Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tập làm văn: Thuyết minh về một thể loại văn học

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

 - Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

 2. Kỹ năng :

 - Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.

 - Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

 - Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.

 - Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài

300 chữ.

 3. Thái độ : Có ý thức trong việc quan sát và cảm thụ giá trị nghệ thuật của thể loại văn học.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 9945Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tập làm văn: Thuyết minh về một thể loại văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 60
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Tập làm văn
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
	- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
	2. Kỹ năng : 
	- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.
	- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
	- Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.
	- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 
300 chữ.
	3. Thái độ : Có ý thức trong việc quan sát và cảm thụ giá trị nghệ thuật của thể loại văn học.
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Hoạt động nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Để làm bài văn thuyết minh, ta cần làm gì ?
HS : 
	+ Cần tìm hiểu kỹ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó.
	+ Sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp.
	+ Ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
	- Hãy trình bày bố cục của bài văn thuyết minh.
	HS : Bố cục 3 phần.
	+ MB : Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
	+ TB : Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, của đối tượng.
	+ KB : Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Bài này được tiến hành dưới hình thức quan sát một thể loại văn học (thơ thất ngôn bát cú, truyện ngắn,) để thuyết minh. Để làm được điều này HS phải có một số tri thức về hai thể loại văn học đã nêu trên.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Nội dung bài học. 
- GV nêu vấn đề : Muốn làm một bài văn, đầu tiên ta phải đọc kỹ đề và tìm hiểu yêu cầu của đề.
- GV hướng dẫn HS quan sát, nhận diện luật thơ.
- GV treo bảng phụ : bài thơ Vào nhà ngọc Quảng Đông cảm tác.
- Mỗi bài thơ có mấy câu, mỗi câu có mấy 
chữ ? Có thể tùy tiện thêm bớt số câu, số chữ được không ?
- GV giới thiệu : Đây là một trong những thể thơ cổ có nguồn gốc từ Trung Hoa. Số câu và số chữ được quy định bắt buộc, không thể tùy tiện thêm, bớt được.
- Dựa vào kiến thức 
lớp 7, em hãy nhắc lại bố cục của bài thơ TNBC. (Mỗi bài thơ gồm mấy phần ? Mỗi phần gồm mấy câu ? Nêu cụ thể.)
- GV yêu cầu mỗi HS điền 2 câu. (Mỗi tổ 1HS, 4 tổ là 4HS điền 4 phần của bài thơ – Hoạt động nhóm)
- GV lưu ý HS : Thể thơ TNBC có quy luật : “Nhất tam ngũ bất luận –
Nhị tứ lục phân minh”. Có nghĩa là :
	+ Tiếng đứng ở vị trí 1, 3, 5 luật B – T không bắt buộc.
	+ Tiếng đứng ở vị trí 2, 4, 6 thì phải tuân theo quy tắc luân phiên 
B – T – B hoặc T – B – T.
→ Nên khi xét đối niêm giữa các câu phải căn cứ vào tiếng 2, 4, 6.
- Nhận xét quan hệ B – T giữa các câu với nhau.
- GV giới thiệu thêm : Khi xét luật của bài thơ căn cứ vào tiếng thứ hai câu 1 (tiếng thứ hai là thanh B → luật bài thơ là luật B và ngược lại).
- GV nói thêm : Hiệp vần là những tiếng có bộ phận vần giống nhau. 
- Từ đó, hãy cho biết những tiếng hiệp vần trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
- GV nói thêm : Ở thể thơ TNBC, ta thấy thông thường chỉ có một vần, vần này ở cuối câu 1, 2, 4, 6 và 8.
- Trong thơ TNBC ngắt nhịp như thế nào ?
- GV củng cố nhanh cho HS bằng hai bài thơ Đập đá ở Côn Lôn và Qua Đèo Ngang bằng cách GV yêu cầu HS xác 
định : luật vần. 
- GV hướng dẫn HS xây dựng dàn bài của văn thuyết minh về thể thơ TNBC.
- Bài văn thuyết minh có bố cục gồm mấy phần ? Đó là những phần nào ?
- GV : Phần mở bài nêu định nghĩa chung về thể thơ TNBC. (VD : Thơ TNBC là một thể thông dụng trong các thể thơ Đường luật.).
