Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tiếng Việt: Ôn tập Tiếng Việt

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 Hệ thống các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kỳ I.

 2. Kỹ năng : Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kỳ I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.

 3. Thái độ : Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

B/ CHUẨN BỊ :

- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.

- HS : Ôn tập tốt các nội dung lý thuyết, bài tập nêu trong Sgk/157, 158.

C/ PHƯƠNG PHÁP : Thực hành có hướng dẫn + học theo nhóm.

D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

  Bài mới :

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 10137Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tiếng Việt: Ôn tập Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tiết 62
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Tiếng Việt
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	Hệ thống các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kỳ I. 
	2. Kỹ năng : Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kỳ I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản. 
	3. Thái độ : Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.
- HS : Ôn tập tốt các nội dung lý thuyết, bài tập nêu trong Sgk/157, 158.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Thực hành có hướng dẫn + học theo nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	Ù Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Vừa qua, các em đã học xong chương trình Tiếng Việt ở HK1 (lớp 8) và cũng đã kiểm tra một tiết (tiết 59). Hôm nay, trong tiết học này, các em sẽ ôn tập để củng cố các kiến thức đã học về từ vựng và ngữ pháp đã học ở HK1.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Hướng dẫn ôn tập từ vựng.
- Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng và một từ ngữ có nghĩa hẹp ?
- Thế nào là trường từ vựng ? Tập hợp các từ sau đây thuộc trường từ vựng gì ? (hiền lành, độc ác, vui vẻ,).
- Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì ?
- Hãy nêu tác dụng của 
từ tượng hình, từ 
tượng thanh.
- Thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội ? Hãy xác định từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong VD sau :
	+ Cây viết của bạn 
rất đẹp.
	+ Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.
- Khi sử dụng biệt ngữ 
xã hội cần chú ý đến 
điều gì ?
- Nói quá là gì ?
- Tác dụng của nói quá ?
- 1-2 HS trả lời :
	+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ đó.
	+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ 
đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- 1HS trả lời :
	+ Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
	+ Thuộc trường tính nết con người.
- 1-2 HS :
	+ Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
	+ Từ tượng thanh : là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- 1HS : Từ tượng hình, từ tượng thanh có tác dụng gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao ; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
- 1-2 HS trả lời :
	+ Từ ngữ địa phương : là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
	+ Biệt ngữ xã hội : là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp nhất định.
	+ (Cây) viết : là từ ngữ địa phương.
	+ Trẫm : là biệt ngữ 
xã hội.
- 1HS trả lời : Sử dụng phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
- 1HS trả lời : Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc, hiện tượng được miêu tả.
- 1HS trả lời : Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
I. Từ vựng :
	1. Lý thuyết :
	- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
	- Trường từ vựng.
	- Từ tượng hình, từ 
tượng thanh.
	- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
	- Nói quá.
- 1HS trả lời : Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác qua đau buồn, ghê sợ, nặng 
nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
	- Nói giảm nói tránh.
- GV treo bảng phụ sơ đồ Sgk/157.
- Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên. Cho biết trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung ? 
- GV lưu ý HS : Khi giải thích nghĩa của những từ ngữ có nghĩa hẹp hơn so với một từ ngữ khác, 
ta thường xác định được từ ngữ có nghĩa rộng 
hơn (cấp độ khái quát 
cao hơn).
- GV nhận xét, chốt.
