A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức :
- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.
2. Kỹ năng :
- Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau ; biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
- Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
Tuần 11 Tiết 41 Ngày dạy : - 8A1: // - 8A2: // - 8A3: // Bài 10, 11 Tập làm văn LUYỆN NÓI : KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức : - Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự. - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện. 2. Kỹ năng : - Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau ; biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể. - Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ. 3. Thái độ : Tự tin khi trình bày văn nói kể chuyện trước tập thể. B/ CHUẨN BỊ : - GV : Xem lại kiến thức bài Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự (Sgk/8789 Ngữ văn 6/tập 1). - HS : + Ôn tập về ngôi kể. + Tìm hiểu bài theo yêu cầu của GV. + Chuẩn bị bài tập luyện nói II Sgk/110 thật kỹ. C/ PHƯƠNG PHÁP : Thực hành giao tiếp. D/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS : Bài tập luyện nói. - Nhận xét chung. 2. Bài mới : Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới. Ở lớp 6, các em đã học kiểu văn bản tự sự, ở chương trình lớp 8, chúng ta lại học kiểu bài này nhưng với yêu cầu cao hơn. Đó là văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm (các em đã làm bài viết số 2 về kiểu văn bản này). Để củng cố lại kiến thức về kiểu văn bản này và cũng để rèn luyện cho các em kỹ năng trình bày về một câu chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm, hôm nay ta tiến hành tiết luyện nói. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS BÀI HS GHI Ù Hoạt động 2 : Nội dung bài học. - Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6, em hãy cho biết : + Khi kể chuyện, người ta dùng những ngôi kể nào ? + Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào ? Nêu tác dụng của ngôi kể này. - Tìm ví dụ về cách kể sự dụng ngôi thứ nhất. - Kể như thế nào là kể theo ngôi thứ ba ? Tác dụng của ngôi kể này như thế nào ? - Hãy nêu vài ví dụ về cách kể ngôi thứ ba. - Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ? - GV có thể nêu một vài ví dụ. + Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật : Sự việc có liên quan đến người kể khác sự việc không liên quan đến người kể. Người trong cuộc kể khác người ngoài cuộc. + Thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm : Người trong cuộc có thể buồn vui theo cảm tính chủ quan. Người ngoài cuộc có thể dùng miêu tả và biểu cảm để góp phần khắc họa tính cách nhân vật. - Trong văn tự sự, yếu tố miêu tả, biểu cảm có vai trò gì ? - Nêu yêu cầu của việc kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả, biểu cảm. Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Thực hành giao tiếp) - Yêu cầu của phần luyện tập. + Xác định ngôi kể trong một văn bản tự sự. + Thay đổi ngôi kể trong một văn bản tự sự, thấy được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể trong một tác phẩm truyện. + Lập dàn ý cho các câu chuyện sẽ được kể ; dựa vào dàn ý đó, lựa chọn ngôi kể và ngôn ngữ có yếu tố miêu tả và biểu cảm phù hợp để kể chuyện trước lớp. Lưu ý : Chọn vị trí để kể sao cho có thể nhìn được người nghe. Chú ý lựa chọn ngôn ngữ nói mạch lạc, tự nhiên, sử dụng được các yếu tố miêu tả và biểu cảm để kể theo dàn ý đã chuẩn bị. Biết nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu hấp dẫn, phù hợp với nhân vật và diễn biến truyện. - Biết nghe, nhận xét được phần trình bày của bạn cả về nội dung và hình thức. - GV nhận xét chung, đánh giá, rút kinh nghiệm tiết học. - Dùng ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba để kể chuyện. - Trả lời. - Nhận xét. - Trả lời. - Trả lời. - Nhận xét. - Trả lời. - Tùy vào mỗi cốt truyện cụ thể, ở những tình huống cụ thể mà người kể chọn ngôi kể phù hợp, cũng có khi trong một truyện, người kể dùng các ngôi kể khác nhau (thay đổi ngôi kể) để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người. - Trả lời. - Trả lời. - Đọc đoạn văn 2/I Sgk/110. - HS kể trước nhóm khoảng 5’. - HS cả lớp nhận xét. I. Ôn tập về ngôi kể : - Kể theo ngôi thứ nhất : Người kể xưng tôi, trực tiếp kể những gì mình trải qua, chứng kiến và nói được suy nghĩ, tình cảm của bản thân. - VD : + Dế Mèn Phiêu lưu ký. + Tôi đi học. + Những ngày thơ ấu. + Lão Hạc. - Kể theo ngôi thứ ba : Người kể giấu mình, kể câu chuyện diễn ra một cách khách quan. - VD : + Tắt đèn. + Cô bé bán diêm. + Chiếc lá cuối cùng. - Việc thay đổi ngôi kể là do mục đích, ý đồ nghệ thuật của người viết, giúp cách kể chuyện phù hợp với cốt truyện, nhân vật và hấp dẫn người đọc. - Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự : sự kết hợp các yếu tố này tạo nên cách kể sinh động, có cảm xúc. - Yêu cầu của việc kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm : rõ ràng, tự nhiên, lưu loát, hấp dẫn. II. Luyện tập : Thực hành luyện nói bài tập 2 Sgk/110. Ù Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học. - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : + Ôn lại kiến thức về ngôi kể. + Kể chuyện, nghe kể chuyện và nhận xét trong các nhóm tự học. - Chuẩn bị bài mới : “Câu ghép” Sgk/111114. + Đọc đoạn văn I Sgk/111. + Trả lời câu hỏi 1, 2/I Sgk/111. + Thực hiện các nhiệm vụ 1, 2, 3/II Sgk/112. + Làm các bài tập III Sgk/113, 114. · 1a, b, c, d. · 2a, c. · 3. · 4a, b. µ * Rút KN :
Tài liệu đính kèm: