Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Ôn tập về luận điểm

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Khái niệm luận điểm.

 - Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.

 2. Kỹ năng :

 - Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.

 - Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.

 3. Thái độ : Có ý thức trọng việc lựa chọn, nêu ra luận điểm phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề.

B/ CHUẨN BỊ :

- GV : Sgk + giáo án.

- HS : Đọc, tìm hiểu và thực hiện đầy đủ các bài tập + Sgk.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7496Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Ôn tập về luận điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT PHÚ HÒA
Giáo án Ngữ văn 8
Tuần 25
Tiết 99
Trần Thị Kim Loan
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Khái niệm luận điểm.
	- Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
	2. Kỹ năng : 
	- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.
	- Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.
	3. Thái độ : Có ý thức trọng việc lựa chọn, nêu ra luận điểm phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề.	 
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Sgk + giáo án.
- HS : Đọc, tìm hiểu và thực hiện đầy đủ các bài tập + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống mẫu + thực hành có hướng dẫn + thảo luận nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	* Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Đề cập đến văn nghị luận chúng ta sẽ nghĩ ngay đến luận điểm, luận cứ, lập luận. Bài học hôm nay giúp các em nhớ lại kiến thức về luận điểm đã học ở lớp 7.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Nội dung bài học. 
- Ở lớp 7, em đã được học về văn nghị luận, em đã biết về luận điểm. Vậy luận điểm là gì ?
- GV nhận xét, chốt lại nội dung khái niệm : luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
- Dựa vào khái niệm vừa nêu, HS lựa chọn câu trả lời đúng trong Sgk/73. Giải thích vì sao.
- GV giảng :
	+ Nghị luận là loại hoạt động được tiến 
hành nhằm mục đích 
giải quyết các vấn đề 
đặt ra bằng những lời 
nói phù hợp với lẽ phải và sự thật.
	+ Vấn đề là một câu hỏi đặt ra con người phải tìm ra lời giải đáp.
	+ Những ý kiến, quan điểm, chủ trương chủ yếu được đưa ra để giải đáp cho câu hỏi, để giúp 
lý trí thông suốt chính là luận điểm.
	Vậy luận điểm không phải là vấn đề, cũng không phải là một bộ phận của vấn đề mà là những ý kiến, quan điểm, chủ trương chủ yếu mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn 
nghị luận.
- Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh – Ngữ văn 7, tập 2, Sgk/24, 25) có những luận điểm nào ?
- Chiếu dời đô có phải là một bài văn nghị luận không ? Vì sao ?
- Nếu Chiếu dời đô là văn nghị luận thì bày văn ấy có những luận điểm nào ?
- GV :
	+ Dời đô là việc trọng đại của các vua trên thuận ý trời, dưới theo lòng dân, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài (luận điểm cơ sở 
xuất phát).
	+ Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô 
nên triều đại ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi.
	+ Thành Đại La xét về mọi mặt, thật xứng đáng là kinh đô của muôn đời.
	+ Vậy vua sẽ dời đô ra đó (luận điểm kết luận).
- Có thể xác định luận điểm của bài văn ấy theo cách được nêu ở mục 1/I Sgk không ? Vì sao ? 
- Vậy luận điểm là gì ?
- 1-2 HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- 1HS : Chọn C đúng.
	Không chọn a, b vì người trả lời đã không phân biệt được vấn đề và 
luận điểm.
- 1-2 HS phát hiên, nêu :
	+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn (luận điểm cơ sở xuất phát).
	+ Sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
	+ Những biểu hiện của truyền thống yêu nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam qua tấm gương các anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất.
	+ Những biểu hiện phong phú, cụ thể trong nhiều kĩnh vực : chiến đấu, sản xuất, học tập của tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
	+ Khơi gợi và kích thích sức mạnh của tinh thần yêu nước để thực hành vào công cuộc kháng chiến chống Pháp mạnh mẽ hơn nữa, toàn diện hơn nữa, là nhiệm vụ của Đảng, của mỗi người dân Việt Nam (luận điểm dùng để 
kết luận).
- 1HS trả lời : Chiếu dời đô là một bài văn nghị luận vì nó được viết bằng phương thức lập luận để trình bày và thuyết phục người nghe theo tư tưởng dời đô của tác giả.
- 1-2 HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS : Cách xác định luận điểm như câu hỏi trắc nghiệm nêu trong Sgk là không đúng vì đó không phải là ý kiến, quan điểm mà chỉ là những vấn đề.
- 1HS trả lời.
- 1HS đọc ghi nhớ (ý 1) Sgk/75.
I. Khái niệm luận điểm :
VD : Những luận điểm trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta : 
	+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
	+ Sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
	+ Những biểu hiện của truyền thống yêu nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam qua tấm gương các anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất.
