A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức :
- Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
- Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
- Yêu cầu của bài văn thuyết minh (về nội dung, ngôn ngữ ).
2. Kỹ năng :
- Nhận biết văn bản thuyết minh ; phân biệt văn bản thuyết minh và các kiểu văn bản đã học trước đó.
- Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các môn học khác.
3. Thái độ : Có ý thức trong việc phân biệt sự khác biệt của văn thuyết minh với các loại văn bản đã học.
Tuần 11 Tiết 43 Ngày dạy : - 8A1: // - 8A2: // - 8A3: // Tập làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức : - Đặc điểm của văn bản thuyết minh. - Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh. - Yêu cầu của bài văn thuyết minh (về nội dung, ngôn ngữ). 2. Kỹ năng : - Nhận biết văn bản thuyết minh ; phân biệt văn bản thuyết minh và các kiểu văn bản đã học trước đó. - Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các môn học khác. 3. Thái độ : Có ý thức trong việc phân biệt sự khác biệt của văn thuyết minh với các loại văn bản đã học. B/ CHUẨN BỊ : - GV : + Bảng phụ ghi đoạn văn trong câu hỏi (câu 2) KTBC. + Đọc thật kỹ các văn bản đã nêu trong bài học. + Sgk, giáo án. - HS : + Đọc trước các văn bản đã nêu trong bài học. + Tìm hiểu bài trước khi đến lớp. C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống + thảo luận nhóm + suy nghĩ sáng tạo. D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : - Trong văn kể chuyện, người kể dùng những ngôi nào để kể ? - Đoạn văn sau kể theo ngôi nào ? Vì sao em biết ? “Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu, vua cha yêu thương Mị Nương rất mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.”. HS : Đoạn văn trên kể theo ngôi thứ ba. Vì người kể giấu mình, kể câu chuyện diễn ra một cách khách quan. 2. Bài mới : Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới. Ở lớp 6, các em đã được học văn bản tự sự, lớp 8 các em lại tiếp tục được học kiểu bài này nhưng với yêu cầu cao hơn. Đó là văn bản tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. Tiết luyện nói vừa qua đã kết thúc phần tìm hiểu kiểu bài tự sự. Hôm nay, trong tiết học này, các em sẽ được tìm hiểu một kiểu bài khác – kiểu bài thuyết minh. Văn bản thuyết minh có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì sao vậy ? Tìm hiểu các văn bản thuyết minh mẫu trong bài học này các em sẽ giải đáp được điều đó. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS BÀI HS GHI Ù Hoạt động 2 : Nội dung bài học. (Phân tích tình huống) - GV gọi 3HS đọc ba văn bản 1/I Sgk/114, 115. - Ba văn bản 1a, b, c/I Sgk/114, 115, mỗi văn bản trên trình bày điều gì ? - GV nhận xét, bổ sung. - Em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu ? - Trong thực tế khi nào ta dùng loại văn bản đó ? Dùng loại văn bản này để làm gì ? - Tìm hiểu các đặc điểm chung của văn bản thuyết minh. (Thảo luận nhóm 2HS 1’) - Các văn bản 1a, b, c/I Sgk/114, 115 có thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) không ? Tại sao ? - Mỗi HS đọc một văn bản. - 3HS trả lời : Mỗi HS trả lời yêu cầu của một văn bản. - Nhận xét. - Gặp nó ở trong đời sống của con người : trong nhà trường, trong buôn bán kinh doanh, trong sách vở - Nêu ví dụ. - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm phát biểu : ba văn bản trên không phải là văn bản miêu tả, biểu cảm, nghị luận, tự sự. Vì : I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh : 1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người : VD : 1/I Sgk/114, 115. - Cây dừa Bình Định : Nêu rõ lợi ích riêng của cây dừa ; cái riêng này gắn liền với những đặc điểm của cây dừa Bình Định. - Tại sao lá cây có màu xanh lục ? Giải thích về tác dụng của diệp lục đối với màu xanh đặc trưng của lá cây. - Huế : Giới thiệu Huế là trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm riêng rất độc đáo. ® Khi nào cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng (sự vật, sự việc, sự kiện) thì ta dùng văn bản thuyết minh. 2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh : + Tự sự : có sự việc, nhân vật. + Miêu tả : trình bày chi tiết cụ thể về sự vật, con người. + Nghị luận : có luận điểm, luận cứ, luận chứng. + Biểu cảm : bộc lộ cảm xúc. - GV tóm lại : Đây là một kiểu văn bản khác, gọi là văn bản thuyết minh. - Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh là gì ? - Các văn bản trên (1a, b, c/I Sgk/114, 115), đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào ? - Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì ? Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Suy nghĩ sáng tạo) - GV chốt, cho HS ghi vào vở. - Trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. - Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn. - 1HS đọc ghi nhớ Sgk/117. - 1-2 HS đọc 2 văn bản BT1/II Sgk/117, 118 và thực hiện yêu cầu BT1. - Nhận xét. - Trình bày đặc điểm tiêu biểu của đối tượng. - Trình bày một cách khách quan (không có hư cấu, tưởng tượng và tránh bộc lộ cảm xúc chủ quan), xác thực. * Ghi nhớ : Sgk/117. II. Luyện tập : 1. Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không ? Vì sao ? a. Cung cấp kiến thức lịch sử. b. Cung cấp kiến thức sinh vật. ® a, b là 2 văn bản thuyết minh. - GV nhận xét. - 1HS đọc yêu cầu và trả lời câu hỏi BT2. - Nhận xét. 2. Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” thuộc loại văn bản nào ? Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì ? - Kiểu văn bản : Thông tin về ngày trái đất năm 2000 là văn bản nhật dụng, thuộc kiểu văn nghị luận. - Tác dụng : Đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường, nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác dụng của bao bì ni lông, làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao. - GV nêu yêu cầu BT3. - GV nhận xét. - Thảo luận nhóm 2HS. - 1-2 HS trả lời. - Nhận xét. 3. Các văn bản khác cũng cần phải sử dụng yếu tố thuyết minh vì : - Tự sự : Giới thiệu sự việc, nhân vật. - Miêu tả : Giới thiệu cảnh vật, con người. - Biểu cảm : Giới thiệu đối tượng gây cảm xúc. - Nghị luận : Giới thiệu luận điểm, luận cứ. Ù Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học. - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : Tìm đọc thêm các văn bản thuyết minh. - Chuẩn bị bài mới : “Ôn dịch, thuốc lá” Sgk/118120. + Đọc văn bản Ôn dịch, thuốc lá. + Xem chú thích Sgk/121. + Thực hiện câu hỏi tìm hiểu bài : 1, 4 Sgk/121, 122. + Làm BT2 Sgk/122. µ * Rút KN : .............. ................................. ................................. .................................
Tài liệu đính kèm: