Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Câu trần thuật

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.

 - Chức năng của câu trần thuật.

 2. Kỹ năng :

 - Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản.

 - Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 3. Thái độ : Có ý thức trong việc tạo lập và sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

B/ CHUẨN BỊ :

- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.

- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1970Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Câu trần thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT PHÚ HÒA
Giáo án Ngữ văn 8
Tuần 22
Tiết 88
Trần Thị Kim Loan
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
CÂU TRẦN THUẬT
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
	- Chức năng của câu trần thuật.
	2. Kỹ năng : 
	- Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản.
	- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
	3. Thái độ : Có ý thức trong việc tạo lập và sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.	 
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống mẫu + Thực hành có hướng dẫn + Học theo nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
	HS : Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như : ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi ; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết).
	Trong khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
	- Đọc đoạn trích sau và chỉ ra các câu cảm thán trong đoạn trích.
	Mẹ ơi ! Con khổ quá mẹ ơi ! Sao mẹ đi đâu thế ? Mãi không về ! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa ! Mẹ xa con mẹ có biết không ?
(Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu).
	HS : Câu 1, 2 (Mẹ ơi ! Con khổ quá mẹ ơi !) là câu cảm thán.
	- Đặt 1 câu cảm thán và nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu đó.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	- Căn cứ vào mục đích phát ngôn, các em đã được học những kiểu câu nào ?
	- GV gọi 1HS kể tên 3 kiểu câu đã học (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán).
	- GV dẫn vào bài : Câu trần thuật.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Hình thành đơn vị kiến thức của bài học. (Phân tích tình huống mẫu)
- GV cho HS quan sát (bảng phụ) các đoạn trích a, b, c, d.
- Cho biết : Đoạn văn a có mấy câu ? Các câu đó có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán không ?
- 3 câu trong đoạn văn a dùng để làm gì ?
- 1HS đọc đoạn trích a.
- 1HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- 1HS trảlời.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng :
VD : Sgk/45, 46.
	a. Câu 1, 2 : Dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta.
	Câu 3 : Dùng để yêu cầu mọi người phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.
- Đoạn văn b, c, d câu nào có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán ?
- Những câu không có đăc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán trong các 
đoạn văn b, c, d dùng để làm gì ?
- Những câu không có dấu hiệu về hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán gọi là câu gì ?
- Quan sát những câu trần thuật cuối câu dùng dấu gì ?
- Trong 4 kiểu câu : nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất ? Vì sao ?
- GV chốt lại ý kiến của HS.
- 1HS trả lời :
	+ Đoạn b, c : Không có câu nào.
	+ Đoạn d : Câu có đặc điểm hình thức của câu cảm thán là câu 1 “Ôi Tào Khê !”.
- 1-2 HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- 1HS trả lời : Gọi là câu trần thuật.
- 1HS trả lời : Cuối câu trần thuật thường dùng 
dấu chấm.
- 1HS trả lời.
	+ Câu trần thuật.
	+ Vì gần như tất cả các mục đích giao tiếp khác nhau đều có thể thực hiện bằng câu 
trần thuật.
- 1HS nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
- 1HS đọc ghi nhớ Sgk/46.
	b. 	Câu 1 : Dùng để kể.
	Câu 2 : Dùng để thông báo.
	c.	Câu 1, 2 : Dùng để miêu tả.
	d.	Câu 2 : Dùng để nhận định.
	Câu 3 : Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
 Ghi nhớ : Sgk/46.
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Thực hành có hướng dẫn) 
- GV nhận xét, sửa.
- GV nhận xét.
- 1HS đọc và xác định yêu cầu BT1.
- 2HS thực hiện yêu cầu BT1.
- HS khác nhận xét.
- 1HS đọc và xác định yêu cầu BT2.
- 1-2 HS nhận xét, 
bổ sung.
II. Luyện tập :
 	1. Xác định kiểu câu và chức năng.
	a. Câu 1 : Dùng để kể.
	Câu 2, 3 : Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.
	Þ 3 câu trần thuật.
	b. Câu 1 : Dùng để kể (CTT).
	Câu 2 : Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc (CCT).
	Câu 3, 4 : Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc cảm ơn (CTT).
	2. Nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của 2 câu. 
	- Giống : Dùng diễn đạt một ý nghĩa (đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó).
	- Khác : 
	+ Dịch nghĩa : Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ? (CNV).
	+ Dịch thơ : Cảnh đẹp đem nay, khó hững hờ ; (CTT).
- GV sửa.
- 1HS đọc, xác định yêu cầu BT3.
- 1HS thực hiện BT3.
- 1HS khác nhận xét.
	3. Xác định kiểu câu, chức năng và nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của 3 câu a, b, c.
	a. Câu cầu khiến.
	b. Câu nghi vấn.
	c. Câu trần thuật.
	® Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến (chức năng giống nhau). Câu b, c thể hiện ý cầu khiến (đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu a.
- GV đánh giá.
- GV sửa.
- HS thực hiện yêu cầu BT4.
- HS nhận xét.
- Mỗi dãy bàn đặt câu trần thuật theo một yêu cầu của BT5). (Học theo nhóm)
	+ Hứa hẹn.
	+ Xin lỗi.
	+ Cảm ơn.
	+ Chúc mừng.
- HS nhận xét.
	4. Nêu nhận xét.
	a. Dùng để cầu khiến.
	b. 	- Câu thứ 1 : Dùng để kể.
	- Câu thứ 2 : Dùng để cầu khiến.
	Þ Cả 3 câu đều là câu trần thuật.
	5. Đặt câu trần thuật
	- Xin hứa với cô từ nay em sẽ chăm chỉ học tập.
	- Tôi xin lỗi vì để bạn phải chờ lâu.
	- Cảm ơn bạn vì đã giúp đỡ tôi trong lúc khó khăn.
	- Tôi chúc mừng bạn đã đạt được kết quả tốt trong học tập.	
Ù Hoạt động 4 : Củng cố bài học.
- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
- Đặt một câu trần thuật và xác định chức năng của câu đó.	
- 1HS nêu.
- 1HS thực hiện yêu cầu.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Học thuộc ghi nhớ Sgk/46.
	+ Viết đoạn văn có sử dụng một số kiểu câu đã học (nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, cần thuật).
	- Chuẩn bị bài mới : “Viết bài Tập làm văn số 5”.
	+ Nắm vững nội dung bài Tập làm văn : Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
	+ Tìm hiểu 4 đề : 2b, d, e và g Sgk/36 (Đặc biệt là đề 2b, g).
	+ Lập dàn bài, dựa vào dàn bài viết đoạn văn ứng dụng cho đề 2b, g.

Tài liệu đính kèm:

  • doct88.doc