lời lẽ như thế nào?
- HS: Bằng lời kêu gọi khẩn thiết bắt đầu bằng ba từ “Hãy”, không chỉ là lời kêu gọi suông, mà đó là lời kêu gọi xuất phát từ trách nhiệm chung đối với toàn nhân loại và với mỗi con người.
- Gv tóm lại vấn đề.	
- GV cho HS đọc ghi nhớ.
*Ghi nhớ: (SGK trang 107).
4. Củng cố:
 - Nêu nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe của con người ?
5. Dặn dò:
 - Các em về học kĩ lại bài và tìm thêm những giải pháp có thể hạn chế được tối đa việc không sử dụng bao bì ni lông.
 - Chuẩn bị trước bài “Nói giảm, nói tránh”.
 - Nhận xét lớp.
	-------- ˜ & ™ --------
Tuần: 10	Ngày soạn:
Tiết: 40
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được khái niệm biện pháp nói giảm, nói tránh, thấy được giá trị biểu cảm của hai biện pháp tu từ này.
 2. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh ý thức sử dụng lời nói tế nhị, lịch sự, có văn hóa.
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong giao tiếp và trong tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, bài tập nhanh, giấy khổ lớn ghi bài tập 1 và 2.
- HS: Soạn bài, sưu tầm một số câu thơ có sử dụng nói giảm nói tránh.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người ?
3.Bài mới: 
 Giới thiệu:
GV: Ghi ví dụ vào giấy khổ lớn treo lên bảng gọi HS đọc:
VD 1: Cách nói 1: Bài thơ của anh dở lắm.
 Cách nói thứ 2: Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
VD 2 :Cách nói 1: Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được bao lâu nữa đâu chị ạ !
 Cách nói 2: Anh ấy thế thì không dược lâu nữa đâu chị ạ !
GV nêu câu hỏi:
 Trong hai cách nói ở mỗi ví dụ, theo em cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn ?
 - HS trả lời.
 - GV: Gợi dẫn và chuyển vào bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
 GV: Gọi HS đọc ngữ liệu 1, 2, 3 trong SGK
Tiết 40: NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
GV: Chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận
Nhóm 1, 2 dựa vào ngữ liệu 1 thảo luận yêu cầu:
 - Những từ in đậm có nghiã là gì ? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó ?
Nhóm 3, 4 dựa vào ngữ liệu 2 thảo luận yêu cầu:
- Vì sao trong câu văn tác giả dùng từ ngữ “ Bầu sữa “ mà không dùng 1 từ ngữ khác cùng nghĩa ?
Nhóm 5, 6 dựa vào ngữ liệu 3 thảo luận yêu cầu:
- So sánh 2 cách nói, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe ?
GV: Quy định thời gian 5 phút.
HS: Thảo luận – Cử đại diện trình bày – Nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét – Chốt lại.
1. Các từ ngữ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê – Nin và các vị cách mạng đàn anh khác, đi, chẳng còn: Đều nói đến cái chết. " Cách nói như thế là để giảm nhẹ, là để tránh đi phần nào đau buồn.
2. Dùng từ ngữ: “Bầu sữa “" Tránh thô tục.
3. Cách nói thứ hai là cách nói tế nhị, có tinh chất nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận.
GV: Cho HS tìm thêm những cách nói giảm nói tránh khác khi nói về cái chết, và liên hệ thực tế.
HS: Phát biểu: 
- Sau khi HS thảo luận song 3 yêu cầu trên GV có thể nói thêm cho HS biết về cách nói giảm nói tránh.
- Ví dụ : Nói giảm là nói bằng cách:Từ đồng nghĩa dặc biệt là từ ngữ Hàn Việt, dùng cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa, nói vòng, nói trống (Tỉnh lược ).
GV: Hướng dẫn HS rút ra kết luận như đã trình bày ở phần ghi nhớ.
* Ghi nhớ SGK trang 108.
II. Luyện tập.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập theo trình tự sau ?
 - Đọc xác định yêu cầu bài tập.