	+ 	Những biểu hiện phong phú, cụ thể trong nhiều lĩnh vực. 
	+ Khơi gợi và kích thích sức mạnh của tinh thần yêu nước để thực hành vào công cuộc kháng chiến chống Pháp mạnh mẽ hơn nữa
VD : Những luận điểm trong bài Chiếu dời đô : 
	+ Dời đô là việc trọng đại của các vua trên thuận ý trời, dưới theo lòng dân, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài.
	+ Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi.
	+ Thành Đại La xét về mọi mặt, thật xứng đáng là kinh đô của muôn đời.
	+ Vậy vua sẽ dời đô ra đó.
* Ghi nhớ (ý 1) : Sgk/75.
- Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
là gì ? (Phân tích tình huống mẫu)
- Có thể làm sáng tỏ được vấn đề này không, nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm : “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” ?
- Trong bài Chiếu dời đô, nếu Lý Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm : “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không ? Tại 
sao ?
- Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần 
giải quyết trong bài văn nghị luận ?
- GV chốt : Luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận có mối quan hệ chặt chẽ. Luận điểm cần phải xác thực, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ làm sáng tỏ toàn bộ luận đề.
- 1HS trả lời : Tinh thần yêu nước của nhân 
dân ta.
- 1HS trả lời : Chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề.
- 1HS trả lời : Có thể không đạt vì chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề “cần phải dời đô đến Đại La”.
- 1HS trả lời.
- 1HS đọc ghi nhớ (ý 2) Sgk/75.
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần 
giải quyết trong bài văn nghị luận :
VD :
	- Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm : “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề.
	- Trong bài Chiếu dời đô, nếu Lý Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm : “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể không đạt vì chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề “cần phải dời đô đến Đại La”.
* Ghi nhớ (ý 2) : Sgk/75.
- Để viết bài Tập làm văn theo đề bài : “Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập”. Em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào ? (Hệ thống 1, 2 Sgk/74).
- GV : Hệ thống luận điểm 1 chính xác, vừa đủ, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề, trình bày mạch lạc. Từng luận điểm đều có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau, cùng đi tới làm sáng tỏ vấn đề một cách tập trung, toàn diện và đủ sức thuyết phục.
- Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận ?
- GV : Luận điểm phải đảm bảo các yêu cầu 
sau :
	+ Hệ thống mạch lạc, không trùng lặp, không chồng chéo, không trèo bậc.
	+ Có luận điểm chính (cái đích của vấn đề kết luận), có luận điểm phụ (luận điểm xuất phát hay mở rộng).
	+ Các luận điểm phải đảm bảo : phân biệt với nhau không trùng lặp – liên kết tương hỗ, phát triển hợp lý và chặt chẽ. Luận điểm trước làm cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau kế thừa và phát triển từ luận điểm trước. Tất cả đi đến luận điểm chủ chốt ở phần 
kết bài.
- 1HS trả lời : Hệ 
thống 1.
- HS khác nhận xét.
- 1-2 HS trả lời : Luận điểm phải chính xác và gắn bó chặt chẽ với nhau.
- 1HS đọc ghi nhớ ý 3, 4 Sgk/75.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận :
* Ghi nhớ (ý 3, 4) : Sgk/75.
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Thực hành có hướng dẫn)
- Xác định luận điểm chính trong đoạn văn 
của Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết về Nguyễn Trãi.
- GV sửa BT1.
- Các luận điểm được nêu trong BT2a có nội dung chính xác và phù hợp với ý nghĩa của luận đề không ?
- Lựa chọn các luận điểm phù hợp sắp xếp lại theo trình tự hợp lý. (Thảo luận nhóm)
- GV kết luận chung.
- 1HS xác định.
- HS khác nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu BT2.
- 1HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm 4HS (1’), lựa chọn, sắp xếp lại theo trình tự.
- HS đại diện nhóm 
trình bày.
IV. Luyện tập :
	1. Luận điểm trong 
bài : “Nguyễn Trãi là khí phách, tinh hoa của dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”.
	2. Chọn và sắp xếp lại các luận điểm :
	- Giáo dục là yếu tố quyết định việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số. Thông qua đó, quyết định môi trường sống trong tương lai.
	- Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.
	- Do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Cũng do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này.
Ù Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Học thuộc ghi nhớ Sgk/75.
	+ Sưu tầm một số bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học để nhận biết, phân tích luận điểm.
	- Chuẩn bị bài mới : “Viết đoạn văn trình bày luận điểm” Sgk/7982.
	+ Đọc các đoạn văn và trả lời các câu hỏi Sgk/7981.
	+ Hiểu được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
	+ Thực hiện các bài tập 1, 3 Sgk/81, 82.

Tài liệu đính kèm:

  • doct25.99.doc