Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Văn bản Đập đá ở côn lôn

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX.

 - Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan

Châu Trinh.

 - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.

 2. Kỹ năng :

 - Đọc – hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

 - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.

 - Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.

 3. Thái độ : Có ý thức học tập tấm gương của Phan Châu Trinh và HCM về bản lĩnh cách mạng.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2143Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Văn bản Đập đá ở côn lôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 57
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Bài 14, 15
Văn bản
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
 Phan Chu Trinh
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX.
	- Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan 
Châu Trinh.
	- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
	2. Kỹ năng : 
	- Đọc – hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
	- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
	- Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.
	3. Thái độ : Có ý thức học tập tấm gương của Phan Châu Trinh và HCM về bản lĩnh cách mạng.
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Sgk + giáo án + ảnh chân dung của Phan Châu Trinh + bảng phụ.
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Động não + thảo luận nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Cho biết vài nét về tác giả Phan Bội Châu.
	- Thể thơ của bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông ? Nêu đặc điểm của thể thơ đó.
	- Đọc thuộc lòng bài thơ.
	- Bài thơ có nội dung chính là gì ? Tư tưởng chính của hai câu cuối bài thơ ?
	- Qua bài thơ, nêu một vài suy nghĩ của em về những người như Phan Bội Châu.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Phan Châu Trinh cũng như Phan Bội Châu – là nhà nho yêu nước, nhà cách mạng lớn ở nước ta đầu thế kỷ XX. Tìm hiểu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn các em sẽ hiểu rõ hơn về phẩm chất tốt đẹp của Phan Châu Trinh. (GV giới thiệu ảnh chân dung của tác giả)
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về văn bản.
I. Tìm hiểu chung :
- Đọc chú thích và cho biết những nét chính về tác giả.
- HS trình bày.
	1. Tác giả : Phan Châu Trinh (1872 – 1926) quê ở tỉnh Quảng Nam ; tham gia hoạt động cứu nước rất sôi nổi những năm đầu thế kỷ XX. Văn chương của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và tinh thần dân chủ.
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.
	2. Hoàn cảnh sáng 
tác : Tác phẩm ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và đày ra Côn Đảo.
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết
văn bản. 
II. Đọc – hiểu văn bản :
- Giọng đọc : Chú ý thể hiện khẩu khí ngang tàng, giọng điệu hào hùng, phấn chấn của tác giả, nhịp thơ 4/3 ; câu 1, 2, 3, 4 nhịp 2/2/3.
- 2HS đọc.
- GV nhận xét.
- Lưu ý : Lối nói ngụ ý của các chú thích 4, 5 và 6.
- Cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào. Nêu đặc điểm của thể thơ đó.
- Côn Lôn là hòn đảo ở đâu ? Em biết gì về nơi đây ?
- Côn Đảo – nơi thực dân Pháp lập nhà tù để làm nơi giam giữ các chiến 
sĩ cách mạng – nơi đây được mệnh danh là chuồng cọp – là “địa ngục trần gian”).
- Đập đá có thể là việc bình thường, nhưng việc đập đá ở Côn Lôn có bình thường không ? Vì sao ?
- Em hiểu như thế nào về từ “làm trai” được dùng ở đây là gì ?
- GV giải thích cho HS về quan niệm nhân sinh truyền thống “làm trai”. Đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt, dám chống chọi với gian nguy để chiến thắng.
- Tư cách làm trai đó đã làm sáng lên phẩm chất nào của người yêu nước trong bài thơ này ?
- Từ hai câu thơ tiếp theo, hãy cho biết : 
	+ Công việc đập đá được gợi tả như thế nào ?
	+ Hình dung của em về tính chất thực của công việc đập đá này.
- Bốn câu thơ đầu tả thực cảnh lao động khổ sai rất cực nhọc. Nhưng với hành động dũng mãnh xách búa đánh tan và ra tay đập bể thì việc đập đá ở Côn Lôn mang một ý nghĩa khác. Theo em đó là ý nghĩa gì ?
- Nhận xét về giọng điệu, cách dùng từ, phép đối trong bốn câu thơ đầu và tác dụng của chúng. 
- HS trả lời : Công việc không bình thường, Vì đây là công việc khổ sai, buộc tù nhân phải làm.
- HS tự bộc lộ.
- HS trả lời :
	+ Có khí phách hiên ngang.
	+ Không sợ nguy nan.
- Dùng tay cầm búa (xách búa, ra tay) đập đá thành hòn (mấy trăm hòn), thành đống (năm bảy đống).
- HS trình bày ý kiến.
- Nghệ thuật : 
	+ Giọng điệu hùng tráng, sôi nổi.
	+ Dùng động từ mạnh (đánh tan, đập bể).
	+ Đối ở câu 3 và 
câu 4.
® Gợi tả công việc đập đá, diễn tả khí phách hiên ngang của con người.
	1. Bốn câu thơ đầu 
(2 câu đề và 2 câu thực) : Công việc đập đá.
Làm trai đứng giũa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
® Có khí phách hiên ngang, không sợ nguy nan.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy 