 - Phân nhóm thảo luận, quy định thời gian.
 - Hết thời gian – Đại diện trình bày – Các nhóm còn lại bổ sung.
 - GV nhận xét.
 (Đối với bài tập 1 và 2 GV ghi lên giấy khổ lớn treo lên bảng).
1.Điền từ ngữ vào chỗ trống.
a - Đi nghĩ; b-Chia tay nhau.
c - Khiếm thị; Có tuổi.
 d - Đi bước nữa.
2. Xác định cách nói giảm nói tránh.
Câu: a2, b2, c1, d1, e2.
3. Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa để đặt câu.
 - Bài thơ của anh dở lắm.
 - Bài thơ của anh không được hay lắm.
 - Chị ấy xấu quá.
 - Chị ấy không được đẹp lắm.
4. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh ?
Trong trường hợp ta dùng cách nói giảm nói tránh để khuyên người đó nhiều lần rồi mà không sửa chữa thì ta cần phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật
4. Củng cố:
 - Thế nào là nói giảm nói tránh ? Tác dụng của nó ?
 - Hãy kể một số câu tục ngữ, ca dao, thơ có sử dụng nói giảm nói tránh ?
5. Dặn dò:
 - Các em về học bài và xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
 - Học kĩ lại lý thuyết để giờ sau ta tiến hành luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 - Nhận xét lớp.
-------- ˜ & ™ --------	
Tuần: 11	Ngày soạn: 
Tiết: 41
Bài: 11
KIỂM TRA VĂN HỌC
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức : giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức về tiếng Việt đã học.
2. Thái độ - Giáo dục : thông qua tiết kiểm tra, giáo dục học sinh ý thức nghiêm túc, trung thực trong học tập.
3. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng tái hiện kiến thức, kĩ năng hoạt động độc lập, kĩ năng viết đoạn văn 
II. Chuẩn bị:
Soạn đề kiểm tra.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
 Để củng cố lại kiến thức văn học đã học từ đầu năm đến nay, tiết học hôm nay chúng ta tiến hành kiểm tra một tiết.
Đề bài: 
 A. Tự luận 6 điểm.
 Câu 1: Tóm tắt đoạn văn trích “Tức nước vỡ bờ” bằng một đoạn văn khoảng 4-5 dòng.
Câu 2: Văn bản “Tôi đi học” có chủ đề như thế nào?
 B. Trắc nghiệm 4 điểm.
Câu 1: Đọc đoạn trích sau:
 U bán con thật đấy ư ? Nào! Em không cho bán chị Tí! Nào! có bán thì bán cái Tỉu này này!
 Các từ gạch dưới thuộc từ loại nào?
	a. Động từ;	b. Tính từ.
	c. Tình thái từ;	d. Trợ từ, thán từ.
Câu 2: Đoạn văn ở câu 1 trích từ tác giả nào ?
	a. Tắt đèn.	c. Tôi đi học.
	b. Lão Hạc.	d. Tất cả đều sai.
Câu 3: Ngô Tất Tố là tác giả của tác phẩm nào ?
	a. Tắt đèn.	c. Tôi đi học.
	b. Lão Hạc.	d. Tất cả đều sai.
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “ Trong lòng mẹ “ là ?
	a. Tự sự.	c. Tự sự sen trữ tình.
	b. Trữ tình.	d. Câu a đúng, câu b sai.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ( Sau kiểm tra )
A. Tự luận: ( 6 điểm ).
Câu 1: (4 điểm).
- Yêu cầu: Đoạn văn tóm tắt cần phải.
+Ngắn gọn (khoảng 4-5 dòng) nhưng đủ khái quát nội dung và diễn biến chính của toàn văn bản. (3 điểm).
+Đúng ngữ pháp. (1 điểm).
Câu 2: (2 điểm).
Chỉ phát biểu chủ đề của văn bản bằng một câu ngắn gọn (1 điểm) và đúng ngữ pháp (1 điểm).
