Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tập làm văn: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Đề văn thuyết minh.

 - Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.

 - Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.

 2. Kỹ năng :

 - Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.

 - Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý vận hành, công dụng của đối tượng cần thuyết minh.

 - Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.

 3. Thái độ : Có ý thức quan sát, học tập để nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý vận hành, công dụng của đối tượng cần thuyết minh, tích lũy tri thức và vận dụng tri thức đó khi làm một bài văn thuyết minh.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 10521Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tập làm văn: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Tiết 50, 51
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Tập làm văn
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Đề văn thuyết minh.
	- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
	- Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.
	2. Kỹ năng : 
	- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
	- Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý vận hành, công dụng của đối tượng cần thuyết minh.
	- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
	3. Thái độ : Có ý thức quan sát, học tập để nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý vận hành, công dụng của đối tượng cần thuyết minh, tích lũy tri thức và vận dụng tri thức đó khi làm một bài văn thuyết minh. 
B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : 
- GV : Sgk + giáo án.
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống mẫu + động não + thảo luận nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, ta phải làm gì ?
	HS : Phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày những biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
	- Hãy kể tên các phương pháp thuyết minh mà em đã học (lớp 8).
	HS : 
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ.
+ Phương pháp dùng số liệu (con số).
+ Phương pháp so sánh.
	+ Phương pháp phân loại, phân tích.
	- Để làm bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, ta làm 
cách nào ?
	HS : Có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như : nêu định nghĩa, giải thích ; liệt kê ; nêu ví dụ ; dùng số liệu (con số) ; so sánh ; phân tích, phân loại,
	- Cho biết câu văn sau tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết 
minh nào ?
	“Chỉ có khác là với thanh niên Mỹ, 1 đô la mua một bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ, còn đối với một thiếu niên Việt Nam, muốn có 15.000 đồng mua một bao 555 – vì đã hút là phải hút thuốc sang chỉ có một cách là trộm cắp”.
	HS : 
+ So sánh.
+ Dùng số liệu.
	+ Phân tích, giải thích. 
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Trong hai tiết Tập làm văn gần đây, các em đã được biết thế nào là văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh. Tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. Đây là một trong những kiến thức làm cơ sở cho bài Luyện nói : thuyết minh một thứ đồ dùng và Viết bài Tập làm văn số – 3 sắp tới mà các em sẽ phải thực hiện (trong tuần 14).
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Nội dung bài học. 
- GV treo bảng phụ các 
đề bài 1an/I Sgk/137, 138.
- Hãy xác định phạm vi về nội dung của mỗi 
đề vừa đọc. (Đề nêu lên điều gì ?). (Phân tích các tình huống mẫu)
- Đối tượng thuyết minh gồm những loại nào ?
- 1HS đọc các đề bài 1an/I Sgk/137, 138.
- 1HS : Đề nêu đối tượng thuyết minh.
- 1HS : Có thể là con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh :
	1. Đề văn thuyết 
minh :
	VD : Tìm hiểu các đề 1an/I Sgk/137, 138.
	- Đề bài nêu đối tượng thuyết minh.
	- Đối tượng có thể đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết
- Các đề đã nêu trong Sgk là đề thuyết minh. Vì sao ta nói như vậy ? 
- 1HS trả lời.