trăm hòn.
® Công việc nặng nhọc, khối lượng lớn, chỉ dành cho tù khổ sai.
Þ Ý nghĩa tinh thần : Khí phách hiên ngang, dám đương đầu, vượt lên, chiến thắng thử thách, gian khổ.
- Những câu thơ này đã bộc lộ những suy nghĩ gì của tác giả ?
- Từ chú thích 4, 5 trong Sgk/149, em hiểu cảm nghĩ nào của con người được biểu hiện trong hai câu thơ luận ? 
- Phép đối trong cặp câu này có tác dụng gì ? Từ 
đó toát lên phẩm chất cao quý nào của người tù yêu nước ?
- Hai câu thơ kết nói về việc gì ?
- Công việc vá trời là công việc gì ? Và việc con con là việc gì ? 
- Tự thấy mình là kẻ vá trời lỡ bước, điều đó cho thấy con người ở đây nghĩ gì về bản thân ?
- Lời thơ có cấu trúc đối lập : một bên là những kẻ vá trời (việc lớn) với một bên là việc cỏn con (việc nhỏ mọn). Sự đối lập này có ý nghĩa gì ?
- Đọc tiếp 4 câu thơ cuối.
- HS dựa vào chú thích phát biểu.
- HS trả lời.
- HS theo dõi cặp câu kết của bài thơ.
- Những người có gan làm việc lớn, khi phải chịu cảnh tù đày chỉ là việc nhỏ, không có gì đáng nói.
- Tự hào, kiêu hãnh về công việc to lớn mà mình đeo đuổi, xem thường việc tù đày.
- Đối lập (vá trời >< việc con con) con đường mà tác giả đang hoạt động đầy gian lao thì so với việc đập đá thì chỉ là việc con con.
	2. Bốn câu thơ cuối 
(2 câu luận và 2 câu kết) : Cảm nghĩ từ việc đập đá.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
® Tự thấy mình có tấm thân dày dạn, phong trần, tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng đổi chí trước mọi gian lao, thử thách.
Þ Sức chịu đựng mãnh liệt cả thể xác lẫn tinh thần, trung thành với lý tưởng yêu nước.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con !
® Đối lập (vá trời >< việc con con) Þ Khẳng định lý tưởng yêu nước lớn lao mới là điều quan trọng nhất.
	3. Nghệ thuật : 
- Nêu nhận xét về nghệ thuật của văn bản. 
- Nêu nhận xét.
	- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất 
đa nghĩa.
- Tác giả đã sử dụng bút pháp gì để thể hiện khí phách của người chí sĩ yêu nước ? Khí phách đó là 
gì ?
- HS trả lời.
	- Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng.
- Những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ là gì ? Nó có tác dụng gì trong việc thể hiện tầm vóc lớn lao của người anh hùng cách mạng ?
- HS trả lời.
	- Sử dụng thủ pháp đối lập, nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc lớn lao của người anh hùng cách mạng.
	4. Ý nghĩa văn bản : 
- Ý nghĩa của văn bản là 
gì ?
- 1HS nêu ý nghĩa của văn bản.
	Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lý tưởng của người chí sĩ cách mạng.
- So sánh nội dung và tư tưởng thể hiện trong hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và bài thơ Đập đá ở Côn Lôn (cả hai bài thơ đều là 
của những chí sĩ yêu 
nước, tinh thần, ý chí phi thường ; đều thể hiện niềm tin vào con đường mình chọn, coi thường gian nguy tù đày).
- HS so sánh đối chiếu trình bày ý kiến.
Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. 
- Từ đó, giúp em hiểu thêm những điều cao quý nào về con người Phan Châu Trinh cũng như các nhà yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỷ 
XX ? (Động não/Lồng ghép tư tưởng HCM)
- HS thảo luận nhóm 4HS 2’ trình bày : Tin tưởng mãnh liệt ở sự nghiệp yêu nước của mình. (Thảo luận)
III. Tổng kết : Ghi nhớ Sgk/150.
- 1-2 HS đọc ghi nhớ Sgk/150.
Ù Hoạt động 5 : Luyện tập.
- HS đọc diễn cảm bài thơ.
- Qua cả hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, hãy trình bày lại những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà Nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX.
- HS trình bày : 
	+ Họ là những nhà nho yêu nước, những chí sĩ, lãnh tụ cách mạng nổi tiếng ở nước ta đầu thế kỷ XX. 
	+ Những người anh hùng từng có thời lỡ bước sa cơ, phải tạm dừng chân ở chốn ngục tù.
	+ Tư thế hào hùng, phong thái ung dung, lạc quan tin tưởng của người vượt lên hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm trong chốn tù đày, không những giữ vững tinh thần, phẩm chất mà còn sẵn sàng chấp nhận và vượt lên hoàn cảnh, quyết chí thực hiện hoài bão, lý tưởng cứu nước, cứu dân.
Ù Hoạt động 6 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Đọc diễn cảm bài thơ.
	+ Học thuộc lòng ghi nhớ Sgk/150.
	+ Ôn lại các đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
	+ Sưu tầm một số tranh ảnh và thơ văn về Côn Đảo hoặc nhà tù thực dân để hiểu rõ hơn văn bản.
	+ Phát biểu cảm nhận riêng về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn, ý chí chiến đấu và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ rơi vào vòng tù ngục. 
	- Chuẩn bị bi mới : “Ôn luyện về dấu câu” Sgk/150152.
	+ Ôn tập về dấu câu (lớp 6, 7, 8).
	+ Dựa vào kiến thức đã học về ba dấu câu ở lớp 8 (dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép) để phát hiện các lỗi thường gặp về dấu câu ở các ví dụ 1, 2, 3, 4 Sgk/151.
	+ Luyện tập : bài tập 1, 2 Sgk/152.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 57 Dap da o Con Lon.doc