Gợi ý: 
Tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm trong sáng về buổi sáng đầu tiên được mẹ đưa đến trường học.
B. Trắc nghiệm: ( 4 điểm ). Làm đúng mỗi câu 1 điểm.
 Đáp án: Câu 1: c ; câu 2: a ; Câu 3: a ; câu 4: b.
 - Hết thời gian GV thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
 IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
 - Thực hiện yêu cầu phần chuẩn bị ở nhà để chuẩn bị cho tiết Luyện nói.	
Tuần: 11	Ngày soạn
Tiết: 42
 LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
 I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức : giúp học sinh củng cố lại những kiến thức về văn tự sự và ngôi kể trong văn tự sự.
 2. Giáo dục : thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh thái độ nghiêm túc, tôn trọng người nghe trong quá trình nói.
 3. Kĩ năng : rèn kĩ năng trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động  
II. Chuẩn bị:
 - GV: Bài tập làm ý của câu của câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất, giáo án...
 - HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. Tiến trình các hoạt động:
1. Ổn định lớp:
2. kiểm tra bài cũ:
 ( Tiết trước vừa kiểm tra nên không trả bài. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ).
3. Giới thiệu bà mới:
 Để ôn lại kiến thức về ngôi kể đã học ở lớp 6 cũng như giúp cho các em tập nói trước tập thể về việc thay đổi ngôi kể, từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba ngược lại.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung
Tiết 42: LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM.
 I. Chuẩn bị ở nhà:
1. Ôn tập về ngôi kể.
GV: Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi loại kể.
-Kể theo ngôi thứ nhất là cách kể mà người kể xưng tôi để dẫn dắt câu chuyện.
Với ngôi kể này, người kể có tư cách là người trong cuộc, tham gia vào các sự việc và kể lại, do đó
-Có tính thuyết phục cao.
-Kể theo ngôi thứ ba là người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên của chúng.
Với cách kể này khiến người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do với những gì diễn ra với nhân vật.
GV: Hãy tìm ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hay đoạn trích văn tự sự đã học.
Gợi ý:
-Kể theo ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, Những ngày thơ ấu 
-Kể theo ngôi thứ ba: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng
GV: Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
-Cho HS trao đổi theo nhóm, mỗi nhóm là 4 HS, thời gian là 3 phút.
-Cho đại diện nhóm phát biểu.
Thay đổi ngôi kể:
-Thay đổi điểm nhìn đối với nhân vật và sự việc.
-Thay đổi thái độ miêu tả và biểu cảm.
Người trong cuộc có thể buồn, vui theo cảm tính chủ quan.
 GV: Gọi HS đọc đoạn trích SGK. 
GV: Muốn kể lại đoạn trích trên theo ngôi thứ nhất thì phải thay đổi những gì ?
HS: Thay đổi từ xưng hô: xưng “ Tôi “ chuyển lời thoại trực tiếp thành lời kể gián tiếp, lựa chọn chi tiết miêu tả và lời biểu cảm cho sát hợp với ngôi thứ nhất.
* sau khi HS chuẩn bị xong GV yêu cầu HS luyện nói trên lớp.
GV: Hãy kể câu chuyện trên theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe.
HS: Kể.
GV: Điều chỉnh nếu HS có sai và nhận xét giọng kể của HS.
 2. Chuẩn bị luyện nói.
II. Luyện nói trên lớp.
4. Củng cố: ( Theo nội dung bài ).
5. Dặn dò
 - Các em về xem kĩ lại bài và có thể chọn một văn bản bất kì thuộc ngôi kể thứ ba-tập kể lại theo ngôi kể thứ nhất. 
 - Nên chuẩn bị trước bài “Câu ghép”.
-------- ˜ & ™ --------
Tuần: 11	Ngày soạn: 
Tiết: 43
CÂU GHÉP
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sịnh:
 1. Kiến thức : giúp học sinh nắm được

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Toi_di_hoc.doc