- GV : Phần TB nêu các đặc điểm của thể thơ như số câu, số chữ ; bố cục ; quan hệ B – T giữa các câu (đối, niêm, luật) ; vần ; nhịp điệu.
- 1HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của đề.
- 1HS trả lời :
	+ Kiểu bài là thuyết minh.
	+ Đối tượng thuyết minh là thể thơ TNBC.
- 1HS đọc bài thơ Vào nhà ngọc Quảng Đông cảm tác. 
- HS cả lớp chú ý theo dõi.
- 1HS trả lời.
- 1HS trả lời. 
- 1HS đọc câu 1b/I Sgk/153.
- Mỗi tổ 1HS, 4 tổ là 4HS điền 4 phần của bài thơ.
- HS tổ khác nhận xét.
- HS đọc câu 1c/I Sgk/153.
- 1HS trả lời.
- 1HS trả lời : Vần 
của bài thơ “tù, thù, châu, đâu”.
- 1HS đọc câu 1e/I Sgk/153.
- 1-2 HS trả lời :
	+ Đập đá ở Côn Lôn.
Luật B : Trai.
Vần B : non, hòn, son, con.
	+ Qua Đèo Ngang :
Luật T : Tới.
Vần B : tà, hoa, 
nhà, ta.
- HS trả lời.
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học :
Đề : “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn 
bát cú”.
	1. Quan sát :
	a. Về số câu, số chữ :
	- Số câu : 8.
	- Số chữ : 7.
	b. Bố cục : 4 phần.
	- Đề (câu 1, 2) : Giới thiệu ý và chuyển ý.
	- Thực (câu 3, 4) : Giải thích rõ ý.
	- Luận (câu 5, 6) : Phát triển rộng ý.
	- Kết (câu 7, 8) : Kết thúc ý toàn bài.
	c. Quan hệ B – T 
giữa các câu (căn cứ 
tiếng 2, 4, 6) :
	- Đối : B – T hoặc 
T – B (câu 3 – 4, 5 – 6).
	- Niêm : Cùng thanh B – B hoặc T – T (câu 1 – 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7).
	- Luật bài thơ : Tiếng thứ 2 ở câu 1 (thanh B → luật B, thanh T → luật T).
	d. Vần : Có một vần và vần B (các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8).
	e. Nhịp điệu : 4/3, 2/2/3.
	2. Lập dàn ý :
	a. Mở bài : Nêu định nghĩa chung về thể thơ TNBC.
	b. Thân bài : Nêu các đặc điểm của thể thơ TNBC.
	- Số câu, số chữ trong mỗi bài.
	- Bố cục.
	- Quan hệ B – T giữa các câu.
	- Cách gieo vần của thể thơ.
	- Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ.
- GV nói thêm : Ngoài ra, còn có thể nêu nhận xét ưu khuyết điểm (hài hòa cân đối nhưng gò bó, nhiều ràng buộc).
- Phần kết bài : Có thể nêu vị trí, vai trò của 
thể thơ.
- Tóm lại, muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học, chúng ta cần những việc gì ?
- 1HS đọc ghi nhớ Sgk/154.
	c. Kết bài : Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
* Ghi nhớ : Sgk/154.
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập.
- Hướng dẫn HS dựa vào phần gợi mở của BT2 để làm BT1. Yêu cầu HS lấy dẫn chứng từ tác phẩm Lão Hạc.
- GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
- 1HS đọc yêu cầu của BT1.
- 3HS trả lời : Mỗi HS trả lời một phần trong bố cục của bài văn.
- HS khác nhận xét.
II. Luyện tập :
	1. Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn
	a. Mở bài : Giới thiệu chung về truyện ngắn.
	b. Thân bài : Nêu đặc điểm chính của truyện ngắn.
	- Dùng lời kể và lời miêu tả để thông báo thời gian và gợi ra đặc điểm tính cách của nhân vật, phân tích tâm lý nhân vật.
	- Có cốt truyện, nghĩa là có các sự kiện, biến cố nối tiếp nhau, dẫn đến đỉnh điểm mâu thuẫn buộc phải giải quyết.
	- Có nhân vật : số lượng nhân vật ít hơn truyện dài, tính cách, số phận của nhân vật được thể hiện thông qua hình dáng, suy nghĩ của nhân vật.
	- Ngôn ngữ đa dạng phong phú : có ngôn ngữ của người kể chuyện, của nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm
	- Dung lượng : ngắn gọn, câu chuyện được miêu tả ở một thời gian, không gian nhất định.	
	c. Kết bài : Nêu vai trò của truyện ngắn.
Ù Hoạt động 6 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Học thuộc ghi nhớ Sgk/154.
	+ Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh một thể loại văn học tự chọn.
	+ Đọc thêm tài liệu tham khảo thuyết minh một thể loại văn học.
	- Chuẩn bị bài mới : “HDĐT : Muốn làm thằng Cuội” Sgk/155157.
	+ Đọc văn bản Sgk/155.
	+ Tìm hiểu chú thích Sgk/155, 156.
	+ Tìm hiểu văn bản :
	* Câu 1, 2 :
 Lời tâm sự như lời than với chị Hằng.
 Tâm trạng chán trần thế của Tản Đà.
	* Câu 3, 4 và 5, 6 :
 “Ngông” là gì ?
 Cái “Ngông” của Tản Đà ?
	* Câu 7, 8 : Tìm nghĩa của từ “cười”.
	+ Xác định yếu tố nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 60 Thuyet minh ve mot the loai van hoc.doc