- VD : 
Con rận bằng con ba ba.
Đêm nằm nó ngáy cả nhà 
thất kinh. 
(Ca dao)
.
- GV nhận xét. 
Ù Hoạt động 2 : Hướng dẫn ôn tập ngữ pháp.
- Trợ từ, thán từ là gì ?
- Thế nào là tình thái từ ?
- 1HS điền từ ngữ thích hợp vào sơ đồ.
- 4HS giải thích :
	+ Truyền thuyết : TDG về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kỳ.
	+ Truyện cổ tích : TDG kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em, dũng sĩ) có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
	+ Truyện ngụ ngôn : TDG mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
	+ Truyện cười : TDG dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích.
Þ Từ ngữ chung trong phần giải thích nghĩa của những từ ngữ trên là truyện dân gian, tức là 
từ ngữ có nghĩa rộng 
hơn (cấp độ khái quát 
cao hơn).
- HS khác nhận xét.
- 2HS đại diện nhóm 1, 2 trình bày bảng phụ trên bảng.
- HS nhóm khác nhận xét.
- 2HS đại diện nhóm 3, 4 trình bày bảng phụ trên bảng. (Học theo nhóm)
- HS nhóm khác nhận xét.
- 3HS trả lời :
	+ Trợ từ : là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
	+ Thán từ : là những từ ngữ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
	+ Tình thái từ : là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
	2. Thực hành :
	a. Điền từ ngữ thích hợp vào nhiều ô trống.
TDGGG
TCT
TTT
TC
TNN
	b. Tìm trong ca dao Việt Nam 2VD về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.
	- Tiếng đồn cha mẹ anh hiền.
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi. 
(Ca dao)
	- Ước gì sông hẹp 
một gang.
	Bắc cầu vải yếm cho chàng sang chơi. 
(Ca dao)
	c. Viết hai câu trong đó một câu dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.
	- Cô ấy có thân hình thon thả.
	- Ngoài vườn, chim hót líu lo.
II. Ngữ pháp : 
	1. Lý thuyết :
	- Trợ từ, thán từ.
	- Tình thái từ.
- Nêu tên các loại thán 
từ chính.
- 1HS nêu : 2 loại chính.
	+ Thán từ bộc lộ tình cảm cảm xúc (a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi).
	+ Thán từ gọi đáp (này, ơi, vâng, dạ, ừ).
- Tình thái từ có những loại nào đáng chú ý ?
- Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì ?
- Câu ghép là gì ? Cách nối các vế câu trong 
câu ghép ?
- GV nhận xét, chốt.
- 1HS nêu : 4 loại đáng chú ý.
	+ Tình thái từ nghi vấn : a, ư, hả, hử, chứ, chăng
	+ Tình thái từ cầu 
khiến : đi, nào, với
	+ Tình thái từ cảm 
thán : thay, sao
	+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm : ạ, nhé, cơ mà
- 1HS : Khi nói, khi viết cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,..).
- 2HS :
	+ Câu ghép : là những câu do hai hoặc nhiều cụm 
C – V không bao chứa nhau tạo thành.
	+ Cách nối các vế câu : 
2 cách.
Dùng những từ có tác dụng nối : Nối bằng 
một qht ; nối bằng một cặp qht ; nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
Không dùng từ 
nối : Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
- HS khác nhận xét, 
bổ sung.
	- Câu ghép.
- GV nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV nhận xét.
- 2HS đại diện nhóm 3, 4 trình bày bảng phụ trên bảng. (Thực hành có hướng dẫn).
- HS nhận xét.
- 1HS thực hiện BTb.
- HS khác nhận xét.
- 1-2 HS thực hiện BTc.
- HS khác nhận xét.
	2. Thực hành :
	a. Viết hai câu trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một 
câu có dùng trợ từ và thán từ.
	- Cây bút bi giá đến 30.000 đồng à ?
	- Vâng, chính con đã làm vỡ lọ hoa.
	b. Xác định câu 
ghép : Câu đầu tiên 
(câu 1) là câu ghép.
	- Có thể tách câu ghép trên thành 3 câu đơn.
	- Nhưng khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ, sự liên tục của 3 sự việc dường như không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành 3 vế của câu ghép.
	c. Xác định câu ghép và cách nối các vế câu.
	- Xác định câu ghép : Câu 1 và câu 3 là câu ghép.
	- Các vế câu đều được nối với nhau bằng quan hệ từ.
	+ Câu 1 : cũng như.
	+ Câu 3 : bởi vì.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Ôn lại tất cả các bài Tiếng Việt trong HK1 (Cho VD minh họa cho từng kiến thức của bài học).
	+ Nhận diện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh, của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong một đoạn văn bản.
	- Chuẩn bị bài mới : “Ông đồ” Sgk/8, 9 (Ngữ văn 8, tập 2).
	+ Đọc văn bản.
	+ Trả lời các câu hỏi 1, 2 và 4 Sgk/10 (Ngữ văn 8, tập 2).
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 62 On tap Tieng Viet.doc