Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tập làm văn: Phương pháp thuyết minh

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Kiến thức về văn bản thuyết minh (trong cụm các bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học).

 - Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.

 2. Kỹ năng :

 - Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.

 - Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật.

 - Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống.

 - Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu.

 - Lựa chọn phương pháp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 11882Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tập làm văn: Phương pháp thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết 47
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
	- 8A3: //
Tập làm văn
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Kiến thức về văn bản thuyết minh (trong cụm các bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học).
	- Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.
	2. Kỹ năng : 
	- Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
	- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật.
	- Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống.
	- Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu.
	- Lựa chọn phương pháp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng.
	3. Thái độ : Có ý thức sử dụng kết hợp các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh một cách hợp lý. 
B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : 
- GV : Sgk + giáo án.
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống + thảo luận nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Văn bản thuyết minh là gì ?
 	HS : Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất, của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội.
	- Văn bản thuyết minh có mục đích gì ?
	HS : Nhằm cung cấp tri thức (về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,) về sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội cho người đọc.
	- Văn bản thuyết minh có vị trí thế nào trong đời sống ?
	HS : Thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Ở tiết học trước, các em đã được nắm vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người. Trong tiết học này, các em sẽ được học về phương pháp thuyết minh để vận dụng vào cuộc sống một cách có hiệu quả.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Nội dung bài học.
- GV hướng dẫn HS quan sát lại các văn bản trong bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh.
	+ Cây dừa Bình Định.
	+ Tại sao lá cây có màu xanh lục ?
	+ Huế.
	+ Khởi nghĩa Nông Văn Vân.
	+ Con giun đất.
- Quan sát năm văn bản theo yêu cầu của GV.
 I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh :
	1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh :
- Cho biết năm văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì.
- Để có được các tri thức ấy, ta làm thế nào ?
- Quan sát, học tập, tích lũy nghĩa là gì ?
- GV giảng thêm :
	+ Quan sát : tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của đối tượng.
	+ Học tập và tích lũy tri thức : đọc sách, tra cứu, tìm ra khái niệm, đặc điểm, tính chất, cấu tạo, Phân tích, tích 
lũy tri thức. 
	Có tri thức thì thuyết minh mới sinh động. Không nắm bắt được 
bản chất đặc trưng của đối tượng thì lời thuyết minh sẽ không đủ sức thuyết phục.
- Bằng sự tưởng tượng, suy luận thì có thể có tri thức để làm bài thuyết minh được không ? Vì sao ?
- Tóm lại, muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải làm gì ?
- 5HS trả lời (mỗi HS một văn bản).
- Trả lời.
- Trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Trả lời : Không.
- Trả lời.
- Đọc ghi nhớ ý 1. Sgk/128.
	- Cây dừa Bình 
Định : Tri thức sự vật.
	- Tại sao lá cây có màu xanh lục ? Con giun đất : Tri thức khoa học.
	- Khởi nghĩa Nông Văn Vân : Tri thức lịch sử.
	- Huế : Tri thức văn hóa.
	® Muốn có tri thức phải quan sát, học tập, tích lũy.
	* Ghi nhớ (ý 1) : Sgk/128.
	2. Phương pháp 
thuyết minh :
- Cho HS đọc mục 2a Sgk/126.
- Trong hai câu văn trên, ta thấy có từ nào giống nhau ? Sau từ ấy, người ta cung cấp gì ?
