Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Ôn tập về văn bản thuyết minh

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Khái niệm văn bản thuyết minh.

 - Các phương pháp thuyết minh.

 - Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh.

 - Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

 2. Kỹ năng :

 - Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học.

 - Đọc – hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh.

 - Quan sát đối tượng cần thuyết minh.

 - Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.

 3. Thái độ : Có ý thức lập dàn ý và viết đoạn văn theo dàn ý.

B/ CHUẨN BỊ :

- GV : Sgk + giáo án.

- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.

C/ PHƯƠNG PHÁP : Học theo nhóm + động não + thực hành viết tích cực.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 8470Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Ôn tập về văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT PHÚ HÒA
Giáo án Ngữ văn 8
Tuần 22
Tiết 85
Trần Thị Kim Loan
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH 
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Khái niệm văn bản thuyết minh.
	- Các phương pháp thuyết minh.
	- Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh.
	- Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
	2. Kỹ năng : 
	- Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học.
	- Đọc – hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh.
	- Quan sát đối tượng cần thuyết minh.
	- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.
	3. Thái độ : Có ý thức lập dàn ý và viết đoạn văn theo dàn ý. 	 
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Sgk + giáo án.
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Học theo nhóm + động não + thực hành viết tích cực.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Để chuẩn bị tốt cho bài viết số 5, tiết học hôm nay chúng ta sẽ hệ thống hóa 
lại các kiến thức đã học về kiểu bài thuyết minh (trên tinh thần HS đã chuẩn bị trước ở nhà).
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Nội dung bài học. 
- Thuyết minh là kiểu văn bản như thế nào ? Nhằm mục đích gì trong cuộc sống của con người ?
- 1HS nêu.
- HS khác nhận xét, 
bổ sung.
I. Ôn tập lý thuyết :
	1. Khái niệm văn bản thuyết minh :
	- Kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.	
- Nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa... của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ? 
- 1-2 HS trình bày. 
	2. Phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản khác :
- GV chốt :
	+ VBTS : Trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật.
	+ VBMT : Trình bày chi tiết, cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật.
	+ VBBC : Nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
	+ VBNL : Trình bày ý kiến, luận điểm.
	+ VBTM : Trình bày đặc điểm của sự vật, hiện tượng nhằm cung cấp 
tri thức.
	Văn bản thuyết minh có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính.
- Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần phải chuẩn bị những gì ? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì ?
- GV chốt lại ý chính.
- 1-2 HS trả lời.
- HS khác nhận xét, 
bổ sung.
	3. Những yêu cầu cần thiết để làm một bài văn thuyết minh :
	- Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần quan sát đối tượng cần thuyết minh hoặc tra cứu sách vở, hỏi han người hiểu biết về đối tượng.
	- Bài văn thuyết minh cần làm nổi bật được bản chất, đặc trưng của đối tượng thuyết minh.
- 1-2 HS kể tên các phương pháp thuyết minh.
	4. Những phương pháp thuyết minh :
	- Nêu định nghĩa, giải thích.
	- Liệt kê.
	- Nêu ví dụ.
	- Dùng số liệu.
	- So sánh.
	- Phân loại, phân tích.
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Động não)
- GV lưu ý HS : Mỗi đề văn thuyết minh có một số đối tượng được nêu ra. Đó là chỗ dựa cho HS quan sát, tìm ý, lập dàn ý khi đứng trước một đề bài 
cụ thể.
- GV phân công mỗi nhóm thực hiện 1 yêu cầu của BT 1a. (Học theo nhóm)
	+ Nhóm 1 : Lập dàn 
ý chung.
	+ Nhóm 2, 3, 4 : lập dàn ý chi tiết.
Nhóm 2 : MB.
 Nhóm 3 : TB.
 Nhóm 4 : KB.
- GV nhận xét, sửa.
- 1HS đọc, xác định yêu cầu BT1.
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trình bày.
- HS các nhóm khác nhận xét lẫn nhau.
II. Luyện tập :
	1a. Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài đề bài : Giới thiệu một đồ dùng trong học tập.
Dàn ý chung
* MB : Giới thiệu đồ dùng (tên đồ dùng, 
công dụng).
* TB : 
- Cấu tạo đồ dùng.
- Đặc điểm của đồ dùng.
- Lợi ích của đồ dùng.
* KB : Bày tỏ thái độ đối với đồ dùng hoặc những điều lưu ý khi mua, sử dụng).
Dàn ý cụ thể
* MB : Bút bi là dụng cụ để viết được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
* TB : 
	- Cấu tạo : gồm hai bộ phận vỏ và ruột.
	+ Ruột :
	· Gồm ống dẫn mực nhỏ dài, bên trong mực (đủ màu : xanh đỏ,..).
	· Đầu ống dẫn mực có ngòi viết.
	· Đầu ngòi viết có 
hòn bi.
	+ Vỏ : là một ống nhựa (hoặc sắt) để bao bọc ruột bút và làm cán bút. Nó gồm có ống, nắp bút, lò xo.	
	- Đặc điểm :
	+ Có hình dáng 
nhỏ dài.
	+ Màu sắc đa dạng.
	- Lợi ích : Bút bi là phương tiện để viết rất tiện lợi, giá tiền lại rẻ.
* KB : Bút bi là dụng cụ học tập không thể thiếu được. Nó luôn là người bạn đồng hành của người học sinh.
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn 5 – 7 phút. (Thực hành viết tích cực)
- GV nhận xét. 
- 1HS đọc, xác định 
yêu cầu. 
- HS làm xong, đứng tại chỗ trình bày trước lớp.
- HS nhận xét.
	2c. Tập viết đoạn văn đề bài : Thuyết minh về một thể loại văn học (thể thơ lục bát).
	Lục bát là một thể thơ dân tộc với số lượng tiếng cố định. Dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát). Thể thơ này gieo vần lưng và vần chân. Về luật bằng trắc chỉ có quy định cho những tiếng chẵn mà thường là tiếng thứ 4 trắc, các tiếng còn lại bằng. Về nhịp, thể thơ lục bát chủ yếu ngắt nhịp chẵn.
Ù Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Tiếp tục hoàn thiện bảng hệ thống hóa ở nhà về các kiểu bài thuyết minh đã học.
	+ Chuẩn bị một số đề bài văn thuyết minh thuộc các kiểu bài khác nhau như đề : 2b, d, e, g Sgk/36. (Đặc biệt là đề 2b, g)
	+ Lập dàn ý một bài văn thuyết minh và viết đoạn văn theo dàn ý (đoạn văn thuyết minh có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận).
	- Chuẩn bị bài mới : “Ngắm trăng – Đi đường” Sgk/3743.
	+ Tập đọc diễn cảm hai văn bản Ngắm trăng – Đi đường Sgk/37 và 39.
	+ Xem chú thích Sgk/37 và 39.
	+ Trả lời nội dung các câu hỏi :
1, 2 và 3 Sgk/38.
1, 2 và 4 Sgk/40.

Tài liệu đính kèm:

  • doct85.doc