- Các đề 1an/I Sgk/137, 138 là đề văn thuyết minh. Vì các đề trên nêu yêu cầu giới thiệu, giải thích, thuyết minh.
- Xác định đối tượng của văn bản thuyết minh Xe đạp (Đề yêu cầu gì ?).
- Em hãy tìm bố cục của bài văn thuyết minh Xe đạp. Nội dung của từng phần là gì ? (Động não)
- 3HS đọc bài văn Xe đạp 2/I Sgk/138, 139.
- 1HS.
- 1HS : 
	2. Cách làm bài văn
 thuyết minh :
	a. Tìm hiểu đề :
	 Đối tượng thuyết minh : chiếc xe đạp.
	b. Xây dựng bố cục và nội dung : 3 phần.
	+ MB : Từ đầu 
“chuyển động nhờ sức người”.
	+ TB : Tiếp theo 
“như một hoạt động 
thể thao”.
	- Mở bài : Giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp.
	- Thân bài :
	+ Giới thiệu cấu tạo của xe đạp.
	+ Nguyên tắc hoạt động của nó.
	+ Lợi ích của xe đạp.
	+ KB : Phần còn lại.
	- Kết bài : Nêu vị trí của xe đạp trong đời sống của người Việt Nam và trong tương lai.
- GV có thể gợi dẫn chi tiết để HS nắm được cách làm bài thuyết minh 
Xe đạp.
	+ Quan sát đoạn văn mở bài và cho biết nội dung của đoạn văn này.
	+ Mở bài : Giới thiệu chung về xe đạp như thế nào ? Ta có thể diễn đạt theo cách khác được không ? Em hãy nêu VD.
	+ Quan sát phần thân bài (phần trọng tâm). Cho biết để giới thiệu về cấu tạo của xe đạp thì phải dùng phương pháp gì ?
	+ Nên chia chiếc xe đạp ra làm mấy phần trình bày ? Bài làm trong Sgk trình bày những bộ phận nào của chiếc xe đạp ?
	+ Mỗi hệ thống của chiếc xe đạp gồm các bộ phận gì ? Hãy kể tên các bộ phận đó.
 	+ Quan sát phần kết bài. Phần kết bài cho ta biết điều gì về xe đạp ?
- Hãy xác định phương pháp thuyết minh được sử dụng trong bài văn Xe đạp.
- 1HS : Dùng phương pháp phân tích (chia một sự vật ra thành các bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu).
- 1HS : 
	+ Hệ thống truyền động.
	+ Hệ thống điều khiển.
	+ Hệ thống chuyên chở.
- Hệ thống truyền động : Khung xe, bàn đạp, trục, đĩa, líp, bánh
- Hệ thống điều khiển : ghi đông, phanh
- Hệ thống chuyên chở : yên, giá đèo hàng, giỏ đựng đồ.
- Các bộ phận phụ : chắn bùn, chắn xích, đèn
- 1HS : Nêu vị trí của xe đạp trong đời sống của con người Việt Nam và trong tương lai.
- 1HS : Giải thích, phân tích, liệt kê.
- Em có nhận xét gì 
về cách diễn đạt của người viết ?
- HS : Ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
- 1-2 HS đọc ghi nhớ Sgk/140.
	* Ghi nhớ : Sgk/140.
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập.
- GV gợi ý hướng dẫn HS lập ý và dàn ý.
- MB : Em giới thiệu như thế nào ? (Đối tượng thuyết minh là gì ?).
- TB : Có mấy ý ? Mỗi ý giới thiệu nội dung gì ?
- KB : Nội dung của kết bài là gì ?
- 1HS đọc yêu cầu BT1.
II. Luyện tập :
	Lập ý, dàn ý cho 
đề : Giới thiệu về cây bút bi.
- Cho HS thảo luận nhóm 4HS 4’. (Thảo luận)
- GV sửa.
- HS thảo luận theo 
yêu cầu.
- 1-2 đại diện nhóm trình bày dàn ý của nhóm.
- HS các nhóm khác nhận xét, điều chỉnh, bổ sung.
a. MB : Giới thiệu về bút bi và nêu vai trò của bút bi đối với con người nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng.
- GV giới thiệu thêm : Bút đã có một lịch sử rất lâu đời, đa dạng và phong phú. Nêu một số ví dụ : Một người Mỹ là thợ thuộc da xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một người Hung-ga-ri do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh.
- HS lắng nghe.
b. TB : 
	- Giới thiệu về nguồn 
gốc của bút bi (Ai sáng tạo ra ? Từ bao giờ ? Ở đâu ?).
	- Nêu cấu tạo, đặc điểm của bút (Gồm mấy bộ phận ? Đặc điểm của từng bộ phận ?).
	- Nêu các chủng loại bút (Có những loại bút nào ?).
	- Công dụng của 
bút (Có vai trò gì ? Tác dụng ? Ý nghĩa ?).
	- Cách sử dụng và bảo quản bút.
c. KB : Khái quát giá trị của bút bi.
Ù Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Học thuộc ghi nhớ Sgk/140.
	+ Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn thuyết minh theo yêu cầu.
	+ Sưu tầm, tìm hiểu những tri thức khách quan về các đối tượng gần gũi với đời sống.
	- Chuẩn bị bài mới : “Dấu ngoặc kép” Sgk/141144.
	+ Thực hiện các nhiệm vụ a, b, c, d/I Sgk/141, 142.
	+ Chuẩn bị nội dung các BT 1, 2 và 4/II Sgk/142144.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 50,51 De van thuyet minh va....doc