- Các câu đó có vai trò, đặc điểm như thế nào trong bài văn thuyết minh ? 
- Đọc mục 2a Sgk/126.
- Trả lời.
- Trả lời.
	a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích :
	- Hai câu đều có từ “là”.
	- Sau từ “là” người ta cung cấp tri thức về đối tượng (Huế và Nông Văn Vân).
	- Câu văn định nghĩa, giải thích giữ vai trò giới thiệu (vị trí ở đầu đoạn, đầu bài).
- Đoạn 1 : Nêu công dụng của cây dừa theo cách nào ? Tác dụng của cách trình bày đó ? (Phân tích tình huống)
- Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự vật ?
- Đọc 2 đoạn văn 2b Sgk/127.
- Trả lời.
- Trả lời.
	b. Phương pháp liệt kê :
	- Trình bày tri thức theo một trình tự nhất định (đặc điểm, tính chất, cấu tạo,).
	- Tạo sự phong phú, cụ thể về nội dung thuyết minh.	
- Chỉ ra ví dụ trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó đối với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc lá ở nơi công cộng.
- 1-2 HS trả lời.
	+ VD : Ở Bỉ, từ 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la.
	+ Tác dụng : Làm cho vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể, dễ nắm bắt và có sức thuyết phục.
	c. Phương pháp nêu ví dụ :
	- Dẫn ra ví dụ cụ thể.
	- Tác dụng : Làm cho người đọc tin vào nội dung thuyết minh.
- Đoạn văn đã cung cấp những số liệu nào ?
- Số liệu phải đảm bảo yêu cầu gì ? 
- Nếu không có số liệu thì có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không ?
- Tác dụng của số 
liệu trong văn bản 
thuyết minh ?
- Đọc đoạn 2d Sgk/127.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời : Không.
- Trả lời.
	d. Phương pháp dùng số liệu (con số) :
	- Số liệu phải chính xác.
	- Tác dụng : làm người đọc tin vào nội dung thuyết minh.
- So sánh là gì ?
- Cho biết tác dụng của phép so sánh.
- Đọc 2e Sgk/128.
- Trả lời.
- Trả lời.
	e. Phương pháp 
so sánh :
	- So sánh 2 sự vật (cùng loại hoặc khác loại).
	- Tác dụng : tăng tính thuyết phục (làm nổi bật các đặc điểm, tính chất của đối tượng).
- Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào.
- Phương pháp phân loại, phân tích là gì ? Nêu 
tác dụng của phương pháp này.
- Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, người viết phối hợp các phương pháp thuyết minh nào ?
- Trả lời :
	+ Huế là sự kết hợp hài hòa của núi, sông, biển.
	+ Huế có công trình kiến trúc.
	+ 
- Trả lời.
- Trả lời.
- Đọc ghi nhớ ý 2 Sgk/128.
	g. Phương pháp phân loại, phân tích :
	- Chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạch, 
từng vấn đề để lần lượt thuyết minh.
	- Tác dụng giúp người đọc hiểu từng mặt của đối tượng 1 cách có hệ thống.
	* Ghi nhớ (ý 2) : Sgk/128.
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập.
- GV gợi ý :
	+ Kiến thức khoa học.
	+ Kiến thức xã hội : 
® Đề cập về nội dung 
gì ?
- GV sửa.
- 1-2 HS trả lời. 
- HS khác nhận xét.
II. Luyện tập :
	1. Chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài Ôn dịch, thuốc lá.
	- Kiến thức khoa 
học : Tác hại của khói thuốc lá với con người.
	- Kiến thức xã hội : Tâm lý lệch lạc của một số người.
- GV yêu cầu HS thảo luận. (Thảo luận nhóm 2HS 1’)
- GV nhận xét.
- Đọc yêu cầu BT2.
- HS nêu.
- HS nhận xét. 
	2. Những phương pháp thuyết minh mà bài Ôn dịch, thuốc lá đã sử dụng để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá là :
	- Phương pháp so sánh.
	- Phương pháp phân tích.
	- Phương pháp số liệu.
	® So sánh, phân tích từng tác hại.
- GV chốt.
- Đọc văn bản Ngã ba Đồng Lộc Sgk/129.
- Trình bày.
- Nhận xét.
	3. Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức như thế nào ? Văn bản Ngã ba Đồng Lộc đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ?
	- Kiến thức :
	+ Lịch sử.
	+ Quân sự.
	+ Cuộc sống của các nữ thanh niên xung phong.
	- Phương pháp :
	+ Số liệu.
	+ Sự kiện.
Ù Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Học thuộc ghi nhớ Sgk/128.
	+ Làm bài tập 4 Sgk/129.
	+ Sưu tầm, đọc thêm các văn bản thuyết minh sử dụng phong phú các phương pháp để học tập.
	+ Đọc kỹ một số đoạn văn thuyết minh hay.
	- Chuẩn bị bài mới : “Bài toán dân số” Sgk/130131.
	+ Đọc văn bản.
	+ Trả lời các câu hỏi 1, 3 và 5 Sgk/131, 132.
	+ Làm bài tập 1, 2 Sgk/132.
	+ Đọc thêm Sgk/132.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 47 Phuong phap thuyet minh.doc